2.1. Những nhân tố tác động đến sự hình thành văn hoá gia đình truyền
2.1.3. Văn hóa thơn, bản cổ truyền
Thôn, bản người Tày ở Bạch Thông vốn tiềm ẩn và chứa đựng nhiều bản sắc văn hóa, trong đó có những nét văn hóa đặc trưng riêng biệt và khó tách rời. Một trong những nét văn hóa đẹp, chính là ý thức cộng đồng được thể hiện rất rõ ở tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau. Chẳng thế mà tinh thần “Tắt lửa, tối đèn có nhau”, “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân” luôn được phát huy trên mọi phương diện của đời sống xã hội, trở thành vốn văn hóa lâu đời… Người dân trong làng xã, một phần sống theo lệ làng, một phần sống theo đạo lý, theo giáo dục còn một phần lại sống theo dư luận và tự mình điều chỉnh ứng xử với dư luận xã hội đó. Ý thức cộng đồng làng xã góp phần tạo nên ý thức tự tơn dân tộc, tạo nên hệ giá trị văn hóa truyền thống của người Tày, được phát huy qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Nơi đây còn là miền đất của các lễ hội lồng tồng truyền thống. Đây là hoạt động văn hóa, tín ngưỡng được tổ chức vào dịp đầu năm mới, để cúng tế Thần Nông - vị thần cai
quản ruộng đồng, với mong muốn mùa màng bội thu, đời sống sung túc, bản làng ấm no, cầu sức khỏe và hạnh phúc cho mọi người dân trong thôn bản.
Hội tổ chức ngoài trời, trên một thửa ruộng lớn gọi là Lồng tồng (xuống
đồng). Tất cả gia đình tham dự hội đều mang theo cỗ để làm lễ vật cúng thần đất,
thần núi, Thần Nơng; đó là những mâm cỗ thịnh soạn, trình bày đẹp; là lễ hội quan trọng nhất của người Tày nơi đây nên mọi người đều mặc trang phục dân tộc đẹp nhất, các bà, các cô được tô điểm bằng đồ trang sức quí nhất. Hội thường diễn ra trong một ngày, có nơi kéo dài đến hai ngày. Các xã không tổ chức hội một cách đồng loạt để cịn có dịp dự hội ở các bản láng giềng gần xa, cho nên hàng chục hội lồng tồng được tổ chức luân phiên, bắt đầu từ ngày mồng 2 Tết nguyên đán cho đến rằm tháng giêng.
Người chủ trì hội xướng bài mo cúng chư thần rồi tuyên bố phá cỗ . Gia
đình nào có cỗ thịnh soạn và mời được nhiều khách dự hội đến thưởng thức cỗ nhà mình thì xem đó là điều may mắn cho cả năm. Có nơi các vị bơ lão được mời đi
thưởng cỗ, có thanh niên gái trai đi theo múa hát, chúc cho từng gia đình vạn sự
tốt lành. Ăn cỗ xong, mọi người tiếp tục ca hát và tham gia các trò chơi dân gian ném còn, kéo co, đánh quay, đánh đu...