2.1. Những nhân tố tác động đến sự hình thành văn hoá gia đình truyền
2.1.1. Kinh tế nông lâm nghiệp miền núi
Gia đình truyền thống của người Tày là gia đình nơng nghiệp; là đơn vị kinh tế độc lập, tự sản tự tiêu trong đó mọi thành viên đều có nghĩa vụ lao động, sản xuất ra của cải để ni sống gia đình. Người chồng, người cha trong gia đình đóng vai trị là trụ cột kinh tế, họ đồng thời nắm tồn bộ quyền kiểm sốt về kinh tế gia đình
* Nền kinh tế mang tính cộng đồng khép kín
Kinh tế xã hội truyền thống của người Tày đã có từ rất lâu đời, hình thành cùng với chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc, nó gắn liền với q trình mở mang bờ cõi, văn hóa, đấu tranh sinh tồn của cộng đồng dân cư; trong q trình đó, tính cộng đồng được hình thành và duy trì. Sự cố kết cộng đồng đó dựa trên quan hệ láng giềng, quan hệ huyết thống, dòng họ; họ cùng nhau trú ngụ trên một khu vực nhất định, toàn bộ đất đai, vườn tược do họ khai phá được hay do cha ông để lại đều là tài sản chung, mọi người đều có quyền sở hữu nó, sử dụng, khai thác nó nhưng chịu sự quản lý của làng, theo quy định của làng và phải có trách nhiệm giữ gìn nó. Khi dân cư tăng dần, đất đai trở nên chật hẹp hơn hay khi con người muốn mở rộng thêm diện tích đất để canh tác, họ lại cùng nhau khai phá thêm các vùng đất mới.
* Nền kinh tế mang tính tự cung, tự cấp
Đây là đặc trưng nổi bật của nền kinh tế nông nghiệp truyền thống. Kinh tế nông nghiệp truyền thống của người Tày ở huyện Bạch Thông gồm trồng trọt và chăn nuôi. Trong trồng trọt lại có 2 loại hình sản xuất khác nhau đó là trồng trọt nương rẫy và ruộng nước. Trong đó, trồng cây lúa nước đóng vai trị chủ đạo, là hoạt động kinh tế chính. Thu hút đông đảo lực lượng lao động, thời gian lao động
đồng thời chi phối mọi hoạt động kinh tế khác. Nền nơng nghiệp lúa nước cịn in đậm dấu ấn trong đời sống xã hội của người Tày nơi đây thơng qua các lễ hội, tín ngưỡng, văn hóa... Sản xuất lúa gạo và lương thực trở thành phương thức sản xuất chính vừa có ý nghĩa sinh tồn vừa mang ý nghĩa truyền thống. Bên cạnh trồng lúa, người dân còn trồng các loại cây hoa màu, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đào ao thả cá, nuôi ong lấy mật, khai thác các sản vật trong tự nhiên; tuy nhiên tất cả các hoạt động kinh tế này là phụ, tận dụng thời gian mùa vụ nơng nhàn. Ngồi ra, họ cịn phát nương làm rẫy trồng lúa nương, khoai sắn, đậu đỗ nhằm bổ dung thêm lương thực, thực phẩm cho người dân. Các hoạt động kinh tế này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của gia đình.
Phương thức sản xuất và sống dựa vào nông nghiệp đã trở thành tập quán sinh sống, ăn sâu bám rễ vào tiềm thức, ý thức, tư tưởng của người dân nơi đây; nông nghiệp cũng là ước mơ về sự no đủ, giàu sang, sung túc của họ; đất đai, nhà cửa, vườn tược, trâu bị… là thước đo về sự giàu có, thịnh vượng.
