Văn hóa ứng xử trong gia đình

Một phần của tài liệu Văn hoá gia đình truyền thống của người tày ở huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 45 - 52)

2.2. Diện mạo văn hóa gia đình truyền thống của người Tày ở huyện Bạch

2.2.1. Văn hóa ứng xử trong gia đình

Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong việc xử sự; ứng xử văn hóa là những tình huống ứng xử theo định hướng văn hóa.

Văn hóa ứng xử mang yếu tố tích cực, được đúc kết thành các kinh nghiệm, qui tắc ứng xử trong xã hội, chuẩn mực đạo đức của con người thể hiện ở các tình huống ứng xử văn hóa trong đời sống của một cộng đồng, dân tộc.

Ứng xử luôn là một vấn đề được mọi người trong cộng đồng, xã hội quan tâm. Đó là cách đối xử với người khác, với thế giới chung quanh mình và với chính mình. Cùng một tình huống, hồn cảnh nhưng mỗi người có cách ứng xử riêng. Ứng xử thể hiện nghệ thuật sống của cá nhân, phản ánh phong tục, trình độ văn hóa, đặc trưng dân tộc và thời đại.

Xã hội càng văn minh thì nhu cầu giao tiếp của con người càng cao, nhiều tình huống xảy ra cần có cách ứng xử hài hịa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, phù hợp với sự tiến bộ và phát triển của con người, xã hội và thiên nhiên.

Để đạt được hiệu quả trong giao tiếp, mỗi người phải có văn hóa giao tiếp và thực hiện giao tiếp văn hóa trong cuộc sống. Khi giao tiếp, nhiều tình huống cần phải ứng xử, thì văn hóa ứng xử sẽ là nội lực để chỉ ra cách ứng xử có văn hóa. Trong suốt q trình lịch sử, gia đình Việt Nam đã hình thành nên một hệ thống các giá trị chuẩn mực trong cách ứng xử, trong nếp sống thể hiện quan niệm và cách lựa chọn riêng mang bản sắc của người Việt và tạo nên những nét đặc thù riêng của văn hố gia đình Việt Nam.

Giao tiếp ứng xử trong gia đình là hoạt động quan trọng góp phần thực hiện các chức năng sinh, giáo, dưỡng của gia đình. Gia đình là tổ ấm của mỗi con người, nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tâm tư, tình cảm; là nơi con người cảm thấy được che trở, được bảo vệ trước những sóng gió của cuộc đời. Trong xã hội hiện đại, thời gian sinh hoạt gia đình thu hẹp dần, vì vậy vấn đề ứng xử trong gia đình phải thật sự tình cảm, tinh tế, nghệ thuật mang lại đời sống tinh thần tốt đẹp cho gia đình và thành viên gia đình.

Ứng xử trong đời sống gia đình là cách một người đối xử trong gia đình, gia tộc và các mối quan hệ khác, là cách bản thân xử sự trước các qui chuẩn xã hội và với thiên nhiên. Văn hóa ứng xử trong đời sống gia đình Việt Nam ngày nay tất yếu có sự kế thừa các giá trị văn hóa dân tộc và tiếp nhận các giá trị mới như bình đẳng, dân chủ phù hợp sự phát triển của thời đại.

2.2.1.1. Ứng xử trong mối quan hệ vợ-chồng

Người xưa có câu “vợ chồng là cái duyên cái số”. Cái duyên đó có thể do tình cờ hay được sắp đặt đôi nam nữ gặp nhau, quý mến nhau và nẩy nở tình u; tính cách, hồn cảnh đã làm cho hai con người “cùng cảnh ngộ” ngày càng gắn bó một cách tự nhiên, xích lại gần nhau hơn. Khi tình u đến độ chín muồi được gia đình, họ hàng đồng ý sẽ tiến đến hôn nhân. Hôn nhân chính là khởi đầu cho mối

quan hệ vợ chồng với nền tảng là tình yêu, tình cảm thiêng liêng giữa nam-nữ “Hai

yếu tố tin và thương ấy chính là cái nghĩa trong đạo vợ chồng” [44, tr.88]. Song, sự

kết hợp đó là của hai con người đã trưởng thành về mặt nhận thức cũng như tâm sinh lý và có thể đảm đương được trách nhiệm của người vợ, người con dâu, người mẹ hay người chồng, người bố trong gia đình; hơn nhân là nghi lễ có tính pháp lý, là nét đẹp trong phong tục tập quán truyền thống, là cơ sở để hình thành gia đình mà mục đích chúng ta cùng vươn tới là xây dựng một gia đình no ấm, hạnh phúc bền vững.

