Biến đổi của gia đình

Một phần của tài liệu Văn hoá gia đình truyền thống của người tày ở huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 82 - 86)

3.2. Những biến đổi của gia đình và trị văn hóa gia đình truyền thống của

3.2.1. Biến đổi của gia đình

3.2.1.1. Biến đổi về quy mô và cấu trúc gia đình

Quy mơ gia đình người Tày ngày nay tồn tại thu nhỏ hơn so với trong truyền thống, số thành viên cũng ít đi; nếu như gia đình truyền thống là “Tam đại đồng đường”, “Tứ đại đồng đường” thì nay rất nhiều gia đình, ngay cả ở nơng thơn chỉ hai thế hệ, số con trong gia đình cùng ít hơn, thậm chí có gia đình đơn thân. Trong nền kinh tế thị trường nhiều sự thay đổi đã xảy ra khiến quy mơ gia đình truyền thống người Tày khơng cịn thích nghi được với xã hội hiện đại, ví dụ như quan

niệm về quyền bình đẳng được coi trọng hơn, nhiều chuẩn mực lạc hậu được xóa bỏ để phù hợp với xã hội hiện đại.

Kinh tế thị trường làm cho mức sống con người được nâng cao hơn, chất lượng cuộc sống được cải thiện, từ đó cũng làm cho nhu cầu hưởng thụ của họ tăng lên; vấn đề lao động, việc làm được giải quyết do vậy con cái đến tuổi kết hôn cũng không phải phụ thuộc kinh tế nhiều vào cha mẹ, từ đó sẽ nảy sinh ra nhu cầu ở riêng cho thuận tiện về sinh hoạt. Như vậy, quy mơ gia đình Việt Nam ngày càng thu nhỏ để đáp ứng những nhu cầu và điều kiện của thời đại mới đặt ra. Bên cạnh đó, cuộc sống riêng tư của con người được tôn trọng hơn, tránh được những mâu thuẫn trong đời sống của gia đình truyền thống. Một gia đình chỉ có hai thế hệ: cha mẹ - con cái tất nhiên sẽ tồn tại ít xung đột, mâu thuẫn hơn so với một gia đình có ba, bốn thế hệ.

Gia đình truyền thống người Tày gồm ba bốn hay thậm chí là năm thế hệ cùng chung sống, ngoài những ưu điểm thì cũng tồn tại một số nhược điểm đó là mâu thuẫn giữa các thế hệ diễn ra do có sự khác biệt về tuổi tác, quan niệm, lối sống trong khi người già thường hướng về các giá trị truyền thống, do vậy họ có xu hướng bảo thủ, áp đặt nhận thức và cách nghĩ của mình đối với những người trẻ. Còn giới trẻ ngày nay ln muốn được tự do, thoải mái, được tự mình quyết định các vấn đề riêng theo cảm nhận và theo xu thế chung của thời đại vì họ là những người được tiếp cận nhiều hơn với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các trào lưu văn hóa mới từ nước ngoài nên hướng tới thay đổi về suy nghĩ và nhận thức, họ trở nên độc lập hơn, họ muốn được tự do sáng tạo theo khả năng của mình đồng thời tiếp thu những giá trị hiện đại.

Mặt trái của những biến đổi đó tạo ra sự ngăn cách không gian giữa các thành viên trong gia đình, tạo khó khăn trong việc gìn giữ tình cảm cũng như các giá trị văn hóa gia đình truyền thống. Ví dụ như việc chăm sóc và giáo dục con trẻ trong gia đình - nơi được coi là mơi trường xã hội hóa đầu tiên của mỗi con người. Một đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong gia đình truyền thống sẽ nhận được sự quan tâm giáo dục dạy bảo thường xuyên của ông bà cha mẹ ngay từ khi rất nhỏ. Còn trong gia đình hiện đại ngày nay, việc giáo dục trẻ em gần như được phó mặc

hồn tồn cho nhà trường mà thiếu đi sự chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ điều đó đã gây ra hiện trạng có nhiều trẻ em phạm tội hay rơi vào các tệ nạn xã hội. Hay như người cao tuổi trong gia đình, trước đây khi nền kinh tế gia đình truyền thống là làm nông nghiệp tự cấp tự túc, mọi thành viên trong gia đình cùng lao động, đến bữa cơm lại quây quần bên nhau, chia sẻ những khó khăn, vất vả với nhau; cịn trong gia đình hiện đại người cao tuổi phải đối mặt với sự cơ đơn thiếu thốn về tình cảm, trong khi tuổi già cần nhất là được vui vầy bên con cháu, được chăm sóc khi ốm đau bệnh tật; con cái một phần tách ra ở riêng một phần đi làm ăn xa, hơn nữa cuộc sống lúc nào cũng tất bận khiến họ khơng có nhiều thời gian để quan tâm đến những người cao tuổi trong gia đình.

