Quan hệ quốc phòn g an ninh

Một phần của tài liệu QUAN hệ TRUNG QUỐC THÁI LAN từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 57 - 64)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2.Quan hệ quốc phòn g an ninh

2.1. Quan hệ trên lĩnh vực chính trị ngoại giao, quốc phòn g an ninh

2.1.2.Quan hệ quốc phòn g an ninh

Sau khi chính quyền của Thủ tướng Thaksin bị lật đổ vào ngày 19/09/2006, vấn đề hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Thái Lan có sự gián đoạn. Trong bối cảnh nền chính trường Thái Lan có nhiều biến động thì Mỹ, vốn là một đồng mình chiến lược của Thái Lan đã cơng khai chỉ trích việc lật đổ chính phủ được bầu ra bằng hình thức dân chủ và tuyên bố cắt khoản viện trợ quân sự trị giá 24 triệu USD cho quân đội Thái Lan.

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đã tiến hành đi một nước cờ ngoại giao cực kỳ khơn khéo. Trung Quốc đã ngầm ủng hộ chính quyền đảo chính của tướng Somthi Boonyarataglin và tuyên bố: “Cuộc đảo chính là cơng việc nội bộ của

Thái Lan”. Trong cuộc viếng thăm của lãnh đạo cuộc chính biến ở Thái Lan,

Trung Quốc đã “hào phóng” cung cấp cho Thái Lan khoản tín dụng quân sự trị giá 49 triệu USD, đồng thời hai bên bàn về việc khôi phục Kế hoạch hành động chung quân sự.

Kế hoạch hành động quân sự chung giữa hai nước đã được ký kết ngày 28/05/2007 tại Bắc Kinh nhân chuyến thăm của Thủ tướng Thái Lan Surayud Chulanont tới Trung Quốc. Kế hoạch này đã đề cập tới rất nhiều vấn đề về hợp tác quân sự giữa hai nước trong khoảng thời gian từ 2007 đến năm 2011. Theo đó, cả hai bên duy trì đối thoại qn sự, tiến hành trao đổi thăm viếng, xúc tiến tập trận quân sự chung, tiến tới đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực đào tạo quân sự, hậu cần, trao đổi học thuật, tham vấn quốc phòng, quan sát tập trận, cứu hộ và hỗ trợ thảm họa. Hai bên cùng thỏa thuận trong việc hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống như: chống chủ nghĩa khủng bố; chống bn lậu ma túy, bn người và bn bán vũ khí; rửa tiền và tội phạm tài chính, chống cướp biển[49].

Để thực hiện “Kế hoạch hành động chung”, tháng 7/2007, hai bên đã tiến hành tổ chức tập trận chung mang tên “Tấn cơng 2007”. Cuộc tập trận này đã diễn ra trong vịng 13 ngày với sự tham gia của 15 đơn vị đặc nhiệm mỗi bên.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa lực lượng đặc nhiệm của mình ra tập trận chung với một lực lượng quân sự của một quốc gia khác. Đây là sự kiện “vơ tiền khống hậu” của qn đội Trung Quốc, điều đó cho thấy phía Trung Quốc rất coi trọng người bạn đồng minh của mình là Thái Lan. Sự kiện này cũng thể hiện phản ứng của Trung Quốc về chính sách xoay trục hướng về châu Á của Mỹ.

Tháng 09/2007, nội các của Thủ tướng Surayud Chulanont đã thông qua việc mua tên lửa chống tàu chiến C - 802 do Trung Quốc sản xuất với bản hợp đồng có giá trị lên tới 48 triệu USD với mục đích để thay thế tên lửa C - 801 trên tàu khu trục của quân đội Thái Lan.

Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Tào Cương Xuyên vào tháng 12/2007 tới Thái Lan, Thủ tướng Thái Lan Surayud Chulanont đã tiến hành hội đàm với Tào Cương Xuyên và hai bên đề cập đến khả năng sản xuất vũ khi chung giữa hai nước. Điều này cho thấy những tiến triển vượt bậc trong quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và Thái Lan và cũng là lời cảnh báo của Trung Quốc đối với Mỹ trong quan hệ với đồng mình truyền thống của mình là Thái Lan.

Bước sang năm 2008, nền chính trị Thái Lan đứng trước những bước chuyển quan trọng, tình hình chính trị trong nước khơng được đảm bảo, nguy cơ một cuộc đảo chính mới tiếp tục xảy ra. Điều này đã ảnh hưởng đến đến việc hợp tác quân sự giữa hai bên.

