Quan hệ chính trị ngoại giao

Một phần của tài liệu QUAN hệ TRUNG QUỐC THÁI LAN từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 41 - 57)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Quan hệ trên lĩnh vực chính trị ngoại giao, quốc phòn g an ninh

2.1.1. Quan hệ chính trị ngoại giao

Trung Quốc và Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 01/7/1975. Từ đó trở đi, quan hệ giữa hai nước khơng ngừng được củng cố và phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Bước sang thế kỷ XXI, quan hệ Trung Quốc - Thái Lan trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao được đẩy mạnh và thu được nhiều kết quả tốt đẹp.

Ngày 28/5/2007, Thủ tướng Thái Lan Surayud Chulanont sang thăm chính thức Trung Quốc kể từ khi lên nắm quyền tháng 10/20061. Trong cuộc hội đàm tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã khẳng định Trung Quốc sẽ duy trì quan hệ thân thiện với Thái Lan bất chấp những biến cố trên thế giới và tình hình nội bộ hai nước. “Trung Quốc coi Thái Lan là người bạn hợp tác thân

cận, đáng tin cậy; đồng thời tôn trọng con đường phát triển mà nhân dân Thái Lan đã lựa chọn. Quan hệ hai nước đã phát triển sâu rộng dựa trên 5 nguyên tắc chung về cùng tồn tại hịa bình kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 32 năm” [47].

Về phần mình, Thủ tướng Thái Lan Surayud Chulanont đã thể hiện thái độ cầu thị và tỏ lòng biết ơn về sự ủng hộ nhất quán mà Chính phủ Trung Quốc đã dành cho Thái Lan và khẳng định Thái Lan sẽ tiếp tục phối hợp và hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc. Ông cũng đưa ra quan điểm và ủng hộ chính sách “một nước Trung Hoa”.

Sau chuyến thăm của Thủ tướng Thái Lan Surayud Chulanont, quan hệ giữa Trung Quốc và Thái Lan được tăng cường mạnh mẽ bằng việc ký kết “Kế 1. Vào tháng 10/2006 nhân Lễ kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ASEAN - Trung Quốc, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo với Thủ tướng Thái Lan Surayud Chulanont đã có cuộc hội đàm tại thành phố Nam Ninh (Quảng Tây) . Đây là chuyến thăm Trung Quốc khơng chính thức đầu tiên của Thủ tướng Thái Lan.

hoạch hành động chiến lược 2007 - 2011” giữa Thứ trưởng Ngoại giao Thái Lan Sawanit Kongsiri và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đới Đỉnh Quốc. Kế hoạch liên quan đến 15 lĩnh vực trong đó có chính trị, qn sự, an ninh, thương mại, đầu tư nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng và du lịch.

Sau khi lên thay Thủ tướng Surayud Chulanont cầm quyền lãnh đạo đất nước Thái Lan, Thủ tướng Samak Sundaravej đã lên đường lên thăm Trung Quốc vào ngày 30/06/2008. Trong chuyến thăm này, Thủ tướng Samak Sundaravej có cuộc hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Ôn Gia Bảo nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.

Trong cuộc gặp này, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho rằng: 33 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc - Thái Lan đến nay, mặc dù tình hình thế giới có nhiều thay đổi nhưng hai bên vẫn dựa vào nhau, ủng hộ nhau, phối hợp mật thiết, duy trì lợi ích thiết thực chung của nhau, thúc đẩy hịa bình và phát triển khu vực [49].

Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc đề nghị căn cứ “Kế hoạch hành động chung Trung - Thái về hợp tác chiến lược”, hai bên thúc đẩy giao lưu hợp tác trên mọi lĩnh vực. Một là cần duy trì các cuộc gặp cao cấp, củng cố và làm sâu sắc hơn sự tin cậy lẫn nhau về chính trị; hai là, nâng cao mức độ hợp tác kinh tế mậu dịch, nhanh chóng ký kết “Hiệp định phát triển sâu rộng hợp tác kinh tế mậu dịch song phương”, khuyến khích đầu tư hai chiều, đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng; ba là, mở rộng hợp tác trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, nơng nghiệp, quốc phòng,… thúc đẩy giao lưu thanh thiếu niên và đào tạo về kỹ thuật giữa hai nước; bốn là, cùng nhau thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á, duy trì sự phát triển ổn định hợp tác Đơng Á [49].