Ngày càng tồn tại nhiều hiện tượng mà trước đây chưa hề hoặc ít có như bạo lực gia đình, ly hơn, ly thân, ngoại tình, sống thử... Chúng đã làm rạn nứt, phá hoại sự bền vững vốn có của gia đình, làm cho gia đình dễ tan vỡ hơn. Ngoài ra, các tệ nạn như trẻ em bỏ học, nghiện hút, phụ nữ đi sang Trung Quốc làm ăn trái phép... cũng đang đe dọa, gây nhiều nguy cơ làm tan rã gia đình.

Sự du nhập ồ ạt của các nền văn hóa ngoại lại làm những tập tục, tập quán đã cũ, lỗi thời khơng cịn thích nghi được nữa, trong khi những tư tưởng mới lại được ủng hộ và đề cao như bình đẳng nam nữ, bình đẳng trong nghĩa vụ trách nhiệm, dân chủ trong các mối quan hệ gia đình, tơn trọng tự do và lợi ích cá nhân... Song phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc các tinh hoa, giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại kết hợp bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống quý báu và cải biến, loại bỏ những giá trị cũ khơng cịn phù hợp để xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững.

Như vậy, có thể thấy rằng sự biến đổi quy mơ gia đình người Tày là một tất yếu không thể tránh khỏi do tác động của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự biến đổi đó diễn ra từ những xung đột trong các gia đình và nó cũng điều chỉnh chính bản thân gia đình cho phù hợp với xã hội hiện đại. Hệ quả tạo ra là một mơ hình gia đình mới có khả năng thích ứng tốt hơn với sự biến đổi của xã hội để thay thế gia đình truyền thống cũ dù cho cũng cịn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Điều quan

trọng nhất là phải gìn giữ được những giá trị tốt đẹp, quý báu của văn hóa gia đình truyền thống đồng thời phát huy những mặt tích cực của gia đình hiện đại.

3.2.1.2. Biến đổi về chức năng tái sản xuất con người

Giống như các tộc người khác, chức năng sinh sản, tái sản xuất ra con người với người Tày có ý nghĩa vơ cùng quan trọng; trong giai đoạn hiện nay chức năng này có nhiều biến đổi do sự tiến bộ của nền y học, sự phát triển của cơng tác Dân số kế hoạch hóa gia đình và tác động của nền kinh tế thị trường.

Gia đình truyền thống người Tày với nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, tự sản tự tiêu; trong nền sản xuất đó, mỗi gia đình là một đơn vị sản xuất và sức lao động của con người là quan trọng vì vậy gia đình nào đơng nhân lực sẽ có ưu thế hơn trong q trình tạo ra của cải vật chất, vấn đề sinh nhiều con mà nguyên nhân chủ yếu chính là để cung cấp lực lượng lao động cho gia đình được đề cao.

Trong giai đoạn hiện nay tư tưởng đó khơng cịn phù hợp nữa, nền kinh tế thị trường đòi hỏi nhu cầu ngồn lao động có chất lượng cao đáp ứng công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế nước nhà đã tác động đến chức năng sinh sản của gia đình. Bên cạnh đó, với sự phát triển của khoa học cơng nghệ hiện đại thì sức cơ bắp của con người trong truyền thống được giải phóng rất nhiều nhờ máy móc vì vậy khơng phải huy động đến lực lượng q đơng đảo trong quy trình sản xuất. Hơn nữa trước những thành tựu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa chất lượng cuộc sống gia đình của người Tày được cải thiện rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, trình độ dân trí cũng được nâng lên vấn đề sinh con không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của gia đình, dịng họ nữa mà nó còn phụ thuộc vào các thiết chế xã hội, các chính sách, vào chương trình Dân số kế hoạch hóa gia đình.

Nhiều năm nay do được tuyên truyền từ các cấp các ngành nên gia đình người Tày ở huyện Bạch Thông chỉ sinh dừng lại ở hai con, rất ít trường hợp sinh con thứ ba trở lên và thường chỉ rơi vào trường hợp sinh con một bề. Họ nhận thức được sinh nhiều con trước tiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe

người mẹ, thêm vào đó chi phí ni dạy con rất tốn kém, đông con kéo theo gánh nặng về kinh tế và ảnh hưởng đến những nhu cầu khác trong gia đình.

Tái sản xuất ra con người xuất phát từ nhu cầu duy trì nịi giống và cung cấp lực lượng lao động nhưng tốc độ gia tăng dân số, mật độ dân số… khơng kiểm sốt được sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao mức sống cho người dân, chính vì thế gia đình người Tày đã và đang rất nỗ lực để thực hiện tốt vai trị, chức năng của mình đồng thời nuôi dường, giáo dục con em về mọi mặt để trở thành những công dân tốt đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Một phần của tài liệu Văn hoá gia đình truyền thống của người tày ở huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)