Ngày 01/07/2008, Thủ tướng Thái Lan Samak Sundaravej, đồng thời cũng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thái Lan trong chuyến thăm Bắc Kinh đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phịng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Hai bên tiến hành thảo luận nhiều vấn đề quan và khẳng định mong muốn đẩy mạnh giao lưu, hợp tác giữa quân đội hai nước. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt khẳng định: Các lực lượng vũ trang giữa hai nước đã duy trì các cuộc giao lưu, tiếp xúc cao cấp thường xuyên trong thời gian vừa qua, trong khi

cơ chế tham vấn về an ninh, quốc phịng giữa hai nước cũng khơng ngừng được cải thiện [50].

Có thể nói, việc hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Thái Lan liên tục được đẩy mạnh trong thời gian vừa qua, kể cả những bất ổn định về chính trị đang diễn ra mạnh mẽ tại Thái Lan khơng làm suy yếu mối quan hệ quân sự giữa hai nước. Thật vậy, kể từ sau cuộc đảo chính quân sự vào tháng 09/2006, Trung Quốc đã ủng hộ chính quyền quân sự mới, ngược lại Mỹ vốn là một đồng minh chiến lược của Thái Lan thì lại tỏ ra phản đối sự thụt lùi về dân chủ đang diễn ra tại vương quốc này. Tuy nhiên, cùng với các nước Đông Nam Á khác, Thái Lan đang tìm cách cân bằng lợi ích và ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc, tránh đi thẳng vào một tương lai đầy biến động. Nhân tố trọng tâm trong chiến lược đối ngoại của Thái Lan là một mặt vẫn tiếp tục duy trì liên minh quân sự với Mỹ trong khi không ngừng mở rộng mối quan hệ quốc phịng với Trung Quốc. Trong bối cảnh tình hình chính trị có nhiều biến động ở cả trong nước lẫn khu vực, Thái Lan đã đi đầu trong lĩnh vực phát triển quan hệ quân sự ASEAN - Trung Quốc, trong đó có một thỏa thuận đột phá với Trung Quốc năm 2007, nhằm vạch ra phương hướng cùng với sự hợp tác trong tương lại.

Kể từ sau cuộc đảo chính năm 2008 đến năm 2016, quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và Thái Lan bắt đầu có những khởi sắc. Điều đó được thể hiện qua hàng loạt những hợp đồng mua bán quân sự, những cuộc tập trận chung và đặc biệt là những chuyến thăm của những nhà lãnh đạo cấp cao giữa hai quốc gia Trung Quốc và Thái Lan. Trong những chuyến thăm như vậy, hai bên đều bàn về vấn đề hợp tác quân sự giữa hai quốc gia.

Trong năm 2010 và năm 2012, Trung Quốc và Thái Lan đã tiến hành cuộc tập trận chung mang tên “Biệt kích xanh 2012” (Blue Commando 2010, Blue Commando 2012). Trải qua những cuộc tập trận này, lực lượng hải quân của hai nước sẽ có những bước trưởng thành nhanh chóng cả về kỹ chiến thuận và phương pháp tác chiến trong chiến đấu. Các cuộc tập trận giúp cho cả sỹ quan

lẫn binh lính hai bên có thể sử dụng phương tiện chiến đấu một cách thành thục cũng như tăng cường được khả năng chống khủng bố, chống cướp biển. Điều đặc biệt nhất là thông qua cuộc tập trận chung này, tình đồn kết hữu nghị và sự hiểu biết về hải quân của hai quốc gia Trung Quốc và Thái Lan sẽ được tăng lên nhanh chóng.