Về phía Thái Lan, Thủ tướng Samak Sundaravej đánh giá rất cao những kiến nghị của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Ôn Gia Bảo, đồng thời bày

tỏ Thái Lan sẵn sàng nỗ lực hợp tác cùng Trung Quốc nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ trên các lĩnh vực thương mại, giáo dục, nông nghiệp, du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng tài nguyên nước, quốc phòng,… tăng cường giao lưu ở mọi cấp, thúc đẩy quan hệ hợp tác mang tính chiến lược giữa hai nước lên tầm cao mới.

Trong các cuộc gặp giữa Thủ tướng Thái Lan Samak Sundaravej với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, các vấn đề được đưa vào bàn luận thường tập trung vào vấn đề hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, hệ thống đường giao thông khu vực cũng như đẩy mạnh hợp tác về quốc phòng. Thái Lan đề nghị Trung Quốc tham gia xây dựng tuyến đường sắt trên cao tại Băng Cốc, đường giao thông qua biên giới và tuyến đường sắt kết nối giữa Trung Quốc, Lào, Myanmar và Thái Lan theo chương trình hợp tác Tiểu vùng sơng Mekong (ACMECS).

Phía Trung Quốc sẽ tư vấn cho Thái Lan về công nghệ sản xuất đạt dược và hai nước sẽ tiến hành ký các thỏa thuận hợp tác máy móc của Trung Quốc sang Thái Lan trị giá khoảng 10 tỷ baht. Đổi lại, Thái Lan sẽ xuất khẩu hoa quả sang Trung Quốc.

Khi nói về những thành tựu mà Trung Quốc đạt được, Thủ tướng Thái Lan Samak Sundaravej tỏ ra rất ngưỡng mộ và cho rằng Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và và nhiều lĩnh vực khác có thể làm gương cho Thái Lan noi theo [50].

Nói về mối quan hệ giữa Thái Lan và Trung Quốc, Thủ tướng Thái Lan Samak Sundaravej nói “Trên thế giới khơng có hai nước nào hịa nhập sâu sắc

với nhau như Thái Lan và Trung Quốc, đây là điều có một khơng hai trên thế giới. Từ hàng trăm năm trước Trung Quốc và Thái Lan đã có quan hệ thương mại chặt chẽ. Xưa kia, người Trung Quốc ở miền Nam nước này tới Thái Lan định cư, những người Hoa này và con cháu của họ đã mang tên họ Thái Lan.

Đến nay, có rất nhiều người Thái Lan có huyết thống người Hoa. Tơi cũng có một cái họ Trung Quốc là họ Lý (Li). Cách đây 227, năm tổ tiên tôi đã từ Trung Quốc sang Thái Lan, trong gia đình tơi đến nay vẫn cịn duy trì tập tục lễ tổ tiên vào tiết Thanh Minh. Hiện nay, ở Thái Lan ngày càng có nhiều người học tiếng Trung. Khơng lâu nữa tiếng Trung sẽ trở thành tiếng nước ngồi có nhiều người xử dụng nhất ở Thái Lan ngồi tiếng Anh [48].

Ngày 24/06/2009, Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva tới Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm chính thức cấp nhà nước nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chiến lược song phương. Trong chuyến thăm này, Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva đã có cuộc hội đàm quan trọng với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Trong cuộc hội đàm này, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào khẳng định: “Trung Quốc coi

Thái Lan là một đối tác tin cậy của nước này ở Đông Nam Á và sẵn sàng làm sâu sắc hơn mối quan hệ song phương nhất là trong bối cảnh Trung Quốc và Thái Lan hướng tới kỷ 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2010”

Thủ tướng Abhisit Vejjajiva mong muốn Trung Quốc - Thái Lan mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, du lịch, cơ sở hạ tầng và tăng cường giao lưu văn hóa. Thái Lan cũng sẵn sàng phối hợp với Trung Quốc nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Trung Quốc với các nước thành viên ASEAN.

