7. Bố cục của luận văn
2.2. 2 Quan hệ đầu tư
Trong hợp tác đầu tư, đầu tư của Trung Quốc vào Thái Lan chậm hơn đầu tư của Thái Lan vào Trung Quốc. Đầu tư của Trung Quốc vào Thái Lan chỉ được thúc đẩy sau khi Chính phủ Thái Lan và Trung Quốc tiến hành ký kết Hiệp định thúc đẩy bảo hộ đầu tư lẫn nhau (3/1985), từ đó cho đến năm 2016, đầu tư của Trung Quốc ở Thái Lan không ngừng được đẩy mạnh. Về phía Thái Lan, các nhà đầu tư Thái Lan bắt đầu tiến hành đầu tư vào Trung Quốc từ năm 1981. Thành tựu về hợp tác đầu tư giữa hai nước ở thời kỳ (1981 - 2005) là tiền đề cho quá trình đầu tư giữa hai bên trong giai đoạn 2006 - 2016.
Nhân chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Thái Lan Surayud Chulanont, lãnh đão hai nhà nước đã chứng kiến lễ ký kết “Kế hoạch hành động chiến lược chung 2007 - 2011” giữa Thứ trưởng Ngoại giao Thái Lan Sawanit Kongsiri và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc. Bản Kế hoạch liên quan đến 15 lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đầu tư.
Trong khuôn khổ của chuyến thăm Trung Quốc lần này, Thủ tướng Thái Lan Surayud Chulanont đã có cuộc gặp với tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam Tần Quang Vinh. Hai bên nhất trí sẵn sàng thúc đẩy xây dựng mạng lưới giao thơng đường bộ và đường sắt có lợi cho hợp tác khu vực trên tuyến đường Côn Minh - Băng Cốc. Tuyến đường bộ Côn Minh - Băng Cốc với chiều dài hơn 1.800 km, đây là tuyến đường huyết mạch là xương sống của chương trình hợp tác Tiểu vùng sơng Mekong. Ngồi ra, Chính phủ Thái Lan ln hoan nghênh các doanh nghiệp của Vân Nam tới đầu tư tại Thái Lan, Chính phủ Thái Lan sẽ tạo mội điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp tới làm ăn tại xứ sở Chùa Vàng.
Năm 2007, Trung Quốc có vốn đầu tư ở Thái Lan là 17.1753,3 triệu bath, Thái Lan có 302 triệu USD đầu tư ở Trung Quốc. Số lượng hợp đồng dịch vụ lao động và tư vấn thiết kế mà doanh nghiệp Trung Quốc kí kết với Thái Lan là 880 triệu USD trong năm 2005, đến năm 2007 là 820 triệu USD. Đến cuối năm 2007, giá trị hợp đồng mà doanh nghiệp Trung Quốc kí kết với Thái Lan là 5,61 tỉ USD, với doanh thu thực tế là 3,11 tỉ USD.
Bước sang năm 2008, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Samak Sundaravej tới Trung Quốc, trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Ôn Gia Bảo, nhà lãnh đạo Thái Lan đề nghị Trung Quốc tham gia đầu tư dự án xây dựng đường sắt trên cao ở thủ đô Băng Cốc, đường giao thông qua biên giới và tuyến đường sắt kết nối giữa Trung Quốc, Lào, Mianmar và Thái Lan theo chương trình hợp tác Tiểu vùng sơng Mekong (ACMECS). Ngồi việc hợp tác đầu tư phát triển giao thông
vận tải, hai bên cũng tiến hành ký kết nhiều văn kiện hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực khác như nông nghiệp, cơng nghiệp, dịch vụ, an ninh, quốc phịng,…
Thái Lan và Trung Quốc đã ký thoả thuận Hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực kinh tế (EDBETC) nhân dịp Thủ tướng Thái Abhisit Vejjajiva thăm Trung Quốc (từ 24 - 27/6/2008). Theo Cục trưởng Cục Đàm phán thương mại Thái Lan, bà Nanthawan Skulthanak thoả thuận này sẽ mở rộng hợp tác kinh tế thương mại song phương giữa Thái Lan và Trung Quốc một cách sâu rộng. Thoả thuận EDBETC sẽ tạo điều kiện cho hai nước mở rộng hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, trao đổi thông tin; quy định thương mại, tổ chức hội chợ hàng hoá và quy định 10 lĩnh vực hợp tác hai bên cùng quan tâm như: nông nghiệp và lương thực; năng lượng; vận tải; du lịch và nhà hàng; doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thỏa thuận quy định đầu tư của Trung Quốc vào phát triển năng lượng tái tạo mỗi năm thêm 10% và lượng du khách Trung Quốc tới Thái Lan mỗi năm tăng thêm 15%.