* Nền kinh tế sản xuất nhỏ, lạc hậu
Hình thức sản xuất cơ bản và phổ biến nhất là theo hộ gia đình, việc tổ chức và phân cơng lao động là cơng việc của gia đình; vào những thời điểm khẩn trương mùa vụ như cày cấy, thu hoạch gia đình có thể bố trí đổi cơng với làng xóm, họ hàng để giúp đỡ lẫn nhau. Kỹ thuật trồng trọt của người Tày rất lạc hậu, kéo dài nghìn năm, thể hiện rõ nhất ở cơng cụ sản xuất đó là những cơng cụ thơ sơ, thủ công như cày, bừa, cuốc, thuổng, dao, liềm do người dân tự chế tác ra bằng kỹ thuật thô sơ từ yêu cầu thực tế của lao động, song khơng phải gia đình nào cũng đủ cơng cụ để sản xuất, có khi vài ba hộ phải chung nhau cày, bừa, trâu kéo, sau khi thu hoạch lúa họ cũng chỉ biết gặt, đập, cho vào cối giã hoặc xay thóc thành gạo để ăn. Họ cũng chưa biết sử dụng phân bón. Sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên, trong đó quan trọng nhất là 2 yếu tố: thời vụ và nước. Trong hồn cảnh đó, người dân tiến hành sản xuất chủ yếu vào những tri thức dân gian, vào tập quán, kinh nghiệm, thói quen sản xuất của mỗi làng, mỗi gia đình; những tri thức đó đã được đúc kết, lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đặc biệt là những kinh nghiệm về chọn giống cây trồng để canh tác, chọn gia súc gia cầm, về thời vụ sản xuất và các điều kiện của tự nhiên.
Một công cụ phục vụ nước cho sản xuất nông nghiệp của đồng bào Tày nơi đây mà cho đến ngày nay nó trở thành một trong những biểu tượng của người Tày ở Bạch Thông đó là hình ảnh cọn nước; giống như các tộc người khác trên đất nước ta, người Tày ở Bạch Thông cũng quần tụ và canh tác dọc theo các con sông; để lợi dụng nguồn nước phục vụ cho tưới tiêu đồng ruộng người ta đã chế tác ra cọn nước. Để làm cọn, người ta sẽ chọn một thanh gỗ chính làm trục giữa của cọn, thanh gỗ này phải là loại gỗ vừa nhẹ, vừa bền và có khả năng chịu nước tốt. Tiếp đến là cơng đoạn làm nang cọn, nang cọn được làm bằng những câu vầu có thân thẳng, nhỏ và phải là loại vầu già đủ tuổi. Tùy theo độ cao thấp, mực nước của nơi cần dẫn nước đến và nguồn nước mà người làm cọn sẽ quyết định kích thước của cọn thông qua độ dài ngắn của nang cọn.
Sau đó, những cây nứa già đem về sẽ được chẻ mỏng rồi ghép lại thành từng tấm phên mỏng hình chữ nhật để làm cánh quạt nước. Nước chảy tác động vào những tấm phên này sẽ tạo ra lực đẩy làm quay cọn. Những cây vầu được cố định vịng ngồi và vịng trong giữa các thanh nang nhằm giữ cho cọn không bị xô lệch. Thông thường, lớp cọn nước sẽ được buộc cố định bằng hai chạc làm giá đỡ hai bên trục của cọn, phía dịng nước chảy về phía cánh quạt của cọn sẽ có hai cây gỗ có chạc hình chữ V để nâng đỡ và giữ cố định cho cọn. Công đoạn quan trọng nhất trong việc làm cọn đòi hỏi sự tỉ mỉ và kinh nghiệm là việc đặt và bố trí những ống đựng nước trên thân cọn. Thông thường mỗi ống đựng nước được buộc kèm và chéo theo mỗi cánh quạt nước. Tuy nhiên, cần bố trí độ dày mỏng và đặt những ống nước ra sao để cọn lợi dụng sức chảy của dòng nước để quay tròn, khi quay lấy nước vào máng đưa lên cao đổ vào máng dài dẫn vào ruộng lúa. Để được vậy thì chỗ đặt cọn phải là vị trí suối có nước chảy đều, mùa lũ nước không quá lớn làm cọn nhanh hỏng, mùa khô không quá cạn để cọn vẫn quay được
Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, manh mún nên sản phẩm nông nghiệp những người dân nới đây sản xuất ra cũng không nhiều thường chỉ đáp ứng được yêu cầu sử dụng tại chỗ của người dân; gặp những khi thời tiết không thuận lợi, thiên tai, mất mùa lại xẩy ra tình trạng thiếu gạo ăn, lúc này họ thường nấu cơm độn khoai sắn hay vào rừng đào măng, đào củ mài về ăn.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng trong nền kinh tế truyền thống gia đình là đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ vừa sản xuất vừa tiêu thụ sản phẩm, đây là yếu tố căn bản duy trì và quy định sự tồn tại và phát triển của gia đình truyền thống.