Cũng trong khuôn khổ của chuyến thăm, Thủ tướng Abhisit Vejjajiva đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Trong cuộc gặp gỡ này hai bên đã nhất trí ký 18 bản thỏa thuận và bản ghi nhớ về xuất khẩu nông sản, công nghiệp, đá quý và đồ trang sức… từ Thái Lan sang Trung Quốc với tổng giá trị xuất khẩu lên tới 36 tỷ baht. Hai bên thống nhất nâng kim ngạch thương mại song phương lên 50 tỷ USD vào năm 2010.

Chuyến thăm của Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva tới Trung Quốc đã kết thúc tốt đẹp. Có thể nói, thơng qua chuyến thăm này, Thái Lan đã đạt được

những mục đích ban đầu mà mình đặt ra cho chuyến thăm: Thắt chặt quan hệ song phương với Trung Quốc và tăng cường hợp tác kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng tồn cầu; cải thiện hình ảnh đất nước sau cuộc biểu tình đã khiến Thủ tướng Abhisit Vejjajiva phải hoãn lại Hội nghị cấp cao ASEAN.

Để tăng cường hợp tác song phương giữa hai nước, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đi thăm chính thức Thái Lan từ 22-24/12/2011. Trong các cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo Thái Lan, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc ln coi Thái Lan là thành viên quan trọng trong ASEAN và quan hệ ngoại giao hai nước trong 36 năm qua không ngừng phát triển mạnh mẽ. Lãnh đạo hai nước thường xuyên gặp nhau và hợp tác song phương luôn thuận lợi trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt về chính trị kinh tế, thương mại, khoa học, cơng nghệ, giáo dục và văn hóa. Hai nước cũng duy trì hợp tác tốt trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Sự phát triển quan hệ và hợp tác giữa hai nước đã mang lại lợi ích lớn cho nhân dân hai nước và góp phần quan trọng vào hịa bình và hợp tác trong khu vực. Phó Chủ tịch Trung Quốc hy vọng chuyến thăm sẽ tăng cường hơn nữa sự tin cậy lẫn nhau về chính trị, làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ truyền thống và hợp tác song phương trên các lĩnh vực thương mại, tài chính và văn hóa; thúc đẩy giao lưu nhân dân và nâng cao sự hợp tác song phương trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Ơng Tập Cận Bình tin tưởng quan hệ truyền thống tốt đẹp khơng ngừng phát triển giữa hai nước sẽ tiếp tục được củng cố vì lợi ích hai bên xứng đáng góp phần duy trì, hịa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Thủ tướng Yingluck khẳng định Thái Lan luôn coi Trung Quốc là láng giềng gần có vai trị quan trọng trong sự phát triển của Thái Lan cũng như hịa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

Thủ tướng Thái Lan đánh giá cao và đồng thời gửi lời cảm ơn chân thành về sự hỗ trợ thiết thực mà Trung Quốc dành cho Thái Lan trong cuộc chiến chống lũ lụt vừa qua. Công chúa Sirindhorn và Chủ tịch Hội đồng cơ mật Prem

khẳng định Trung Quốc là người bạn tốt, ln sẵn sàng chia sẻ khi Thái Lan gặp khó khăn.

Trong chuyến thăm này, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm quan trọng với Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra về thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương giữa hai quốc gia. Trong hội đàm, lãnh đạo hai nhà nước đã nhất trí đặt mục tiêu thúc đẩy thương mại mỗi năm thêm 20%, đầu tư của Trung Quốc vào phát triển năng lượng tái tạo mỗi năm thêm 10% và lượng du khách Trung Quốc tới Thái Lan mỗi năm tăng thêm 15% trong 5 năm tới.

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra và Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký kết 6 thỏa thuận và 7 bản ghi nhớ hợp tác, đáng chú ý là Thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 70 tỷ nhân dân tệ (khoảng 11 tỷ USD) với thời hạn 3 năm; Thỏa thuận phát triển tuyến tàu cao tốc nối Băng Cốc với Chiang Mai; Thỏa thuận phát triển hệ thống đường sắt nối Đông Bấc Thái Lan qua Lào với Trung Quốc; Thỏa thuận trao đổi tội phạm đang thi hành án; Bản ghi nhớ hợp tác cải thiện hệ thống quản lý nguồn nước, phòng ngừa, giải quyết lũ lụt và hạn hán; Bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng sạch; Bản ghi nhớ về tăng cường trao đổi văn hóa và giao lưu nhân dân; Thỏa thuận Trung Quốc cấp tín dụng lãi suất đặc biệt 400 triệu USD cho Thái Lan; Thỏa thuận Trung Quốc hỗ trợ thiết bị giáo dục gồm 600 bộ máy tính cho Thái Lan; Bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu và phát triển nơng nghiệp…

Hai bên cũng nhất trí ngun tắc cơ bản hợp tác đảm bảo an ninh tuyến vận tải trên sông Mekong thuộc khu vực Tam giác vàng; cam kết tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, gạo cao su và hoa quả Thái Lan.

