Đối với Thái Lan

Một phần của tài liệu QUAN hệ TRUNG QUỐC THÁI LAN từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 92 - 95)

2.3.3 .Trên lĩnh vực du lịch

3.2. Tác động của quan hệ Trung Quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm

3.2.2. Đối với Thái Lan

Quan hệ Trung Quốc - Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2016 có tác động sâu sắc đến Thái Lan. Với vai trò là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có nhiều ưu thế về quân sự, kinh tế lẫn chính trị thì Trung Quốc là một đối tác có ý nghĩa đặc biệt với Thái Lan. Quan hệ hợp tác chiến lược tồn diện với Trung Quốc khơng chỉ giúp cho Thái Lan có thể đảm bảo an ninh mà còn là cơ hội quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, quan hệ với Trung Quốc góp phần giúp cho Thái Lan tăng cường vai trị của mình ở khu vực, nâng cao vị thế trong ASEAN và Hợp tác Tiểu vùng sông Mekong (GMS).

Trung Quốc tiếp tục đóng vai trị quan trọng đối với nền kinh tế Thái Lan, đặc biệt là trong thương mại, đầu tư. Quan hệ kinh tế với Trung Quốc được xem là vấn đề cốt yếu trong nền kinh tế mở của Thái Lan. Năm 2016, tỷ trọng thương mai giữa hai nước đạt 72,6 tỷ USD và phấn đấu đến năm 2020 kim ngạch thương mại hai chiều sẽ đạt 100 tỷ USD. Trung Quốc thật sự là một đối tác quan

trọng về thương mại đối với Thái Lan và đóng góp rất lớn vào tổng thu nhập quốc dân của đất nước này.

Quan hệ hợp tác với Trung Quốc đưa đến những lợi ích về quân sự rất lớn cho Thái Lan. Đó là vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Thái Lan, là việc trao đổi và mua bán vũ khí giữa hai bên nhằm hiện đại hóa nền quân sự của Thái Lan. Trung Quốc đã dành những khoản viện trợ quân sự rất lớn cho quân đội Thái Lan. Tiêu biểu như khoản viện trợ 49 triệu USD vào năm 2006. Hai bên đã tổ chức những cuộc tập trận chung như: Tấn cơng 2007; Biệt kích xanh (2010, 2012),… Thái Lan cũng đã ký kết những hợp đồng mua bán vũ với Trung Quốc như mua tên lửa chống tài chiến C - 802 trị giá 48 triệu USD, mua thêm 10 chiếc xe tăng do Trung Quốc sản xuất với tổng trị giá khoảng 58 triệu USD.

Mặt khác, quan hệ quân sự với Trung Quốc cũng đem đến những lợi ích thiết thực với Thái Lan. Trong giai đoạn 2006 - 2016 hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Thái Lan được tăng cường. Vì vậy, qn đội Thái Lan khơng chỉ được nâng cao khả năng chiến đấu mà cịn có thể nâng cao khả năng trong việc ứng phó các vấn đề của thiên tai, cứu trợ nhân đạo, xóa đói giảm nghèo.

Hợp tác quốc phòng - an ninh với Trung Quốc phần nào giúp Thái Lan đối phó hiệu quả với các thách thức an ninh, nhất là phòng chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, nâng cao năng lực thực thi pháp luật tại Thái Lan. Bởi Thái Lan là điểm trung chuyển và điểm đến của tội phạm buôn người quốc tế, là trung tâm sản xuất và phân phối hàng giả, trung tâm sản xuất buôn bán giấy tờ giả,… “Chợ đen” Thái Lan có đủ các loại mặt hàng bn lậu và hàng nhái từ dược phẩm đến ô tô sang trọng.

Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, hợp tác song phương với Trung Quốc cũng đem lại nhiều lợi ích cho Thái Lan, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh “ngoại giao văn hóa”. Việc hợp tác giáo dục giúp cho Thái Lan nâng cao chất lượng, đổi mới các chương trình giáo dục. Phía Trung Quốc cũng cung cấp

những học bổng ngắn hạn và dài hạn cho các học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh của Thái Lan sang Trung Quóc học tập và nghiên cứu. Các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, điện ảnh, âm nhạc, báo chí,… cũng giúp các lĩnh vực này của Thái Lan có điều kiện phát triển,… Quan hệ tốt đẹp và gần gũi với Trung Quốc giúp thúc đẩy và bảo vệ cộng đồng người Thái tại Trung Quốc.

Quan hệ Trung Quốc - Thái Lan (2006 - 2016), cũng đưa đến những hệ lụy

không tốt cho Thái Lan. Trong mối quan hệ này, Thái Lan đứng trước khả năng bị phụ thuộc và bị động trong con bài tính tốn chiến lược của Trung Quốc ở Đơng Nam Á. Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập khu vực đang diễn ra mạnh mẽ thì một vấn đề đặt ra đối với Thái Lan là phải dung hịa được lợi ích quốc gia của Thái Lan với lợi ích khu vực, cũng như lợi ích của Thái Lan đối với các đối tác khác, nhất là đối với Mỹ vốn là một đồng minh của Thái Lan. Việc giải quyết các mối quan hệ liên quan đến lợi ích của các cường quốc đã tác động đến đường lối đối ngoại và đối nội của Thái Lan. Đây thực sự đang là vấn đề nan giải đối với giới chính trường Thái Lan trong thời gian này và cả trong thời gian sắp tới.

Quan hệ kinh tế Thái Lan với Trung Quốc đưa đến sự lệ thuộc tương đối của Thái Lan vào nền kinh tế Trung Quốc. Mặc dù quan hệ thương mại hai chiều của hai nước đang tăng nhanh nhưng cũng khiến cho nền kinh tế Thái Lan phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc và dễ bị “tổn thương” trước những diễn biến bất thường và khó lường của nền kinh tế thế giới.

Quan hệ quân sự với Trung Quốc một mặt nào đó làm cho Thái Lan dần dần ngả về phía Trung Quốc, mặt khác đây là một trong những yếu tố khiến cho các nước láng giềng của Thái Lan lo ngại và thiếu tin tưởng trong quan hệ với Thái Lan. Trong bối cảnh đó, Thái Lan phải thúc đẩy và kết nối lại mối quan hệ quân sự với Mỹ, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quân sự trong ASEAN (cơ chế ADMM) nhằm tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.

Việc đẩy mạnh giao lưu văn hóa với Trung Quốc một mặt giúp cho nền văn hóa Thái Lan trở nên đa dạng và phong phú hơn, tuy nhiên mặt trái của nó đó chính là nền văn hóa Thái Lan đứng trước nguy cơ bị mất đi bản sắc trước sự du nhập của văn hóa ngoại lại. Đồng thời, việc cho xây dựng quá nhiều Học viện Khổng Tử trong các trường phổ thông trung học, đại học, cao đẳng dần dần sẽ làm mất đi những bản sắc riêng của của nền giáo dục Thái Lan.

Một phần của tài liệu QUAN hệ TRUNG QUỐC THÁI LAN từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w