Tình kinh tế xã hội và chính sách đối ngoại của Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2016

Một phần của tài liệu QUAN hệ TRUNG QUỐC THÁI LAN từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 28 - 34)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Tình hình kinh tế xã hội và chính sách đối ngoại của Trung Quốc và

1.2.2. Tình kinh tế xã hội và chính sách đối ngoại của Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2016

2006 đến năm 2016

Những năm đầu thế kỷ XXI, đánh dấu bước ngoặt trong đời sống chính trị - xã hội Thái Lan với sự nổi lên của ông Thacksin Shinawatra và Đảng Người Thái yêu người Thái (TRT). Trong 6 năm cầm quyền từ 2001 cho đến khi bị quân đội đảo chính tháng 9/2006, Thủ tướng Thacksin xây dựng chính phủ theo mơ hình quản trị doanh nghiệp (CEO). Thời kỳ này, Thái Lan đạt được sự ổn

định về kinh tế, nhanh chóng phục hồi sau khủng hoảng tài chính và tăng trưởng mạnh, từng bước chuyển từ một nước nhận viện trợ sang quốc gia tài trợ, thể hiện vai trò dẫn dắt khu vực. Thành tựu này đã tạo cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại của Thái Lan [73].

Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ mà những mẫu thuẫn và chia rẽ trong lòng xã hội Thái Lan được đẩy lên cao độ, thể hiện qua việc cạnh tranh quyền lực giữa giới tinh hoa truyền thống với lực lượng kinh tế mới nổi; giữa lực lượng bảo hoàng (với căn cứ ở khu vực trung tâm và miền Nam) với lực lượng thân Thaksin (khu vực miền Bắc và Đông Bắc); giữa thành thị và nông thôn. Phong cách và phẩm chất lãnh đạo gây tranh cãi của Thaksin cùng với dấu hiệu của sự độc đoán, tham nhũng đã thách thức nghiêm trọng quyền lực và lợi ích của hồng gia, qn đội và giới quan chức hành chính. Kết quả là quân đội Thái Lan tiến hành đảo chính quân sự, lật đổ chính quyền Thaksin, mở đầu cho thời kỳ bất ổn kéo dài trên nền chính trường Thái Lan.

Trong vịng 10 năm, từ tháng 9/2006 đến 12/2016, tại Thái Lan đã xảy ra 2 cuộc đảo chính với 7 chính phủ (2 chính phủ quân sự, 1 chính phủ bảo hồng, 4 “chính phủ Thaksin” và 8 thủ tướng, 2 lần giải tán Hạ viện, nhiều cuộc biểu tình quy mơ kéo dài tại Băng cốc, có lúc những cuộc đảo chính này khiến chính phủ khơng thể hoạt động. Bên cạnh đó, việc nhà vua Thái Lan qua đời vào tháng 10/2016,“chỗ dựa” của nền chính trường Thái Lan qua các thời kỳ đã khơng cịn, điều này làm cho nền chính trị Thái Lan vốn đã rối loạn thì nay càng rối loạn hơn. Có thể nói, sự kiện này đã đem đến bước ngoặt đối với vai trị lãnh đạo của Hồng gia, đặc biệt là vấn đế kế vị, cũng như chính trường Thái Lan trong thời gian tới.

Trong bối cảnh này, quan niệm an ninh quốc gia của Thái lan đặt trọng tâm vào các vấn đề nội bộ, an ninh biên giới và đối phó với các mối đe dọa xuyên quốc gia. Những vấn đề nổi cộm ở Thái lan là: xung đột bạo lực giữa các phe

nhóm chính trị; khủng bố và bất ổn khu vực Hồi giáo miền Nam; tranh chấp lãnh thổ với Campuchia; đe dọa an ninh từ Myanma (vấn đề an ninh biên giới, di cư trái phép, tị nạn). Và các đe dọa an ninh phi truyền thống như tội phạm xuyên quốc gia, an ninh năng lượng, thiên tai, dịch bệnh .Tư duy an ninh đã tác động đến q trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Thái Lan.

Thời kỳ thủ tướng Thaksin, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt, sự nổi lên của Trung Quốc với ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh tại khu vực, ngoại giao Thái Lan được xem là “đối ngoại kinh tế” trong đó, yếu tố địa - chính trị được sử dụng để “thương mại hóa” các mục tiêu quốc gia nhằm bảo vệ độc lập và chủ quyền kinh tế trong bối cảnh tồn cầu hóa .

