Đối với khu vực Đông Nam Á

Một phần của tài liệu QUAN hệ TRUNG QUỐC THÁI LAN từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 95 - 97)

2.3.3 .Trên lĩnh vực du lịch

3.2. Tác động của quan hệ Trung Quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm

3.2.3. Đối với khu vực Đông Nam Á

Đông Nam Á là khu vực phát triển năng động bậc nhất thế giới, là nơi hiện diện và tập trung nhiều lợi ích và ưu tiên chiến nước của các nước lớn. Hiện nay, Trung Quốc và Thái Lan đang là những thực thể có ảnh hưởng lớn ở khu vực, nên sự phát triển mối quan hệ này sẽ có những tác động nhất định đối với tình hình của khu vực.

Sự phát triển quan hệ Trung Quốc - Thái Lan đã góp phần thúc đẩy mối quan hệ ở khu vực Đông Nam Á. Đối với Trung Quốc, thông qua việc hợp tác với Thái Lan, Trung Quốc ngày càng khẳng định được vị thế của mình ở Đơng Nam Á. Thái Lan được xem là con bài chiến lược của Trung Quốc ở khu vực này, nhất là trong bối cảnh Mỹ đang thực hiện chính sách tái cân bằng chiến lược quay trở lại khu vực châu Á. Quan hệ giữa Trung Quốc và Thái Lan ngày càng trở nên tốt đẹp là cơ sở giúp cho quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN ngày càng phát triển.

Trong dịp kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ Trung Quốc - ASEAN (1991 - 2016), Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định quan hệ Trung Quốc - ASEAN đã có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ, lịng tin chính trị giữa hai bên khơng ngừng được tăng cường và đạt được nhiều thành tích thực chất. ASEAN hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc là nước đầu tiên xây dựng khu vực thương mại tự do với Đông Nam Á và liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN từ năm 2009 đến nay. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định quan hệ Trung Quốc - ASEAN đã đạt được nhiều

thành tựu trong “thập niên vàng” và đang có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ song phương trong “thập niên kim cương”. Trước đó, ơng Lý Khắc Cường cam kết khoản cho vay ưu đãi 20 tỷ USD phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng các nước ASEAN; cung cấp 3 tỷ USD cho Quỹ hợp tác đầu tư Trung Quốc - ASEAN (chuyên cung cấp tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng và năng lượng tại ASEAN) và 480 triệu USD hỗ trợ các nước ASEAN thúc đẩy xóa đói giảm nghèo.

Trung Quốc - ASEAN đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với nền tảng hợp tác về kinh tế - thương mại và đầu tư, tạo khuôn khổ mới về kết nối hợp tác giữa hai bên, góp phần đưa Trung Quốc và ASEAN trở thành một trong các hình mẫu hợp tác thành cơng giữa ASEAN và các đối tác chiến lược. Hai bên liên tục tổ chức các Hội nghị, diễn đàn, Hội chợ như Hội nghị thương đỉnh về Phát triển và Hợp tác tài chính Trung Quốc - ASEAN, Diễn đàn Văn hóa Trung Quốc - ASEAN; Hội nghị về Hợp tác thương mại và đầu tư xuyên biên giới, Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) …. nhằm giao lưu, thúc đẩy hợp tác kinh tế.

Trung Quốc cũng tăng cường giao lưu, hợp tác an ninh - quốc phòng với các nước ASEAN. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn (16/10/2015) khẳng định, đối thoại và hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh là một thành tố quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - ASEAN; Trung Quốc muốn cùng ASEAN hợp tác để duy trì an ninh và ổn định trong khu vực; khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục điều phối và hợp tác với ASEAN trong các cơ chế đa phương như Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) và Diễn đàn khu vực (ARF)… Trung Quốc và ASEAN cũng đã cam kết thúc đẩy hợp tác thực thi luật pháp nhằm đối phó hiệu quả hơn những thách thức an ninh và tiến tới thành lập một học viện thực thi luật pháp để huấn luyện cảnh sát. Ngoài ra, Trung Quốc và ASEAN cam kết sẽ tăng cường các cuộc diễn tập về tìm kiếm cứu nạn, phịng chống thiên tai, thảm họa, hỗ trợ

nhân đạo và đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống khác trên Biển Đông.

Tuy nhiên, quan hệ giữa Trung Quốc - ASEAN cịn tồn tại một số khó khăn, đặc biệt là bất đồng giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Bất đồng giữa Trung Quốc và ASEAN trong vấn đề Biển Đông chủ yếu xuất phát từ chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương trực tiếp với nước liên quan của Trung Quốc và việc hai bên không đạt được đồng thuận cách tiếp cận vấn đề Biển Đông, nhất là nội dung cũng như cách thực thi Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (23/4) tuyên bố, vấn đề Biển Đông không phải tranh chấp giữa Trung Quốc và ASEAN. Nó khơng ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc - ASEAN.

Ở một phương diện nào đó, có thể nói, quan hệ Trung Quốc - Thái Lan đã góp phần tạo nên sự chuyển biến của các mối quan hệ giữa Thái Lan với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Trong quá trình hợp tác các diễn đàn khu vực, Trung Quốc và Thái Lan đều có những đề xuất hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy lợi ích của các thành viên. Bên cạnh đó, q trình hợp tác giữa Trung Quốc và Thái Lan cũng cung cấp những kinh nghiệm và mẫu hình cho sự liên kết và hợp tác khu vực. Thực tế cho thấy, những nỗ lực của Trung Quốc và Thái Lan trong việc thúc đẩy sự hợp tác đã có ảnh hưởng nhất định đến xu thế hợp tác ở khu vực Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu QUAN hệ TRUNG QUỐC THÁI LAN từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w