Xu thế phát triển của quan hệ Trung Quốc Thái Lan

Một phần của tài liệu QUAN hệ TRUNG QUỐC THÁI LAN từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 97 - 115)

2.3.3 .Trên lĩnh vực du lịch

3.3.Xu thế phát triển của quan hệ Trung Quốc Thái Lan

Trong thời gian tới, quan hệ Trung Quốc - Thái Lan có nhiều thuận lợi và cũng khơng ít khó khăn. Điều đó có tác động đến hướng phát triển của mối quan hệ này

Hiện nay, xu thế khu vực hóa và quốc tế hóa đang diễn ra nhanh chóng, xu thế phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng xuất hiện rõ nét. Trong bối

cảnh đó, hội nhập khu vực và quốc tế trở thành một nhu cầu khách quan thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nước. Trên cơ sở cùng có lợi thì các nước đang vượt qua những cản trở để mở ra cơ hội hợp tác. Trong nền kinh tế luôn luôn vận động như hiện nay, tất cả các nước đều phải tập trung xây dựng nội lực để phát triển kinh tế, để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của nhau. Trung Quốc và Thái Lan đã có lịch sử thiết lập quan hệ tốt đẹp hơn 40 năm và tất yếu mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.

Chính phủ Trung Quốc ln khẳng định vai trị và vị trí quan trọng của Thái

Lan và coi Thái Lan là đối tác quan trọng hàng đầu của mình ở khu vực Đơng Nam Á. Trung Quốc và Thái Lan là những nước ở châu Á, có nhiều nét tương đồng về văn hóa, có những quan điểm tương đồng về các vấn đề quốc tế lớn như xu thế tồn cầu hóa, chống khủng bố, vấn đề về ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, vấn đề về chủ quyền biên giới quốc gia,… Hai nước đều có nhu cầu mở rộng quan hệ hợp tác và đều thấy sự cần thiết phải tích cực hơn trong việc nhìn nhận giải quyết các vấn đề quốc tế.

Kể từ sau công cuộc cải cách mở cửa năm 1978, Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, từ đó Trung Quốc ln tham vọng trở thành một siêu cường và làm bá chủ tồn cầu. Biển Đơng vốn có tầm quan trọng đặc biệt sống cịn đối với Trung Quốc, 3/4 lượng hóa hóa vận chuyển của Trung Quốc đều phải qua nơi đây. Thêm vào đó, với sức về mạnh kinh tế, quân sự cùng với chính sách xoay trục của Mỹ và hành động “can thiệp” vào Biển Đông của Mỹ cũng làm tăng thêm sức ép đối với Trung Quốc. Vì thế, Trung Quốc rất cần có một đồng minh có vị thế địa - chính trị chiến lược như Thái Lan nhằm đối phó với chính sách “xoay trục” của Mỹ, cũng như sự trỗi dậy mạnh mẽ về quân sự của Nhật Bản sau nhiều thập kỷ “nằm im”. Hiện tại cũng như trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với Thái Lan, giúp đỡ Thái Lan trong quá trình phát triển và ổn định tình chính trị trong nước .

Thái Lan được coi là thị trường tiềm năng với khoảng 68 triệu dân, sức mua ngày càng cao. Hơn nữa, Thái Lan là thành viên của nhiều tổ chức khu vực và thế giới lớn như ASEAN, APEC, ASEM, WTO, Liên hợp quốc… Đây chính là cơ sở quan trọng, là yếu tố thuận lợi trong quan hệ với các nước nói chung và quan hệ với Trung Quốc nói riêng. Đồng thời, Thái Lan cịn đẩy mạnh tăng trưởng toàn diện, tăng trưởng xanh tập trung vào phát triển thân thiện với môi trường, tiến hành cải cách hệ thống hành chính cơng. Đây là cơ sở thuận lợi cho việc phát triển hệ thương mại với Trung Quốc.