Theo đó, Thái Lan ưu tiên đối ngoại ở châu Á củng cố và tăng cường quan hệ với các nước láng giềng, đẩy mạnh việc xây dựng Thái Lan là trung tâm Tiểu vùng sông Mekong và Đông Nam Á lục địa. Mặt khác, Thái Lan muốn trở thành quốc gia dẫn dắt khu vực và coi trọng quan hệ kinh tế với Trung Quốc, muốn tăng cường lợi ích với Trung Quốc.

Từ sau đảo chính tháng 09/2006, chính trường Thái Lan lâm vào tình trạng bất ổn và chia rẽ do cuộc canh tranh quyền lực giữa lực lượng thân Thaksin với cơ sở xã hội là nhóm “áo đỏ” (nịng cốt là người dân nông thôn khu vực miền Bắc và Đơng bắc) với giới tinh hoa truyền thống, nịng cốt là lực lượng Bảo hồng, qn đội và nhóm áo vàng (giới trung lưu thành thị). Do ảnh hưởng của tình hình trong nước, đối ngoại Thái Lan sau Thaksin được xem như là việc mở rộng chính sách đối nội của lực lượng nắm quyền để duy trì quyền lực và làm suy yếu đối thủ, từ trạng thái thể hiện vai trò khu vực sang “ngoại giao ứng phó”, chủ yếu nhằm khơi phục hình ảnh Thái Lan sau đảo chính và những tranh chấp nội tại.

Sau khi lật đổ chính quyền Thaksin, giới quân sự thông qua Hội đồng an ninh quốc gia (CNS) để lãnh đạo đất nước, tuyên bố chính sách đối ngoại của Thái Lan

không thay đổi. Tuy nhiên, thực tế thì CNS khơng đưa ra bất kỳ sáng kiến đối ngoại nào mà chủ yếu tập trung vào “tấn cơng thể chế” Thaksin. Chính phủ của Thủ tướng Surayud Chulanont được giới quân sự lập nên đã kêu gọi thực hiện “đối ngoại đạo đức” nhằm phân biệt với chế độ độc tài, tham nhũng và vụ lợi. Thái Lan tuyên bố thúc đẩy hợp tác và hữu nghị với các nước khu vực, ủng hộ việc hội nhập sâu rộng trong ASEAN, nâng cao vai trò cao Thái Lan tại Liên hợp quốc và tăng cường sức cạnh tranh kinh tế của Thái Lan.

Sau bầu cử tháng 12/2007, lực lượng thân Thaksin (Đảng quyền lực nhân dân), một Đảng ra đời trên nền tảng của Đảng người Thái yêu người Thái) quay trở lại kiểm sốt chính trường Thái Lan và tiếp tục chính sách của chính quyền Thaksin, nhấn mạnh vào kinh tế đối ngoại vào việc mở rộng ảnh hưởng của Thái Lan đối với các nước láng giềng. Tuy nhiên, Thủ tướng Samak Sundaravej lên nắm quyền trong bối cảnh lực lượng “áo vàng” liên tục phản đối, biểu tình gây sức ép với cả tính hợp pháp và chính sách của chính phủ mới. Tranh chấp “áo đỏ - áo vàng” cũng được thể hiện thông qua đối ngoại của Thái Lan, tác động mạnh đến quan hệ ngoại giao cũng như hình ảnh khu vực của Thái Lan.

Trước sức ép từ phe đối lập, Thủ tướng Samak buộc phải từ chức vào ngày 08/09/2008 (bị chỉ trích vi phạm hiếm pháp do đã tham gia chương trình nấu ăn trên truyền hình), nhường ghế Thủ tướng cho Somchai Wongsawat (em rể ơng Thaksin). Báo cáo chính sách của Chính phủ Somchai trước Quốc hội ngày 07/10/2008 xác định ưu tiên đối ngoại trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị với các quốc gia khu vực, đặc biệt là các nước ASEAN, tìm kiếm hợp tác nhằm hỗ trợ giải quyết tình hình miền Nam, tiếp tục đóng vai trị xây dựng trong các tổ chức quốc tế, nâng cao vai trò của Thái Lan trên thế giới và thúc đẩy giao lưu nhân dân với các nước.

Tuy nhiên, chính quyền Somchai chỉ tồn tại được hơn hai tháng (từ ngày 18/09 đến 02/12/2008), chủ yếu tập trung vào việc đối phó với phe đối lập, trong khi không quan tâm nhiều đến đối ngoại.

