Văn hóa giáo dục trong gia đình

Một phần của tài liệu Văn hoá gia đình truyền thống của người tày ở huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 52 - 57)

2.2. Diện mạo văn hóa gia đình truyền thống của người Tày ở huyện Bạch

2.2.2. Văn hóa giáo dục trong gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nịi giống, là mơi trường quan trọng hình thành, ni dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giáo dục trong gia đình giữ một vai trị rất quan trọng đến việc hình thành nhân cách trẻ, tạo ra mơi trường an tồn, lành mạnh để trẻ có thể phát triển tồn diện về thể chất lẫn tinh thần.

Nhấn mạnh về vai trò của giáo dục trong gia đình, một nhà nghiên cứu đã viết:

Văn hóa gia đình được hình thành trong q trình cùng nhau sinh sống giữa các thành viên trong gia đình trải qua các thế hệ. Gia đình là tế bào của xã hội, đồng thời cũng là một thiết chế xã hội. Gia đình vừa tạo dựng nên xã hội, lại vừa biến đổi cùng sự biến đổi của xã hội. Văn hóa gia đình có ảnh hưởng vô cùng quan trọng tới sự trưởng thành của một con người từ khi còn là đứa trẻ nhỏ. Coi trọng giáo dục văn hóa trong gia đình ở tất cả các khía cạnh sẽ tạo ra một mơi trường phát triển lành mạnh, toàn diện cho con trẻ [49, tr.82].

Từ xa xưa, người tày ở huyện Bạch Thông đã rất coi trọng vấn đề giáo dục “dạy con từ thủa còn thơ”, người ta quan niệm con người được sinh ra và hình thành nhân cách ngay từ trong chính ngơi nhà của mình và cha mẹ là những người đầu tiên dạy dỗ, giáo dục, rèn luyện cho con về mọi mặt.

Điều đầu tiên có thể nói, trong tâm thức non nớt của đứa trẻ, cha mẹ là những người hồn hảo, là hình mẫu để bắt chước vì thế cha mẹ là tấm gương phản chiếu để con cái học tập noi theo; sau khi sinh ra người đầu tiên đứa trẻ được tiếp xúc là mẹ, được hưởng dòng sữa ngot ngào của mẹ, được mẹ ôm ấp, hát ru khi ngủ, được ủ ấm mỗi khi đông lạnh về và quạt mát khi hè sang; mẹ cũng là người dạy con lời ăn tiếng nói, dìu dắt con chập chững bước đi. Người mẹ trong gia đình là chỗ dựa về mặt tinh thần, tâm lý; là biểu tượng của ngọn lửa sưởi ấm sự yêu thương trong gia đình và dành tình cảm vơ tận cho các con. Cịn người cha là trụ cột trong gia đình, là hình ảnh về sức mạnh, sự quyết đoán để con cái học tập. Bên cạnh đó, sự hiện diện của những người ơng, người bà trong gia đình truyền thống cũng giữa một vai trị quan trọng trong giáo dục, hình thành nhân cách con trẻ; như đã phân tích ở trên về mối quan hệ giữa ông bà và cháu, chúng ta thấy cùng với bố mẹ thì ơng bà là những người thương yêu, đùm bọc và chăm lo cho các cháu một

cách tuyệt đối. Các bậc ông bà, cha mẹ ln dạy bảo, khuyến khích, tạo điều kiện cho con cháu học chữ, học nghề; giáo dục con cháu về ý thức lao động, tôn ti trật tự gia đình và đạo lý xã hội nhằm con cháu thể hiện là người con có gia giáo. Ngồi ra bầu khơng khí trong gia đình là yếu tố quan trọng tác động đến tâm lý đứa trẻ; mọi hoạt động, giao tiếp, ứng xử của các thành viên trong gia đình đều ảnh hưởng đến con cái.

- Giáo dục ngôn ngữ: Ngôn ngữ là phương tiện để mọi người trong gia đình có thể giao tiếp được với nhau, ngơn ngữ chính của đồng bào là tiếng Tày tuy nhiên trong quá trình sinh sống, giao tiếp với người Kinh ở miền xuôi lên khai hoang, người Tày ở đây được thêm tiếng việt. Thông qua ngôn từ ông bà, cha mẹ dạy con cái những câu từ và cách sử dụng, diễn đạt nó trong các trường hợp khác nhau và ngôn ngữ cũng là thứ mà trẻ em được học đầu tiên bởi ông bà, bố mẹ mình. Người lớn cũng cần ăn nói lịch sự, có văn hóa để trẻ học tập; người Tày kỵ việc nói tục với nhau, đặc biệt với những đứa trẻ.