Ngồi những cuộc diễn tập về lực lượng hải qn thì những cuộc diễn tập cùng lực lượng khơng qn giữa hai nước cũng thường xuyên được tổ chức. Từ ngày 12 đến ngày 30/11/2014, cuộc diễn tập mang tên “Falcon Strike” được tổ chức tại căn cứ khơng qn Hồng gia Thái Lan Wing 1 ở Nakhon Ratchasima với sự tham gia của 180 quan chức cấp cao và phi công hàng đầu Trung Quốc. Lực lượng chiến đấu cơ mà Trung Quốc đưa ra là hạm đội August First, gồm 6 máy bay chiến đấu J10 và một máy bay thay thế khác. Trong khi đó, Thái Lan đã sử dụng các máy bay Gripens và F16.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đồng ý gửi thêm 6 máy bay SU27 đến cuộc triển lãm máy bay vào ngày 25, 26/11/2014 tại căn cứ không quân Korat, Thái Lan. Các cuộc tập trận chung của Trung Quốc và Thái Lan có thể mở rộng khả năng của hai bên trong cuộc đấu tranh chống cướp biển và khủng bố quốc tế. Ngoài ra, sự hợp tác với các lực lượng vũ trang của Thái Lan được đào tạo và trang bị chủ yếu “theo kiểu Mỹ” là một cơ hội tốt cho Trung Quốc để thử nghiệm thiết bị quân sự và chiến thuật trong điều kiện gần thực tế.

“Falcon Strike” là kết quả một năm chuẩn bị của lực lượng không quân hai nước nhằm hướng tới ngày kỷ niệm 40 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Sau khi kết thúc đợt diễn tập, lãnh đạo quân đội Trung Quốc và Thái Lan khẳng định bước tiếp theo trong quan hệ hợp tác giữa hai bên có thể sẽ là những chuyến viếng thăm thiện chí, trong đó phi cơng Trung Quốc sẽ lái máy bay tới căn cứ của Thái Lan và ngược lại. Theo tờ Bangkok Post, cuối tháng

5/2016, lực lượng vũ trang Thái Lan và Trung Quốc đã thực hiện cuộc diễn tập chung với khoảng 500 binh sỹ Thái Lan và 500 binh sỹ Trung Quốc.

Một trong những nội dung trong quan hệ Trung Quốc và Thái Lan về quân sự là việc mua bán, trao đổi các vũ khí, trang thiết bị quân sự. Để tăng cường sức mạnh của quân đội Hồng gia Thái Lan, Bộ Quốc phịng Thái Lan quyết định mua thêm 10 chiếc xe tăng do Trung Quốc sản xuất với tổng trị giá khoảng 58 triệu USD. Người phát ngơn Chính phủ Thái Lan, ông Sansern Kaewkamnerd cho biết nội các Thái Lan đã nhất trí mua thêm 10 chiếc xe tăng VT4 do công ty Norinco của Trung Quốc thiết kế và lắp ráp. Đơn hàng lần này là loạt xe tăng VT4 thứ hai sau đơn hàng đầu với 28 xe tăng mua năm 2016. Các xe tăng VT4 sẽ thay thế cho dàn xe tăng M41 Walker Bulldog cũ kỹ mà Quân đội Hoàng gia Thái Lan đang sử dụng.

Trước đây, do Thái Lan có nhu cầu trang bị khoảng 200 chiếc xe tăng. Thái Lan định sử dụng loại xe tăng T-84 Oplot của Ukraine và từ năm 2011 họ đã nhận về 49 chiếc. Tuy nhiên, do quá trình bàn giao bị trì hỗn nhiều lần, tới năm 2014 phía Ukraine cũng chỉ bàn giao được một lượng nhỏ theo đơn đặt hàng. Do các xung đột ở miền đông khiến Ukraine không thể đáp ứng đơn hàng của Thái Lan. Vì vậy, Thái Lan đã chuyển sang đối tác Trung Quốc. VT4 là loại xe tăng nặng 52 tấn do Trung Quốc sản xuất chuyên để xuất bán ra nước ngồi. VT4 tích hợp cơng nghệ của loại xe tăng Type 99A mà quân đội Trung Quốc đang sử dụng, được trang bị pháo nịng trơn 125mm và cũng có khả năng bắn các loại tên lửa dẫn đường. Đồng thời, quân đội Thái Lan còn ký mua ba tàu ngầm tấn công diesel - điện Type 039 lớp Yuan từ Trung Quốc vào cuối năm 2016 và các xe chiến đấu bộ binh VN1.

Việc Thái Lan tăng cường mua vũ khí từ Trung Quốc ngồi vấn đề giá rẻ thì một vấn đề khác khơng thể khơng nhắc tới đó là liên quan tới những thay đổi về địa chính trị. Nhất là từ khi Trung Quốc và Thái Lan đẩy mạnh hợp tác song

phương và nâng cấp mối quan hệ này lên thành mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Điều này đã tạo cơ hội để Trung Quốc tranh thủ tăng cường mở rộng quan hệ trên mọi mặt với Thái Lan.