Thời gian đầu hầu hết các cặp vợ chồng trẻ phải ở chung cùng bố mẹ chồng. Mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu khá phức tạp và nó như là “món nợ truyền khiếp” đối với người phụ nữ Việt Nam; những mâu thuẫn, xung đột vợ chồng đôi khi không bắt nguồn từ những nguyên nhân kinh tế như xã hội hiện đại mà thường nằm trong hành vi và cách ứng xử của người phụ nữ với gia đình nhà chồng; cũng có người người phụ nữ hóa giải được mâu thuẫn đó và hịa hợp với mẹ chồng, gia đình chồng một cách vui vẻ, tuy nhiên đại đa số các cô con dâu đều bị mắc vào mối quan hệ phức tạp này. Tâm lý cho là việc xây dựng gia đình cho con trai ngồi vấn đề duy trì nịi giống thì sự xuất hiện của cơ dâu trong gia đình nhà chồng như thêm “người làm việc”, ở đây người con dâu phải chịu cái nhìn khá khắt khe; mọi công việc đồng áng, dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn phục vụ gia đình chồng đến việc chăm sóc con cái đều do tay người con dâu vì vậy nếu làm không tốt sẽ bị mọi người chê trách thậm chí đem ra so sánh, đặc biệt từ phía người mẹ chồng, cơ dâu ít khi được chia sẻ mà thường phải hi sinh, nín nhịn, người chồng dù thương vợ cũng khơng thể ra mặt giúp đỡ vợ chính vì lẽ đó nên mối quan hệ cơ dâu với gia đình chồng, cơ bản là mâu thuẫn giữa mẹ chồng - nàng dâu, điều này cũng có lúc khiến quan hệ vợ chồng không được tốt đẹp tuy nhiên xung đột thường được giải quyết ngay sau đó bởi giận hờn cũng không làm họ buông tay nhau ra. Đây là một sắc thái riêng trong tình cảm vợ chồng, nó cũng có thể khiến cho hai người hiểu nhau hơn, yêu thương nhau hơn.

Cũng như ở nhiều địa phương khác trên đất nước ta, gia đình truyền thống của người tày ở huyện Bạch Thông được gắn kết một cách bền chặt là do tình nghĩa và trách nhiệm giữa các thành viên; trong gia đình mối quan vợ chồng là quan hệ

cơ bản nhất, “thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn” nên yếu tố chung thủy vợ chồng được đặt lên hàng đầu nhất là với người vợ, những định kiến và khuôn phép của gia tộc, làng xã không cho phép bất cứ cá nhân nào bước qua vì bất kỳ lý do nào đó, người ta quan niệm thành vợ thành chồng là sự sắp đặt của ông trời dù nghèo hèn hay không nhan sắc họ vẫn yêu thương gắn bó với nhau cả đời; sự hịa thuận cũng là một trong những ưu việt của gia đình truyền thống của người tày, trong gia đình rất ít khi to tiếng kể cả việc dạy dỗ hay mắng con cháu mà thường “đóng cửa bảo nhau”, các thành viên trong gia đình đều cố gắng để tạo ra bầu khơng khí ấm cúng trong gia đình và thấy được trách nhiệm của mình trong việc duy trì sự thuận hịa đó. Đây là nét đẹp trong văn hóa gia đình của người tày. Hơn nhân người Tày ở Bạch Thông thực hiện theo chế độ một vợ, một chồng; chỉ có những cặp vợ chồng khơng có con hay người chồng là con trai duy nhất của gia đình mà lại khơng có con trai thì mới cưới thêm vợ hai; cũng có trường hợp gia đình có quyền thế, nhiều tài sản lấy thêm vợ hai, vợ ba. Tuy nhiên những trường hợp như vậy rất ít.

Gia đình người tày theo chế độ phụ hệ, phụ nữ khi đã đi lấy chồng thì phải phụ thuộc hồn tồn chồng và gia đình chồng; người chồng là trụ cột trong gia đình, mọi cơng to việc lớn đều do người chồng quyết định, người vợ có quyền tham gia bàn bạc nhưng cơ bản quyết định cuối cùng vẫn là người chồng. Người phụ nữ dân tộc kinh sau khi kết hôn thường mất đi tên riêng của mình do cha mẹ đặt cho và được gọi theo tên của chồng, còn phụ nữ dân tộc tày sau khi đã lấy chồng cũng không sử dụng tên riêng mà gọi bằng những cái tên khác như: Con dâu, cháu dâu, chị dâu, em dâu hoặc khi có con thì gọi theo tên con đầu lịng; chỉ khi qua đời người ta mới dùng tên thật để cúng bái.