- Giáo dục về nghi lễ, gia phong: Gia đình truyền thống của người Tày chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng nho giáo, đó là các tư tưởng về lễ, nghĩa, hiếu, tam tịng, tứ đức, lễ, tết, hơn nhân, tang ma. Trong gia đình truyền thống của người Tày ở huyện Bạch Thơng có những nguyên tắc, những quan niệm khá nghiêm ngặt. Con dâu, con gái chỉ đi lại sinh hoạt ở phía dưới, phía trong theo hướng bếp giữa nhà, không được đi qua và không được ngồi phía trên theo hướng bếp lửa lên bàn thờ; người phụ nữ trong gia đình khơng được tự ý đến gần bàn thờ, vào ngày lễ, tết chỉ có người đàn ơng được sửa soạn thắp hương, trẻ em tuyệt đối không được nô nghịch gần khu vực bàn thờ gia tiên vì theo quan niệm đây là nơi thiêng liêng cần phải được tĩnh lặng.

Con dâu không được đến chỗ ngủ, nghỉ của bố chồng, anh chồng, không ngồi mâm cùng ăn uống với bố chồng, anh chồng và người lại bố chồng, anh chồng không bao giờ được vào phòng ngủ của người con dâu; con dâu không được đưa con nhỏ trực tiếp cho bố chồng, anh chồng bế mà phải thông qua người mẹ, người bà hay đặt con nhỏ xuống để bố hay anh tự bế và ngược lại. Người phụ nữ trong gia đình phải thực sự chú ý đến trang phục, đầu tóc sao cho gọn gàng, kín đáo;

khơng được đứng ở cửa chính ra vào của gia đình. Các con cháu đưa mọi vật từ cái tăm cho bố mẹ, anh chị hay khách khứa phải đưa bằng hai tay để tỏ rõ sự kính trọng. Trong bữa cơm hay khi ngồi nói chuyện ơng bà cha mẹ ngồi phía trên con cháu phải ngồi ở phía dưới:

Pền pú, pền mé nẳng nưa Pền lục, pền lùa nẳng tấư (Là ông, là bà ngồi trên Là con, là dâu ngồi dưới)

Tình cảm thiêng liêng và tơn ti trật tự trong gia đình đã giúp cho gia đình người Tày ở nơi đây ln hịa thuận, êm ấm, hiếm khi xẩy ra mâu thuẫn, xô xát vợ chồng, ngược đãi bố mẹ, anh chị em.

- Giáo dục trẻ hướng thiện: Trong gia đình truyền thống yếu tố căn bản, được tôn vinh nhất là giá trị đạo đức, nó bao trùm lên tất cả mối quan hệ của cá nhân trong gia đình và ngồi xã hội. Đó là giáo dục trẻ lịng biết ơn cơng lao sinh thành, dưỡng dục của ông, bà cha mẹ cùng với đó trẻ cần hiếu thảo với ơng bà, cha mẹ, kính trên nhường dưới, sống có tình có nghĩa... qua những câu chuyện cổ, qua hành động thực tế hàng ngày, qua việc xây dựng tổ ấm hạnh phúc, tràn ngập yêu thương, chung thủy, tôn trọng lẫn nhau giúp cho trẻ nhận biết điều hay lẽ phải; giáo dục trẻ tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, yêu bản sắc dân tộc qua những câu hát ru của bà, của mẹ, qua sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau giữa anh chị em trong nhà, trong họ, giữa tình làng nghĩa xóm.

- Giáo dục lao động: Lao động là quá trình tạo ra của cải, vật chất để phục vụ cuộc sống gia đình hàng ngày; giáo dục trẻ biết đến lao động và chăm chỉ là một nhiệm vụ rất quan trọng trong gia đình vì người Tày truyền thống chỉ sinh sống dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, săn bắt, hái lượn, chăn ni quy mơ nhỏ mang tính tự túc tự cấp là chủ yếu.

