1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Bạch Thông là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, có tổng diện tích đất tự nhiên là 54.649 ha, với chiều dài hơn 30Km chạy theo Quốc lộ 3 đi từ thị xã Bắc Kạn lên Cao Bằng.
Bốn phía đều giáp với các huyện, thị trong tỉnh: Phía Nam giáp với thị xã Bắc Kạn, phía Đơng giáp với huyện Na Rỳ, phía Bắc giáp với Ngân Sơn, Ba Bể; phía Tây giáp với huyện Chợ Đồn. Chính vì vậy, Bạch Thông là huyện phản ánh tương đối đầy đủ những đặc điểm chính của Bắc Kạn cả về điều kiện tự nhiên và xã hội.
Bạch Thơng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có sự phân hố theo độ cao của địa hình và hướng núi. Với chế độ nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 - 25% tổng lượng mưa trong năm, tháng mưa ít nhất là tháng 12.
Tài nguyên thiên nhiên của huyện Bạch Thông khá phong phú, trong đó rừng và khống sản là nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn nhất. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý như: Nghiến, lim, sến, táu.. cùng các loài thú và các loại lâm sản quý khác. Đất cũng là một nguồn tài nguyên quý của huyện Bạch Thông. Đất ở Bạch Thông chủ yếu là các loại đất feralit rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây cơng nghiệp như: Mía, lạc, đậu tương, hồi, quế… và các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế như cam, quýt…
Đơn vị hành chính:
Trước đây khi còn trực thuộc tỉnh Bắc Thái, huyện Bạch Thơng có 28 đơn vị hành chính (gồm 26 xã và 2 thị trấn). Năm 1997, khi tỉnh Bắc Kạn được tái thành lập, huyện Bạch Thông tiếp nhận thêm 9 xã và 1 thị trấn từ huyện Phú Lương (Thái Nguyên) và trở thành 1 huyện của tỉnh Bắc Kạn với 38 đơn vị hành chính. Sau đó, thực hiện Nghị quyết 56/NQ-CP ngày 31/5/1997 của Chính phủ, huyện Bạch Thông bàn giao 04 xã, 1 thị trấn sang thị xã Bắc Kạn. Đến năm 1998, thực hiện Nghị định số 46/1998/NQĐ-CP ngày 6/7/1998 của Chính phủ về việc thành lập huyện Chợ Mới, Bạch Thông đã chuyển 16 đơn vị về huyện Chợ Mới. Hiện nay, Bạch Thông chỉ cịn 17 đơn vị hành chính, trong đó có 16 xã và 01 thị trấn.
1.3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, huyện đã xác định nông - lâm nghiệp là kinh tế mũi nhọn, huyện Bạch Thông thực hiện phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và đổi mới mạnh mẽ tư duy kinh tế, chuyển dần từ phương thức sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, phát triển theo quy hoạch và hình thành vùng sản xuất tập trung. Huyện đã quy hoạch được vùng sản xuất lúa với diện tích trên 1.200ha; vùng trồng cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao theo mơ hình ln canh lúa - thuốc lá với tổng diện tích thực hiện hàng năm gần 200ha, tạo ra giá trị sản xuất hơn 15 tỷ đồng cho người dân; vùng cây ăn quả cam, quýt tập trung tại các xã phía Tây Nam của huyện với tổng diện tích hiện đạt trên 1.000ha, cho thu nhập trên 40 tỷ đồng/năm; vùng cây đặc sản khoai mơn với diện tích thực hiện hàng năm 100ha và dong riềng thực hiện được khoảng 300ha, mỗi năm cho thu nhập hàng chục tỷ đồng.
Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân các địa phương, đến nay, năng suất lúa của huyện đã đạt trên 50tạ/ha, tổng sản lượng lương thực đạt hàng năm trên 18.000 tấn, bình qn lương thực đầu người đạt gần 600kg, góp phần đảm bảo an ninh lương thực của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung. Giá trị kinh tế từ các cây công nghiệp ngắn ngày (thuốc lá, đậu tương, lạc) cùng các cây trồng đặc sản (khoai môn, dong riềng, cam, quýt) ngày càng tăng qua các năm đã góp phần nâng
cao thu nhập cho người dân nông thôn; đặc biệt, quả quýt Bạch Thông đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chỉ dẫn địa lý Quýt Bắc Kạn.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện ngày càng phát triển. Đến nay, tồn huyện có gần 1.500 cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sản xuất, kinh doanh ổn định.
Kết cấu hạ tầng, đường giao thông của huyện hiện nay được quan tâm đầu tư, từng bước hoàn thiện. Từ các nguồn vốn, huyện đã tập trung đầu tư xây dựng các cơng trình thiết yếu như: Đường giao thông nông thôn, trạm y tế, trường học, đường điện, cơng trình nước sạch… Đến năm 2002, 100% xã của huyện đều đã có đường ô tô đến trung tâm; đến nay, có 12 xã có đường nhựa, đường bê tơng đến trung tâm xã.