Trong buổi ra thông cáo báo chí ngày 10/3/2016, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Pravit Vongsuvan cho biết, Thái Lan chuẩn bị ký kết hợp đồng chính thức mua 3 tàu ngầm chạy diesel-điện lớp S20T do Trung Quốc sản xuất . Để thực hiện bản hợp đồng này, Thái Lan đã phải bỏ ra số tiền lên tới trên 370 triệu USD.

Ngay từ tháng 6/2015, Ủy ban đánh giá của quân đội Thái Lan đã quyết định chọn dịng tàu ngầm S20T do Tập đồn CSIC của Trung Quốc giới thiệu. Tuy nhiên, chương trình này sau đó bị trì hỗn do khơng nhận được sự ủng hộ của các phe phái chính trị trong nước. Trải qua quá trình đàm phán được nối lại vào đầu năm 2016 và việc mua sắm tàu ngầm mới chính thức được phân bổ theo ngân sách quốc phòng của Thái Lan năm tài khóa 2017. Tổng dự tốn của hợp đồng ước khoảng 376 triệu USD, bao gồm cả các điều khoản chuyển giao cơng nghệ, bảo trì và đào tạo kíp thủy thủ.

Tháng 8/2016, Thái Lan đã được tiếp nhận lô radar RA3 đầu tiên từ Trung Quốc. RA3 là loại radar chuyên dùng cho lực lượng pháo binh. Theo giới thiệu của nhà sản xuất NORINCO (Trung Quốc) RA3 là hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA), được thiết kế cho nhiệm vụ xác định vị trí các trận địa pháo, pháo phản lực và các bệ phóng tên lửa đất đối đất của đối phương ngay sau khi bắn, và hỗ trợ điều khiển hỏa lực pháo binh. Ngoài ra, radar RA3 cũng có thể được sử dụng trong việc điều chỉnh hỏa lực pháo binh, tên lửa của lực lượng sử dụng. Với một số sửa đổi nhỏ trong các thông số phần mềm, đặc biệt, RA3 cịn có thể làm nhiệm phát hiện và theo dõi các mục tiêu bay thấp như máy bay hạng nhẹ, máy bay trực thăng và UAV... Trước thương vụ mua sắm radar RA3, Thái Lan cũng đã thực hiện nhiều thương vụ vũ khí khác với Trung

Quốc, như việc hai bên đã ký thỏa thuận về việc Thái Lan mua xe tăng MBT - 3000 của Trung Quốc…

Các thiết bị kỹ thuật phục vụ thủy quân lục chiến và tàu ngầm của Thái Lan vẫn chưa phải hiện đại nhất. Trong khi đó, Trung Quốc đang là một nhà sản xuất lớn cung cấp các thiết bị quân sự cho Thái Lan. Khơng chỉ tập trận chung, mua vũ khí, Thái Lan cịn đang đàm phán với Trung Quốc về việc xây dựng xưởng sản xuất quân sự tại Thái Lan.

Ngày 21/12/2016, Bộ Quốc phịng Thái Lan ra thơng cáo cho biết, Thái Lan và Trung Quốc đang đàm phán về việc ây dựng xưởng sản xuất quân sự ở Thái Lan. Trong chuyến thăm Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Prawit Wongsuwan đã gặp người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn. Người đứng đầu quân đội Trung Quốc bày tỏ mong muốn xây dựng xưởng sản xuất và sửa chữa chữa thiết bị quân sự của Trung Quốc sản xuất mà Thái Lan đang dùng. Đáp lại, phía Thái Lan cũng tìm kiếm những chuyên gia sản xuất vũ khí loại nhỏ và các thiết bị an ninh có liên quan khác như máy bay khơng người lái. Sự hợp tác này là tín hiệu mới trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Thái Lan .

Trong hợp tác an ninh, giữa Trung Quốc và Thái Lan cũng được tăng cường mạnh mẽ như hoạt động chống khủng bố, chống tội phạm xuyên quốc gia,… đồng thời hai bên cũng thường xuyên trao đổi nghiệp vụ ngành cơng an để học hỏi những kinh nghiệm từ hai nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể nói rằng, việc đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh đã tạo tiền đề cho việc ổn định tình hình chính trị trong nước của Trung Quốc và Thái Lan, góp phần củng cố ổn tình hình ở khu vực Đơng Nam Á.

Một phần của tài liệu QUAN hệ TRUNG QUỐC THÁI LAN từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 57 - 64)