2.2.1.2. Ứng xử giữa cha mẹ và con cái

Bên cạnh mối quan hệ giữa vợ-chồng thì mối quan hệ cha me-con cái cũng chiếm một vị trí quan trọng trong gia đình. Vợ chồng ngồi việc chăm sóc, phụng dưỡng ơng bà, cha mẹ và chăm lo cái ăn, cái mặc trong gia đình thì cịn có nghĩa vụ sinh con đẻ cái duy trì nịi giống, chăm lo, dạy dỗ con nên người.

Trước đây, người mẹ phải sinh nở rất nhiều lần, một phần vì khi đó cơng tác kế hoạch hóa gia đình chưa phát triển, họ chưa biết đến các biện pháp tránh thai; một nguyên nhân khác lý giải cho việc đông con là để tạo thêm nhân lực cho gia đình “nhiều con là nhiều của”, nghề nghiệp chính của họ là sản xuất nông, lâm nghiệp chủ yếu tự cung tự cấp chính vì vậy đơng con sẽ giúp cho gia đình làm việc có thêm năng suất, hơn nữa “trời sinh voi, trời sinh cỏ”. Người tày cũng quan niệm việc sinh con trai để nối dõi tông đường, chống gậy khi bố mẹ qua đời, tuy nhiên nó cũng không gây áp lực quá nặng nề; với gia đình khơng có con trai mà chỉ có con gái thì khi con gái đã trưởng thành, gia đình sẽ chọn một trong số những người con gái đấy để lấy rể, lúc này gia đình nhà gái đóng vai trị của nhà trai đi đón rể, hai vợ chồng khi cưới xong sẽ ở lại nhà vợ, người chồng phải chăm lo, thực hiện các nghĩa vụ với nhà vợ như người con trai trong gia đình; người con rể được gia đình, họ hàng bên nhà vợ tơn trọng, quý mến coi như con đẻ, được thừa kế tài sản nhà vợ nhưng các con sinh ra phải mang họ nhà vợ.

Trong gia đình truyền thống, con cái phải lệ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ, nghe theo sự sắp xếp của bố mẹ, kính trên nhường dưới. Trước đây bố mẹ dạy con cái hay chăm sóc khi con ốm, con đau khơng có khoa học hiện đại hướng dẫn như hiện nay mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm người xưa truyền lại.

Trong các gia đình người Tày có tục nhận con ni, kể cả trường hợp khác dân tộc; nhận con ni có nhiều dạng, nhiều nguyên nhân khác nhau như: Chữa khỏi bệnh, cứu giúp tai qua nạn khỏi, truyền dạy nghề thuốc, nghề cúng bái, trẻ em ốm đau nhiều phải nhờ đến thầy cúng “bảo hộ” hay từ quan niệm phải đi xin cơm nhà khác ăn mới khỏe mạnh… Trước đây thủ tục để giao, nhận con nuôi phải có bữa ăn giữa hai gia đình, có tặng vật là áo, mũ… nói là nhận con ni nhưng gia đình khơng phải ni thực sự; họ chỉ qua lại thăm nhau khi có việc hiếu, hỷ, khó khăn, giúp đỡ khi cần thiết. Cũng có trường hợp nhận con ni về ni thật nhưng đó là do gia đình khơng có con hoặc gia đình hiếm, muộn người phụ nữ sinh nở nhiều lần mà không nuôi được nên họ nhận con ni về để mong có thể sinh và ni được con ruột của mình. Là con ni nhưng những người con này được bố mẹ nuôi rất thương u, chăm sóc như con ruột của mình. Đó là nét đẹp trong văn

hóa gia đình truyền thống người Tày ở huyện Bạch Thơng, nó kéo dài đến hiện đại mặc dù quan niệm và hình thức có khác so với ngày xưa.

Việc đối xử giữa các con có sự cơng bằng, khơng phân biệt con gái con trai. Cũng có trường hợp trong gia đình đơng con trai thì khi các con cưới vợ một thời gian, bố mẹ sẽ chia tài sản ruộng đất cho con ở riêng và giúp đỡ con làm nhà, thông thường nhà của các con ở gần với bố mẹ, trên mảnh đất của cha ông. Bố mẹ sẽ ở cùng vợ chồng người con trai út; người tày cũng quan niệm “sống con út, chết con út”.