Giai đoạn 2008 đến 2013, huyện Bạch Thông đầu tư hơn 60 tỷ đồng xây dựng, nâng cấp các cơng trình thủy lợi đảm bảo nước tưới cho sản xuất nơng nghiệp; nhiều cơng trình cấp nước, nâng tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh lên 93% (2013).
Tính đến năm 2013, 100% số xã trên địa bàn huyện Bạch Thơng đã có điện lưới Quốc gia với tỷ lệ 96% số hộ được sử dụng; 7/17 xã được xây dựng trụ sở UBND xã kiên cố.
Lĩnh vực phát thanh, truyền hình và Bưu chính viễn thơng của huyện nay đã phủ kín địa phương. Tỷ lệ số dân được xem nghe đài phát thanh và xem truyền hình đạt 80%.
Cùng với việc phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội được các cấp, các ngành huyện Bạch Thông quan tâm thực hiện tốt, đạt được nhiều kết quả khích lệ, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao được duy trì, phát triển cả bề rộng và chiều sâu nhằm nâng cao sức khỏe cho nhân dân đồng thời gìn giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Số lượng và chất lượng làng văn hóa, gia đình văn hóa đã được nâng lên một bước, phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai có hiệu quả, đời sống của nhân dân ngày càng
được nâng cao. Năm 2013, tỷ lệ hộ “Gia đình văn hóa” của huyện đạt 71,5%, tỷ lệ “Làng văn hóa” đạt 47,1%, tỷ lệ “Đơn vị văn hóa” đạt 86,7%.
Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, số lao động được giải quyết việc làm tăng hàng năm.
Cơng tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện được các cơ sở y tế tăng cường thực hiện tốt. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có bệnh viên đa khoa khu vực; tồn huyện có 10 xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế; 7/17 trạm y tế có bác sỹ, 155/155 thơn, bản, tổ phố có nhân viên y tế. Hệ thống các trang thiết bị ngành y tế tại các bệnh viện đã được đầu tư nâng cấp, song còn thiếu các thiết bị phục vụ khám chữa bệnh chất lượng cao, thiếu cán bộ vận hành các trang thiết bị y tế hiện đại.
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Bạch Thơng những năm qua có bước phát triển tốt, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Từ năm 1993, Bạch Thông là huyện miền núi đầu tiên của tỉnh Bắc Thái (cũ) đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ. Đến năm 2013, huyện đã có 8/40 trường đạt chuẩn Quốc gia, 17/17 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở, chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; năm học 2012 - 2013, tỷ lệ xét tốt nghiệp THCS và thi tốt nghiệp THPT đạt tỷ lệ 100%.
Hàng năm, việc thực hiện các chính sách đối với thương binh, thân nhân liệt sỹ, gia đình có cơng với cách mạng… được các cấp, các ngành quan tâm giải quyết kịp thời, đúng quy định của Nhà nước; an sinh xã hội được đảm bảo. Các giải pháp xóa đói - giảm nghèo được huyện triển khai thực hiện có hiệu quả. Chính vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của huyện giảm qua các năm, đến năm 2013 chỉ còn 9,58% hộ nghèo và 8,39% hộ cận nghèo.
1.3.1.3. Dân cư
Huyện Bạch Thơng có dân số trên 30 nghìn người, gồm 5 dân tộc chủ yếu: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa, diện tích đất nơng nghiệp ít nên người dân sống rải rác ở vùng núi cao quần tụ thành nhiều thơn, xóm cách xa nhau.
Các dân tộc thiểu số ở huyện Bạch Thơng có chung một vận mệnh lịch sử lâu đời, đã cùng nhau tham gia vào những cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột của các triều đại phong kiến và đế quốc xâm lược. Đặc biệt, sống trong vùng thiên nhiên phong phú, đa dạng nhưng vô cùng khắc nghiệt, đồng bào các dân tộc miền núi đã xây dựng nên truyền thống đoàn kết, gắn bó cùng nhau để sinh tồn. Các mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc đã có từ lâu đời trong đó mỗi tộc người đều có những bản sắc riêng của mình.
Về ngơn ngữ, ngồi tiếng mẹ đẻ các dân tộc cịn nói tiếng Việt (kinh) để thuận tiên trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa; hiện nay, con em các dân tộc của huyện đến trường đều sử dụng tiếng Việt và rất ít khi sử dụng tiếng của dân tộc mình ngay cả trong gia đình, đây cũng là vấn đề cần được quan tâm để gìn giữ được tiếng nói riêng của các dân tộc cùng với kho tàng văn hóa, văn học dân gian được các nghệ nhân sáng tác bằng tiếng dân tộc.