Quan hệ trên lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu QUAN hệ TRUNG QUỐC THÁI LAN từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 64 - 68)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Quan hệ trên lĩnh vực kinh tế

Hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Thái Lan diễn ra ngày càng sâu rộng và theo chiều hướng phát triển. Hai bên đã ký nhiều văn bản về hợp tác kinh tế: Tháng 10/2003, hai nước Trung Quốc Thái Lan, ký hợp đồng thương mại về chương trình

thu hoạch sớm dành cho rau, hoa quả tươi; tháng 6/2004, Thái Lan công nhận cơ chế kinh tế thị trường đầy đủ của Trung Quốc; tháng 6/2009, hai nước đã ký Thỏa thuận hợp tác kinh tế và thương mại song phương mở rộng và sâu sắc; tháng4/2012, hai nước đã ký Kế hoạch phát triển hợp tác kinh tế và thương mại năm năm; tháng 12/2014, các ngân hàng trung ương hai nước đã ký Biên bản ghi nhớ về việc thành lập các thỏa thuận RMB thanh toán bù trừ ở Thái Lan và đổi mới Thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương…

2.2.1. Quan hệ thương mại

Trung Quốc là đối tác kinh tế hàng đầu của Thái Lan. Hai bên đã dành cho nhau những ưu ái rất lớn trong lĩnh vực thương mại .

Tính đến năm 2007, Thái Lan là đối tác thương mại lớn thứ 14 của Trung Quốc. Năm 2007, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc - Thái Lan đạt 34,64 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm 2006, trong đó Trung Quốc đã xuất khẩu 11,97 tỷ USD, tăng 22,6% và nhập khẩu 22,67 tỷ USD, tăng 26,2%. [76].

Năm 2008, Trung Quốc và Thái Lan tiến hành thực thi các biện pháp “thuế 0%” trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Trước hết sẽ thực hiên đối với giá sầu riêng, nhãn và các đặc sản khác của Thái Lan và táo của Trung Quốc.

Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2008 đạt trên 30 tỷ USD. Trong bối cảnh tình hình an ninh chính trị của Thái Lan có nhiều biến động và không ổn định cũng như nền kinh tế thế giới trong thời kỳ này cũng đang lâm vào khủng hoảng thì kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt được như vậy là thành tựu đáng ghi nhận. Đó là cơ sở quan trọng để hai nước tăng cường hợp tác trong thời gian tiếp theo.

Ngày 25/06/2009, trong chuyến thăm tới Bắc Kinh, Thủ tướng Thái Lan ABhisit Vejjajiva đã tiến hành hội đàm với Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Hai bên đã tiến hành ký kết 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ về xuất khẩu nông sản, công

nghiệp, đá quý, đồ trang sức từ Thái Lan sang Trung Quốc với tổng giá trị lên tới 1,06 tỷ USD. Theo đó, Thái Lan xuất khẩu 145.000 tấn gạo sang Trung Quốc, công ty Thai Rubber Plc (Thái Lan) bán 100.000 tấn cao su tự nhiên trị giá 1,5 tỷ Baht cho Trung Quốc, công ty Patcharavipa Sweet Tamarind thỏa thuận cùng tập đoàn quốc tế TaiNa (Trung Quốc) lập mạng lưới 5.000 tấn hoa quả tưới trị giá 1 tỷ baht.

Năm 2009, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 36 tỷ USD. Năm 2010, khối lượng thương mại tăng lên tới 52,95 tỉ USD tăng 28,4% so với năm 2008. Năm 2010, xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc và Thái Lan tương ứng là 19,75 tỉ USD và 33,20 tỉ USD, tăng 26,5 % và 29,5% so với năm 2008 [77].

Kể từ khi Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc được ký kết vào ngày 01/10/2010, Trung Quốc và Thái Lan buôn bán thuận tiện hơn, chi phí thấp hơn. Hàng hóa của hai bên có thể thâm nhập thị trường của nhau một cách dễ dàng. Từ đây, quá trình hợp tác ngày càng chặt chẽ và trao đổi giữa các doanh nghiệp, hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Thái Lan có tiềm năng lớn để đẩy mạnh và phát triển hơn nữa.