Phó Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đề nghị Thái Lan ủng hộ các nỗ lực của Trung Quốc hợp tác với ASEAN trong khuôn khổ Hiệp định tự do thương mại

Trung Quốc - ASEAN, các diễn đàn và cơ chế khu vực vì sự phát triển, an ninh và hịa bình ở khu vực.

Chuyến thăm Thái Lan của Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã mang đến một loạt thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực mà Chính phủ Thái Lan rất quan tâm và vào thời điểm kinh tế Mỹ bất ổn và Liên minh châu Âu đang hết sức khó khăn. Mặt khác, việc ơng Tập Cận Bình thăm Việt Nam và Thái Lan trong khi ông Đới Bỉnh Quốc thăm Mianma đã phản ánh Trung Quốc đang điều chỉnh sách lược đối ngoại, với trọng tâm tái lơi kéo các nước láng giềng hịng ngăn chặn Mỹ can dự sâu vào khu vực. Quan hệ giữa Trung Quốc với nhiều nước láng giềng đã xấu đi từ năm 2009 sau khi Trung Quốc tỏ ra quyết đoán hơn trong các vấn đề khu vực và gây hấn hơn trong các tranh cãi chủ quyền ở Biển Đông. Kết quả là một số nước ở Đông Nam Á liên minh với nhau và cùng tìm cách gần gũi hơn với Mỹ. Mianmar cũng có những thay đổi theo hướng giảm quan hệ với Trung Quốc để gần Mỹ.

Chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc tới Thái Lan kể từ năm 2000. Ơng Tập Cận Bình biểu lộ mong muốn sử dụng Thái Lan làm mắt xích để gắn kết Trung Quốc với các nước ASEAN khác. Mặt khác, thông qua chuyến thăm tới Thái Lan, Trung Quốc muốn kéo Thái Lan xích lại gần với mình.

Ngày 20/11/2012 , Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo sang Băng Cốc, mở đầu chuyến thăm chính thức Vương quốc Thái Lan. Thủ tướng Trung Quốc đã Ôn Gia Bảo đã cuộc hội đàm với Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Hai biên tiến hành trao đổi trên các mặt về an ninh, thương mại và đầu tư ở Thái Lan. Tại cuộc hội đàm này, Thủ tướng Trung Quốc đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận ghi nhớ, theo đó mỗi năm Trung Quốc sẽ mua của Thái Lan 5 triệu tấn gạo. “Trung Quốc và Thái Lan sẽ trở thành đối tác kinh tế trong nhiều dự án

sông Mekong. Trung Quốc cũng sẽ tăng cường việc đào tạo tiếng Hoa ở Thái Lan”. Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng đã khánh thành Trung tâm văn hóa Trung

Quốc trên đường Tiem Ruammit. Đây là trung tâm Trung Quốc đầu tiên ở Đông Nam Á.

Đồng thời, Trung Quốc cũng sẽ tăng đầu tư vào Thái Lan và xúc tiến mở đường bay mới giữa hai nước. Thái Lan sẽ trải thảm đỏ mời Trung Quốc đầu tư vào dự án đường xe lửa cao tốc, hệ thống xử lý nước cũng như cảng nước sâu Dawei mà Thái Lan đang đầu tư ở Myanmar.

Với việc Thủ tướng Ôn Gia Bảo tới Băng Cốc, Trung Quốc tiếp tục thể hiện chính sách phát triển quan hệ với Thái Lan. Thái Lan được xem là một nước rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Chuyến thăm này cũng thể hiện sự cạnh tranh quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ ở Đơng Nam Á nói chung và với Thái Lan nói riêng. Điều này càng rõ hơn khi chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tới Thái

Một phần của tài liệu QUAN hệ TRUNG QUỐC THÁI LAN từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 41 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w