Tính đến cuối năm 2010, Thái Lan đã dồn vốn đầu tư ở Trung Quốc là 3,29 tỉ USD. Theo thống kê chính thức của Thái Lan, Trung Quốc đã đầu tư 4 tỉ USD vào 177 dự án chủ yếu là trong ngành cơng nghiệp nhẹ và sản xuất máy móc từ năm 2007 đến năm 2012.
Với việc mở rộng thị trường đầu tư Trung Quốc vào ASEAN đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Thái Lan. Theo thống kê, trong năm 2011 số vồn mà doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Thái Lan lên tới 2,6 tỷ USD. Số lượng đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Thái Lan tăng mạnh tăng 25,8% so với năm 2010, khối lượng đầu tư tăng 136,7%, kim ngạch thương mại tăng 44,8%[77].
Kể từ khi hai bên nâng mối quan hệ thành quan hệ đối tác hợp tác chiến
lược toàn diện”, thì đầu tư giữa hai bên khơng ngừng được nâng lên cả về số
Nhân dịp Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đến thăm Thái Lan ngày 20/11/2012, Trung Quốc tuyên bố tăng đầu tư vào Thái Lan và xúc tiến mở đường bay mới giữa hai nước, cịn phía Thái Lan cũng sẽ trải thảm đỏ mời Trung Quốc đầu tư vào dự án đường xe lửa cao tốc và một số cơng trình khác ở Thái Lan.
Để tăng cường sự hợp tác giữa hai nước ,ngày 19/8/2013, Trung Quốc và Thái Lan đã tiến hành cuộc “đối thoại chiến lược Trung - Thái lần thứ nhất” tại thủ đô Băng Cốc. Trong cuộc đối thoại này, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã thảo luận với giới chức Thái Lan về quan hệ song phương, trong đó nhấn mạnh về vấn đề hợp tác đầu tư giưa hai bên.
Trong cuộc gặp giữa ông Lưu Chấn Dân và Bí thư thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Sihasak Phuangketkeow, hai bên đều bày tỏ hài lòng về những tiến bộ đạt được trong các chuyến thăm cấp cao, những kết quả đạt được về thương mại và đầu tư, du lịch, văn hóa và giáo dục giữa hai nước kể từ khi thông qua Kế hoạch Hành động chung về Hợp tác Chiến lược Trung Quốc - Thái Lan giai đoạn (2012-2016) [55].
Ngày 11/10/2013, Thái Lan và Trung Quốc đã ký một loạt thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước nhân chuyến thăm chính thức Thái Lan của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Hai bên đã ký sáu biên bản ghi nhớ về năng lượng, khoa học, hợp tác hàng hải, giáo dục nghề, hợp tác đầu tư và cơ sở hạ tầng. Đáng chú ý nhất là biên bản ghi nhớ giữa Ủy ban đầu tư Thái Lan (BOI) và Tập đoàn ngân hàng phát triển Trung Quốc (CDB) nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp giữa hai nước. Có thể nói, biên bản này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên bằng việc trao đổi thông tin, tạo điều kiện và thúc đẩy đầu tư trực tiếp. Thông qua thỏa thuận này, các hoạt động thúc đẩy đầu tư sẽ được làm nổi bật và các nhà đầu tư sẽ được hỗ trợ tiềm kiếm các cơ hội đầu tư ở cả hai nước. Kể từ năm 2010 đến năm 2013 các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư vào Thái Lan 118
hạng mục, trị giá gần 178 tỷ baht. Tính riêng 8 tháng đầu năm 2013, Trung Quốc đã giành vị trí thứ hai trong số các nhà đầu tư nước ngoài tại Thái Lan, với 28 dự án trị giá 18 tỷ baht. Một biên bản ghi nhớ đáng chú ý nữa liên quan tới việc Thái Lan sẽ thanh tốn chi phí xây dựng đường sắt cao tốc cho Trung Quốc bằng các sản phẩm nông nghiệp của nước này như gạo và cao su. Tuy nhiên, hai bên sẽ phải thảo luận chi tiết về khả năng hình thành thỏa thuận trao đổi hàng hóa ở cấp liên chính phủ. Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối Băng Cốc và Nong Khai, một tỉnh miền Đông Bắc Thái Lan giáp biên giới với Lào. Tuyến đường này sẽ tạo khả năng kết nối giữa tỉnh Côn Minh, ở miền Nam Trung Quốc, với Lào và Thái Lan [56].