Những yếu tố truyền thống trong quan hệ giữa hai nước là cơ sở cho mối quan hệ Trung Quốc - Thái Lan tiếp tục phát triển. Thái Lan đóng một vai trị đặc biệt quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á kể từ sau công cuộc cải cách mở cửa năm 1978 đến nay. Quan hệ Trung Quốc - Thái Lan là một cặp quan hệ đặc biệt bởi nó đi từ đối đầu đến cộng tác cùng phát triển. Rõ ràng, để đi từ ít hiểu biết đến hiểu biết đầy đủ hơn, từ thiếu tin tưởng đến chia sẻ và hợp tác hai bên cùng có lợi là một quá trình dài lâu. Mối quan hệ hai nước được tạo lập trên cơ sở tự nguyện vì lợi ích chung và lợi ích riêng của mỗi nước, là cơ sở hết sức quan trọng để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và Thái Lan phát triển trong tương lai. Việc tăng cường các mối quan hệ hiểu biết tin cậy lẫn nhau giữa hai nước sẽ là cơ sở thuận lợi để phát triển các quan hệ nói chung, quan hệ hợp tác kinh tế nói riêng giữa hai nước.

Những năm đầu của thế kỷ XXI, quan hệ hai nước đã được tăng cường và mở rộng không chỉ trong hợp tác kinh tế mà trên tất cả các lĩnh vực. Hiện nay, những nhà lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Thái Lan đang cố gắng tiếp tục thực hiện những cam kết đã thỏa thuận, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Trong bài phát biểu kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc - Thái Lan, Đại sứ Trung Quốc tại Thái Lan đã khẳng định: “Chính phủ Trung

tình hình biến đổi ra sao, Trung Quốc cũng không thay đổi lập trường phát triển hợp tác hữu nghị với Thái Lan”. Đây sẽ là tiền đề cần thiết và là điều kiện để dự

báo một tương lai tốt đẹp trong quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và Thái Lan trong thời gian tới.

Bên cạnh những nhân tố thuận lợi trong quan hệ hai nước, trong thời gian tới, Trung Quốc và Thái Lan phải đối mặt với những khó khăn mới. Vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước Đơng Nam Á, trong đó nổi cộm là vấn đề Biển Đông buộc Thái Lan phải thể hiện quan điểm của mình. Tuy nhiên, đây thực là là một điều khó cho Thái Lan. Một mặt Thái Lan muốn “im lặng” để nhận được nhiều quyền lợi hơn từ Trung Quốc, mặt khác Thái Lan cũng muốn lên tiếng về Vấn đề Biển đông để tạo uy thế và vị trí của mình với các nước trong khu vực.

Một nhân tố từ bên ngồi có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ giữa Trung Quốc - Thái Lan là nhân tố Mỹ. Thái Lan và Mỹ vốn là một đồng mình thân cận từ những thập niên 50 của thế kỷ trước. Đó là một mối quan hệ có ảnh hưởng rất lớn đối với cả nền kinh tế lẫn chính trị của Thái Lan. Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biễn phức tạp, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Barlack Obama đã thực hiện chính sách “xoay trục” hướng về châu Á. Chính sách này càng làm cho mối quan hệ tay ba giữa Mỹ - Trung - Thái càng trở nên phức tạp và khó lường. Nhân tố Mỹ tác động không nhỏ đến mỗi quan hệ Trung Quốc - Thái Lan.

Một nhân tố nữa có ảnh hưởng đến quan hệ hai bên là sự khác nhau về ý thức hệ giữa hai nước. Mặc dù, Trung Quốc - Thái Lan đã tìm được tiếng nói chung trên diễn đàn song phương lẫn đa phương, nhưng có thể nói sự khác nhau về ý thức hệ cũng ít nhiều gây trở ngại đến quan hệ hai nước. Trung Quốc là một quốc gia theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đang xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc có Đảng cộng sản duy nhất cầm quyền thì Thái Lan

lại là thể chế quân chủ lập hiến. Sự khác biệt về chế độ chính trị và cơ chế vận hành nền kinh tế sẽ là trở ngại lớn để hai nước có thể đẩy mạnh hơn nữa quan hệ với nhau.

Tuy nhiên, nhìn chung những khó khăn, thách thức trong quan hệ giữa hai nước là thứ yếu, tiềm năng của mối quan hệ này vẫn rất lớn. Điều quan trọng là cả hai bên đều có cùng quyết tâm tăng cường quan hệ và chính sách nhất quán là thúc đẩy sự hợp tác. Đây chính là nhân tố quan trọng thúc đẩy quan hệ Trung Quốc và Thái Lan tiếp tục phát triển trong tương lai.