Trong chuyến thăm Thái Lan từ ngày 22 đến ngày 24/12/2011, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm cùng Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra về thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương giữa hai quốc gia. Trong hội đàm, lãnh đạo hai nước đã nhất trí đặt mục tiêu thúc đẩy thương mại mỗi năm tăng thêm 20%. Hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến lễ ký kết 6 thỏa thuận và 7 bản ghi nhớ hợp tác, đáng chú ý là thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 70 tỷ nhân dân tệ (khoảng 11 tỷ USD) với thời hạn 3 năm; Thỏa thuận phát triển tuyến tàu cao tốc nối Băng Cốc với Chiang Mai; Thỏa thuận phát triển hệ thống đường sắt nối Đông Bắc Thái Lan qua Lào với Trung Quốc; Bản ghi nhớ hợp tác cải thiện hệ thống quản lý nguồn nước, phòng ngừa, giải quyết lũ lụt và hạn

hán; Bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng sạch; Bản cam kết tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, gạo cao su và hoa quả Thái Lan... Ơng Tập Cận Bình cũng đề nghị Thái Lan ủng hộ các nỗ lực của Trung Quốc hợp tác với ASEAN trong khuôn khổ Tự do thương mại Trung Quốc - ASEAN, các diễn đàn và cơ chế khu vực vì sự phát triển, an ninh và hịa bình ở khu vực [53].

Năm 2011, thương mại song phương giữa Trung Quốc và Thái Lan lên tới 58 tỷ USD. Sản phẩm xuất khẩu của Thái Lan là cao su, máy tính và linh kiện, sản phẩm hóa chất, nhựa, cao su và các sản phẩm tinh bột sắn sang Trung Quốc. Thái Lan nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị và linh kiện điện tử, máy vi tính, đồ dùng gia đình và thép… từ Trung Quốc [79].

Trong chuyến thăm Thái Lan vào tháng 12/2014, Thủ tướng Trung Quốc Ơn Gia Bảo đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Prayuth Chan -ocha. Hai bên đã đạt được những thỏa thuận về thương mại đáng ghi nhận. Theo đó mỗi năm Bắc Kinh sẽ mua của Thái Lan 5 triệu tấn gạo. “Trung Quốc và Thái Lan sẽ trở thành đối tác kinh tế trong nhiều dự án quan trọng như vận tải, hệ thống tưới tiêu, nông nghiệp và hợp tác kinh tế dọc sông Mekong [54]. Trung Quốc cũng tăng đầu tư vào Thái Lan và xúc tiến mở đường bay mới giữa hai nước. Thái Lan cũng trải thảm đỏ mời Trung Quốc đầu tư vào dự án đường xe lửa cao tốc, hệ thống xử lý nước cũng như cảng nước sâu Dawei mà Thái Lan đang đầu tư ở Myanmar.

Từ năm 2013, Trung Quốc là một trong những bạn hàng lớn của Thái Lan và cũng là thị trường xuất khẩu chủ yếu của hàng hóa Thái Lan. Năm 2013, giá trị xuất khẩu của Thái Lan vào thị trường này đạt 40,4 tỷ USD, tăng 1,14% so với năm 2012. Trong sáu tháng đầu năm 2014, giá trị xuất khẩu của Thái Lan sang Trung Quốc đạt 465 tỷ baht.

Việc nối lại hoạt động của Ủy ban hỗn hợp hợp tác kinh tế sẽ góp phần cải thiện việc xuất khẩu hàng hóa của Thái Lan vào thị trường Đơng Á, vốn đã

chiếm khoảng 55% giá trị xuất khẩu của nước này. Việc đạt được thỏa thuận này giúp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế của Trung Quốc với Thái Lan trở nên chặt chẽ hơn.

Thái Lan cũng trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc trong số 10 quốc gia thuộc ASEAN. Quan hệ thương mại hai chiều năm 2015 vượt mốc 75 tỉ USD với thặng dư 1 tỉ USD thuộc về Trung Quốc. Ngoài xây dựng cơ sở hạ tầng trong đó có dự án đường sắt cao tốc, các công ty Trung Quốc nhắm tới ngành công nghiệp năng lượng tái tạo ở Thái Lan. Các nhà sản xuất Trung Quốc đã chiếm tới 14% tổng các dự án năng lượng sạch ở Thái Lan. Từ năm 2014, bình quân mỗi Trung Quốc mua thực phẩm, nguyên liệu thô và các sản phẩm khác của Thái Lan khoảng 10 tỉ USD.

Thái Lan và Trung Quốc đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 120 tỷ USD trong 5 năm (2015 - 2020). Mục tiêu này được Phó Thủ tướng Thái Lan Somkid Jatusripitak đưa ra sau cuộc họp ngày 17/12/2015 với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Vương Dũng nhân dịp ông Vương Dũng thăm Thái Lan. Trên thực tế năm 2016, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 72,6 tỷ USD [61].

Một phần của tài liệu QUAN hệ TRUNG QUỐC THÁI LAN từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w