Một bước đi mới trong quan hệ đầu tư giữa hai nước là Thái Lan và Trung Quốc đã nhất trí khơi phục lại Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế giữa hai nước năm 2014 nhằm tăng cường hoạt động đầu tư song phương.Thỏa thuận này đạt được trong cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Thái Lan Pridiyathorn Devakula và Đại sứ Trung Quốc tại Thái Lan Ninh Phú Khôi. Đây là diễn đàn được thành lập từ năm 2003 dưới thời cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, nhưng đã bị bỏ trống trong hơn 10 năm. Từ đó các nhà đầu tư Trung Quốc đã tiến hành gặp gỡ Thủ tướng Prayuth Chan-ocha và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Đến năm 2014, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản để trở thành nước đầu tư lớn nhất vào Thái Lan. Năm 2014, Trung Quốc đầu tư trực tiếp 370 triệu USD vào Thái Lan, gấp 6 lần con số người Thái đầu tư vào Trung Quốc. Cũng trong năm 2014, các cơng ty Trung Quốc kí hợp đồng trị giá 1,78 tỉ USD với các doanh nghiệp Thái Lan trong các lĩnh vực xây dựng, hợp tác lao động và tư vấn thiết kế [58].
Mặt khác, Trung Quốc và Thái Lan cũng đẩy mạnh hợp tác đầu tư về đường sắt và du lịch. Nội dung này được đề cập trong khuôn khổ của cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha và Ủy viên Quốc vụ Trung
Quốc Dương Tinh vào ngày 07/05/2015 tại Thái Lan. Kể từ sau cuộc hội đàm đó, hai bên đã nhanh chóng xúc tiến đầu tư xây dựng đường sắt. Đến ngày 19/12/2015, lễ khởi động dự án hợp tác đường sắt giữa Thái Lan và Trung Quốc đã được tiến hành tại nhà ga Chiang Rak Noi ở huyện Bang-Pa, tỉnh Ayutthaya. Tuyến đường sắt có tổng chiều dài 873km với chi phí hơn 500 tỷ baht (khoảng 13,8 tỷ USD). Dự kiến ga Chiang Rak Noi sẽ được phát triển thành một ga chính và là trung tâm điều hành chạy tàu. Chính nhà ga này cũng sẽ được sử dụng làm trung tâm điều hành chạy tàu của dự án hợp tác đường sắt Thái Lan - Nhật Bản.
Dự án hợp tác đường sắt Trung Quốc - Thái Lan sẽ xây dựng hai tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn 1,435m. Một tuyến nối từ cửa khẩu Nong Khai giáp với Lào, qua tỉnh Nakhon Ratchasima, tỉnh Saraburi đến Băng Cốc. Một tuyến sẽ nối từ Băng Cốc đi qua huyện Kaeng Koi đến cảng Map Ta Phut tại tỉnh Rayong.
Tiếp đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC) thơng báo Trung Quốc cho phép các nhà đầu tư Thái Lan được đầu tư lên tới 50 tỷ nhân dân tệ (tương đương 278 tỷ Baht - khoảng 7,7 tỷ USD) vào các thị trường tài chính của nước này. PBOC khẳng định quyết định trên là nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Theo thông báo của PBOC, các nhà đầu tư Thái Lan đáp ứng đủ các điều kiện sẽ được tham gia đầu tư theo chương trình Nhà đầu tư Nhân dân dân tệ thuộc Định chế nước ngoài (RQFII). RQFII là chương trình bắt đầu từ năm 2011, cho phép các định chế tài chính sử dụng đồng nhân dân tệ ở nước ngoài mua cổ phiếu, trái phiếu tại thị trường chứng khoán Trung Quốc lục địa.
Năm 2016, đầu tư trực tiếp tài chính của Trung Quốc ở Thái Lan là 830 triệu USD, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Thái Lan tuy có giảm 3,1% so với năm 2015, nhưng tổng giá trị các hợp đồng của Trung Quốc tại Thái Lan vẫn đạt 3,84 tỷ USD [77].