KẾT LUẬN

Trung Quốc là một cường quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Trung Quốc đã chứng tỏ là “người bạn” của Thái Lan trong giai đoạn 1975 - 2005 và nhất là giai đoạn 2006 - 2016. Trung Quốc xác định Thái Lan là đồng minh chiến lược của mình tại khu vực Đơng Nam Á, có sự gắn bó chặt chẽ về chính trị - ngoại giao, quốc phịng - an ninh. Lợi ích của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á về cơ bản gắn liền với lợi ích của Thái Lan trong bối cảnh tình hình khu vực có nhiều biến động với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Nhật Bản, Ấn Độ và chính sách “xoay trục” của Mỹ.

Về cơ bản, trong giai đoạn 2006 - 2016, Trung Quốc thực hiện chính sách “Ngoại giao láng giềng”. Quan hệ với Thái Lan là một trong những biểu hiện cho tính tốn chiến lược của Trung Quốc, nhất là trong thời gian Thái Lan ngày càng khẳng định được vị thế của mình ở khu vực, đóng vai trị dẫn dắt các hoạt động của ASEAN và chính sách “xoay trục” của Mỹ đang có tác động mạnh đến khu vực Đông Nam Á. Thái Lan là quốc gia phù hợp để Trung Quốc có thể tăng cường vị thế của mình ở Đơng Nam Á.

Thái Lan đã tận dụng rất tốt yếu tố địa - chính trị để thu hút sự quan tâm đặc biệt của Trung Quốc, đồng thời tìm kiếm lợi ích về kinh tế. Với vai trị của Thái Lan trong ASEAN ngày càng cao và trong bối cảnh ASEAN và Trung Quốc tăng cường đẩy mạnh hợp tác trên mọi lĩnh vực thì việc phát triển quan hệ với Trung Quốc sẽ đưa lại lợi ích lớn cho Thái Lan.

Đặc trưng nổi bật của mối quan hệ giữa Trung Quốc và Thái Lan là một mối quan hệ bất đối xứng giữa một quốc gia tầm trung ở khu vực Đông Nam Á với một cường quốc ở khu vực châu Á; giữa hai quốc gia có chế độ chính trị khác nhau nhưng tương đồng về lợi ích. Đặc trưng đó cho thấy xu thế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh trong quan hệ quốc tế, đồng thời cho thấy tính phức tạp của tình hình thế giới.

Mặc dù xem Trung Quốc là đối tác chiến lược hàng đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhưng nhìn chung, Thái Lan vẫn hết sức chủ động và linh hoạt trong quan hệ với Trung Quốc, không “vứt bỏ” các mối quan hệ quan trọng khác. Về mặt chiến lược, Thái Lan vẫn thận trọng trong quan hệ với Mỹ; coi trọng quan hệ với các nước láng giềng; tập trung xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các nước lớn như Nhật Bản, Pháp, Nga, Ấn Độ.

Về kinh tế, Trung Quốc và Thái Lan đẩy mạnh đầu tư và trao đổi thương mại lẫn nhau và thu được nhiều kết quả to lớn. Tuy vậy, nhưng khác biệt về chính trị giữa hai nước cũng như tình hình chính trị thiếu ổn định của Thái Lan là những cản trở trong quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Thái Lan.

Trong lĩnh vực văn hóa, yếu tố “ngoại giao văn hóa” của Trung Quốc nhìn chung được nhìn nhận tương đối tích cực ở Thái Lan. Với 14% dân số Thái Lan có gốc người Hoa là một điều thuận lợi với Trung Quốc khi thực hiện chính sách ngoại giao với Thái Lan.

Mặc dù quan hệ giữa Trung Quốc - Thái Lan đang gặp những thách thức, nhất là việc Mỹ tiến hành thực hiện chính sách “xoay trục” hướng về châu Á và tác động của những biến động chính trị tại Thái Lan đã làm suy giảm lợi ích chiến lược của Trung Quốc tại Thái Lan nói riêng và khu vực Đơng Nam Á nói chung, nhưng xét đến cùng thì quan hệ Trung Quốc - Thái Lan vẫn là cặp quan hệ có ý nghĩa đặc biệt đối với cả hai nước.