Gia đình truyền thống người Tày chú trọng tới việc giáo dục con cái về thái độ sống cũng như thái độ lao động; con người trong cuộc sống muốn có cái ăn, muốn cuộc sống ấm no, hạnh phúc thì con người phải lao động chăm chỉ bằng

chính đơi tay của mình, khơng được ỉ lại hay dựa dấm vào người khác. Trong các cơng việc đồng áng thì con người phải cần cù, chịu khó, làm việc gì cũng phải đến nơi đến chốn, ln tơn trọng và gìn giữ những kinh nghiệm quý báu của cha ông để lại. Như vậy mới đạt hiệu quả cao trong sản xuất và có được cuộc sống tốt đẹp. Thông qua các hiện tượng của thiên nhiên, người Tày đã đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm trong lao động sản xuất, như những kinh nghiệm về xác định thời vụ canh tác, kinh nghiệm về dự đoán thời tiết, kinh nghiệm chọn giống và chọn nơi canh tác, kinh nghiệm về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi... Những kinh nghiệm ấy của cha ông người Tày đã làm một bước đệm, kích thích sự hình thành những kinh nghiệm khác của thế hệ sau được rút ra từ những phạm vi cuộc sống ngày càng rộng hơn, phức tạp hơn, tinh vi hơn.

Con trai Tày thường được dạy cách cày bừa, đây là công việc phải sử dụng nhiều đến sức lao động nên thường được đàn ông gánh vác, để cày bừa đảm bảo khi cấy được lúa tốt cho năng suất cao cũng là việc cần phải được chỉ bảo kỹ càng, ngoài ra họ còn được học cách săn bắt con thú, đánh cá… trước đây, các lồi động, thực vật trên rừng cịn rất nhiều, phong phú và đa dạng, người ta có thể dễ dàng tìm thấy những con thú như: Hươu, nai, sóc, gà rừng… và để cung cấp thêm nguồn thức ăn cho gia đình những người đàn ơng vào rừng bẫy, săn những con thú nhỏ đó hay ra sông suối đánh cá về ăn. Người con trai Tày cịn được học cách để đóng bàn ghế, giường tủ bằng gỗ, bàn ghế bằng trúc để làm vật dụng trong gia đình.

Đối với những cơ con gái, cơng việc có vẻ như nhẹ nhàng hơn nhưng cũng địi hỏi sự khéo léo hơn, phức tạp hơn:

Dệt vải: Theo phong tục xưa kia khi cô gái đến 15, 16 tuổi phải biết thêu thùa, dệt vải làm chăn, gối để mang theo khi lấy chồng. Khi đi về nhà chồng các cô dâu phải đem chăn, gối, vải vóc do chính tay mình dệt, vừa để hai vợ chồng sử dụng, vừa làm quà biếu gia đình chồng, ngồi ra trước đó cơ gái phải dệt một tấm vải vng văn thật đẹp với hoa văn trang trí cầu kỳ để treo cửa buồng cưới. Tài năng, sự đảm đang, khéo léo của các cô gái dân tộc tày truyền thống được đánh giá một phần qua khả năng thêu dệt của họ. Để có được điều này là cả một quá

trình mà người quan trọng nhất truyền nghề cho con chính là người mẹ vì đây là công việc do người phụ nữ đảm nhiệm; ngay từ tấm bé cô gái đã được tiếp xúc với đầy đủ các quy trình của nó: Hái bơng, phơi bông, cán bông, rút sợi, quay xa; khi tập dệt các cô bé cũng được hướng dẫn tỉ mỉ các cơng đoạn từ dễ đến khó như: Cách mắc sợi, đánh ống, xe chỉ rồi dệt. Dệt vải là nét văn hóa trong phong tục truyền thống của người tày, một cô gái được cho là đảm đang, nết na thì phải biết dệt vải; đây là tiêu chuẩn để những gia đình có con trai lựa chọn con dâu cho nhà mình.

Người con gái Tày cũng cần phải biết đan các loại đồ dùng như cót, bồ, dậu, sọt, rổ… để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày hay cất giữ thóc lúa, khoai, sắn, đậu đỗ sau khi thu hoạch mùa màng. Nếu người con trai vào rừng để săn bắt thì các cơ gái cũng vào rứng để đào măng, hái rau rừng hay ra suối để xúc tơm, tép, mị cua bắt ốc nhằm cung cấp thêm thực phẩm cho gia đình. Đặc biệt cơng việc nội trợ, quán xuyến gia đình được coi là hết sức quan trọng với người phụ nữ Tày, bất cứ người con gái nào cũng cần phải học công việc này một cách tỉ mỉ và làm thành thạo, tỏ ra tháo vát trước khi lấy chồng.

Mẻ hăng rằng chắng mạc (Mẹ xốc vác năng nổ thì tổ mới ấm)

Một phần của tài liệu Văn hoá gia đình truyền thống của người tày ở huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)