1.1. Lý luận chung về văn hóa và văn hóa gia đình
1.1.4. Khái niệm truyền thống và gia đình truyền thống
Khái niệm truyền thống
Littres quan niệm:
Truyền thống là sự giao một cái gì đó cho một người nào đó; là sự lưu truyền những sự kiện lịch sử, những thuyết tôn giáo, những truyền thuyết từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền khẩu, thành văn hoặc khơng có bằng cớ chính thức; là tất thảy những gì người ta biết hoặc làm theo, tức là bằng một sự lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như ở lời nói hay làm mẫu [2, tr.3].
Truyền thống đóng vai trị quan trọng trong việc gìn giữ những giá trị của dân tộc được hình thành trong lịch sử truyền lại cho các thế hệ sau noi theo, có thể là một cái gì đó vơ hình hay hữu hình và sự truyền lại đó khơng chỉ nguyên vẹn mà người sau tiếp thu nó thường bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn. Ví dụ như truyền thống yêu nước của dân tộc được nảy sinh trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình; khi chiến tranh “truyền thống yêu nước” là hợp sức, đoàn kết nhau để đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi nước nhà, trong thời đại hịa bình truyền thống đó vẫn được ca tụng, tiếp nối các thế hệ đi trước nhưng được thể hiện ở việc không ngừng học tập, lao động sản xuất, xây dựng đất nước phồn vinh, thịnh vượng “sánh vai với các cường quốc, năm châu” như lời Bác Hồ đã căn dặn.
Có nhiều quan niệm khác nhau về truyền thống, ta có thể hiểu đó là tất cả những gì được hình thành trong đời sống con người và lặp đi lặp lại qua nhiều thế hệ trở thành những thói quen đạt đến chuẩn mực có giá trị.
Mỗi cộng đồng, dân tộc khác nhau lại có những truyền thống khác nhau, tồn tại cùng lịch sử cộng đồng đó, dân tộc đó; ra đời từ trong hoạt động hàng ngày của con người, trong mối quan hệ giữa con người với xã hội, với môi trường tự nhiên được con người thừa nhận là có giá trị và thực hiện một cách tự giác, chính vì vậy nó được lưu truyền qua các thế hệ và được con người tìm mọi cách để gìn giữ và phát huy nó.
Gia đình truyền thống
Gia đình truyền thống gồm nhiều thế hệ cùng chung sống theo hình thức “tam, tứ, ngũ đại đồng đường”. Nền văn minh nông nghiệp là cơ sở ra đời và tồn tại gia đình truyền thống được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thường định cư ở vùng nơng thơn; nói như vậy khơng có nghĩa ở thành thị khơng có kiểu gia đình truyền thống, mà ở đây chúng tôi nghiên cứu một định chế gắn liền với nền nông nghiệp cổ truyền của dân tộc. Cũng có quan niệm cho rằng gia đình truyền thống đơi khi được hiểu là “gia đình nho giáo”, điều này chưa hồn tồn đúng tuy nhiên nghiên cứu về bản chất gia đình truyền thống ta thấy: Nông nghiệp, nông thôn, nho giáo là những đặc trưng rất cơ bản trong kiểu gia đình truyền thống.
Tâm lý người Việt từ xa xưa, đặc biệt những người cao tuổi thường mong muốn con cháu quây quần bên nhau. Ưu điểm của gia đình truyền thống là bảo lưu được văn hóa truyền thống, những phong tục tập quán tốt đẹp, tập tục, lễ nghi, lễ giáo, gia đạo, giúp đỡ nhau trong tất cả các lĩnh vực vật chất và tinh thần, chăm sóc người già, giáo dục con trẻ. Tuy nhiên, sự khác nhau về quan điểm sống, về tuổi tác, thói quen cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đối với gia đình truyền thống bên cạnh việc gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp thì nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời vẫn lưu giữ một cách bảo thủ.