Thái Lan ngày càng đóng vai trị quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á, xa hơn nữa là tồn khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Về phía Thái Lan, Trung Quốc với ưu thế vượt trội quân sự, kinh tế, được xác định là “người thay thế” Mỹ trong bảo trợ an ninh cho Thái Lan tại khu vực. Trong bối cảnh Mỹ ngày càng xa rời Thái Lan và vị thế của Mỹ ngày càng giảm trong nền chính trị Thái Lan, thì Trung Quốc trong nhưng năm gần đây đã sử dụng đường lối đối ngoại khơn khéo để lơi kéo Thái Lan về phía mình.

Quan hệ Trung Quốc - Thái Lan khơng chỉ có tác động đến Trung Quốc và Thái Lan mà còn tác động mạnh mẽ đến khu vực Đông Nam Á. Trước hết mỗi bên nhìn thấy lợi ích chiến lược trong quan hệ với bên kia, thông qua quan hệ song phương để hỗ trợ và phục vụ chính sách đối ngoại của mỗi nước. Thái Lan được xem là một trong những nhân tố đóng vai trị nền tảng cho việc thúc đẩy và triển khai chính sách đối với Đơng Nam Á của Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này cũng làm gay gắt thêm cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ tại khu vực Đơng Nam Á, thách thức cho hịa bình, ổn định và phát triển của khu vực này.

Quan hệ Trung Quốc - Thái Lan đang tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho cả hai nước, đòi hỏi mỗi bên phải biết phát huy những thế mạnh, khắc phục những khó khăn để thích ứng với những biến đổi chung của tình hình thế giới và khu vực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Nhật Anh, Tương lai kinh tế thế giới năm 2020,(2006) Thông tin Khoa học Xã hội số 11. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Nguyễn Kim Bảo (2004), Điều chỉnh một số chính sách kinh tế ở Trung

Quốc giai đoạn 1992-2020, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Đỗ Thanh Bình (chủ biên), Nguyễn Cơng Khanh, Ngơ Minh Oanh, Đặng Thanh Toán (2012), Lịch sử thế giới hiện đại (quyển 1), Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2012.

4. Nguyễn Phương Bình (2010), Chính trường Thái Lan thập niên đầu thế kỷ

XXI, Nghiên cứu Quốc tế (số 2), tr. 89 - 110.

5. Lê Thị Anh Đào (2004), Vấn đề nông nghiệp, nơng thơn trong q trình

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thái Lan – Liên hệ với Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 5 (97).

6. Đỗ Đức Định (chủ biên), (2014) Kinh tế đối ngoại và xu hướng điều chỉnh

chính sách ở một số nước châu Á trong bối cảnh mới, Nhà xuất bản Thế

giới, Hà Nội.

7. Lưu Việt Hà,(2014), Nhân tố ASEAN trong chính sách đối ngoại của Trung

Quốc đầu thế kỷ XXI, Nghiên cứu Quốc tế, số 1 (96), tháng 3.

8. Nguyễn Minh Hằng (1996), Quan hệ kinh tế đối ngoại Trung Quốc thời mở

cửa, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Nguyễn Huy Hoàng (2009), Khủng hoảng kinh tế tồn cầu và tác động của

nó tới nền kinh tế các nước Đơng Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam

Á, Hà Nội, số 7 (112), trang 32 -37.

10. Dương Văn Huy (2014), Chiến lược của Trung Quốc đối với khu vực ASEAN

11. Dương Văn Huy (2013), Xu hướng ngoại giao của Trung Quốc trong 5 -10

năm tới, Tạp chí Khoa học và Chiến lược, số 6, tháng 6.

12. Dương Văn Huy (2015), Đông Nam Á trong chiến lược đối ngoại của

Trung Quốc hiện nay, Đề tài cấp cơ sở, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á,

Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, tháng 10.

13. Phùng Quang Huy (2011), Biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ

1997 đến 2010, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lịch sử, Đại học Vinh.

14. Nguyễn Huy Hoàng (2010), Một số vấn đề nổi bật của kinh tế Thái Lan

giai đoạn 2001 - 2010 và triển vọng, Nghiên cứu Đông Nam Á (số 11), tr.

29 - 37.

15. Trần Khánh (chủ biên) (2014), Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ -

Trung ở Đông Nam Á ba thập niên đầu sau Chiến tranh lạnh, Nhà xuất bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thế Giới, Hà Nội.

Một phần của tài liệu QUAN hệ TRUNG QUỐC THÁI LAN từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 97 - 115)