2.2.1.3. Ứng xử trong các mối quan hệ khác * Mối quan hệ anh, chị, em trong gia đình

Quan hệ anh chị em trong gia đình được hiểu là mối quan hệ của những người sống trong gia đình có cùng huyết thống hoặc không cùng huyết thống với tư cách là con cái của cha mẹ.

Gia đình truyền thống người Tày ở Bạch Thông xưa thường đông con, các con cùng trong lứa tuổi. Trong nhà, trẻ em chơi với nhau, có tranh cãi, xung đột, hình thành phe phái đánh nhau, lại có lúc bênh vực cho nhau,... Cha mẹ phải xử phạt, rồi dạy dỗ cho các con tình anh chị em, cách làm anh, phận làm em. Nhờ đó trẻ được thực hiện quyền, bổn phận theo vai trị, thứ bậc, tơn ti trật tự trong gia đình, hiểu được sự đồn kết, tình thương u, biết chia sẻ, nhường nhịn lẫn nhau.

* Mối quan hệ ơng bà - các cháu

Gia đình truyền thống người tày gồm rất nhiều thế hệ cùng chung sống (3 hay 4 thế hệ thậm chí có những gia đình 5 thế hệ); vai trị của ơng bà có ý nghĩa rất quan trọng trong tổ chức đời sống gia đình nhất là việc xây dựng, gìn giữ và duy trì nếp sống của gia đình truyền thống.

Đây là mối quan hệ có tính chất tiếp nối về huyết thống; cùng bố mẹ thì ơng bà cũng giành rất lớn tình yêu thương cho các cháu. Bên cạnh sự thương yêu, kỳ vọng, những khác biệt về tuổi tác, quan niệm sống, đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi tạo nên giữa thế hệ ông bà với thế hệ cháu có những khác biệt nhất định song

sự chăm sóc về tinh thần, vật chất, hỗ trợ giáo dục lớp con cháu của ông bà là điều rất quan trọng. Khi làm cha mẹ, ông bà của những đứa con, đứa cháu đã bắt đầu dạy con: “học ăn, học nói, học mở”, biết cách ứng xử để hồ nhập với xã hội. Mỗi gia đình, mỗi làng có những tập qn, nét văn hố riêng, cách chào hỏi, cách mời khách, cách xưng hô, tất cả điều đó tạo thành thói quen, thành nét đẹp của q hương. Chính những điều đó hình thành nên cách sống của gia đình, hình thành nên “gia phong”.

Khi bố mẹ đi làm các con thường được ông, bà chăm sóc dạy dỗ các cháu về ứng nhân xử thế hàng ngày, quy tắc ứng xử trong gia đình phải kính trên nhường dưới; anh em thuận hịa, đồn kết; giúp đỡ anh em, họ hàng, xóm ngõ khi có cơng có việc. Dù tuổi cao nhưng ơng bà là tấm gương sáng về lao động, giúp đỡ con cháu cơng việc của gia đình như: Nấu cơm, ni lợn, gà, dọn dẹp nhà cửa…

Ơng bà ln là điểm tựa vững chắc cho con cháu và có một kho tàng về tri thức dân gian, kinh nghiệm, vốn sống trao truyền lại cho các thế hệ sau thơng qua lời nói, hành động, ăn, mặc, đi lại, việc ứng xử với mọi người xung quanh; không chỉ dừng lại ở việc thường yêu, dạy dỗ các cháu; ơng bà cịn chăm sóc cháu ngay từ khi mới lọt lịng bằng kinh nghiệm thực tế của mình, phát hiện ra các dấu hiệu trẻ bị ốm đau, những thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi, những khi con trẻ có điều ấm ức, khó chịu trong lịng thì ơng bà lúc này lại có thể trở thành một người bạn lớn tuổi với các cháu, khuyên răn điều hay lẽ phải, củng cố tinh thần cho các cháu, hướng dẫn, uốn nắn cho các thành viên trong gia đình hành động theo nền nếp đã được hình thành.

Như vậy, có thể thấy ơng bà ln ln là tấm gương sáng về nghĩa tình, lịng bao dung, độ lượng và dạy dỗ con cháu; ngày từ tấm bé các cháu đã được nghe ông bà hát ru cho ngủ, khi lớn lên được ông bà truyền tải cho những bài hát ru, những câu sli, câu lượn… mang trong mình tình yêu với con người, với quê hương đất nước, thể hiện khát vọng, niềm vui trong lao động và thông qua loại

Một phần của tài liệu Văn hoá gia đình truyền thống của người tày ở huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)