Trong bối cảnh Đảng quyền lực nhân dân bị Tòa Hiến pháp giải thể (02/12/2008) và tranh chấp “áo đỏ - áo vàng” bị đẩy lên cao trào, Đảng Dân chủ đối lập giành quyền lập chính phủ do Abhisit Vejjajiva làm Thủ tướng. Chính quyền mới tiếp tục xác định ASEAN làm nền tảng cho đối ngoại, nhất là khi Thái Lan giữ vai trò chủ tịch ASEAN năm 2009 và nhiệm kỳ Tổng thứ ký ASEAN (2008 - 2012). Với việc cam kết thúc đẩy dân chủ và nhân quyền, chủ trương thực hiện “chính sách can dự linh hoạt” cho phép Thái Lan bày tỏ thái độ với các vấn đề của các nước láng giềng. Tuy nhiên, vai trò Chủ tịch ASEAN bị tác động mạnh bởi tranh chấp chính trị nội tại. Biểu tình phản đối của phe “áo đỏ” đã khiến Hội nghị cấp cao ASEAN 4/2009 phải hỗn lại; Campuchia đề nghị Thái Lan nên chuyển vai trị chủ tịch cho nước khác như Myanma đã từng làm năm 2006.

Trước sức ép của lực lượng “áo đỏ”, Abhsit đã phải giải tán Quốc hội để tổ chức bầu cử sau 2 năm 231 ngày tồn tại. Sau bầu cử tháng 7/2011, “lực lượng” Thaksin tiếp tục quay lại kiểm sốt Quốc hội và thành lập chính phủ mới do bà Yingluck Shinawatra (em gái ông Thaksin) làm Thủ tướng. Phát biểu về chính sách của Chính phủ trước Quốc hội 1 tháng sau đó, Thủ tướng Yingluck xác định chính sách đối ngoại và kinh tế quốc tế của chính phủ mới là ưu tiên thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng, đẩy mạnh hợp tác trong ASEAN; tích cức tham gia các tổ chức quốc tế; tăng cường hợp tác chiến lược với các nước, nhóm nước và các tổ chức quốc tế; thúc đẩy đổi ngoại nhân dân; mở rộng hợp tác với các nước hồi giáo và các tổ chức Hồi giáo quốc tế.

Tháng 5/2014, mâu thuẫn “áo đỏ - áo vàng” lại được đẩy lên cao khi đảng Pheu Thai và Chính phủ Yingluck xúc tiến sửa đổi hiến pháp nhằm đưa ông

Thaksin quay lại Thái Lan, quân đội Thái Lan tiếp hành đảo chính lật đổ chính phủ, thành lập Hội đồng Quốc gia về hịa bình và trật tự. Chính phủ tạm thời do Tướng Prayuth Chan - ocha làm Thủ tướng. Chính quyền quân sự tuyên bố chính sách gồm 11 điểm, trong đó nhấn mạnh ưu tiên đối ngoại cho xây dựng Cộng đồng ASEAN và thúc đẩy vai trị của Thái Lan tại khu vực. Theo đó, Thái Lan tập trung cải thiện quan hệ với các nước láng giềng nhất là với Myanma và Campuchia, thúc đẩy mạnh mối quan hệ với các nước Đơng Bắc Á và Mỹ, tích cực tham gia các hoạt động trong ASEAN, đẩy mạnh hợp tác tồn diện với Trung Quốc…

Trong khi nền chính trị Thái Lan liên tục bất ổn nhất, là từ sau đảo chính 09/2006 thì định hướng phát triển kinh tế của Thái Lan được xác định tương đối nhất quán. Mặc dù nền kinh tế chịu tác động bởi biến động chính trị “thời kỳ Thaksin” (2001 - 2006), nền kinh tế Thái Lan vẫn đạt được những thành tựu nổi bật, duy trì mức tăng trưởng trung bình 5% năm với giá trị GDP từ 115 tỷ USD năm 2001 lên 207 tỷ USD năm 2006. Thái Lan trả được cho IMF khoản nợ vay (sau khủng hoảng tài chính) hai năm trước khủng hoảng và thể hiện vai trò của một nước tài trợ ở khu vực. Những thành tựu này đã giúp Thái Lan tự tin hơn trong quan hệ với Trung Quốc và hướng tới quan hệ mang tính “đối tác” với Trung Quốc.

Kế hoạch kinh tế lần thứ 9 (2002 - 2006) của Thái Lan đã thông qua triết lý “kinh tế đầy đủ” (phát triển bền vững với con người làm trung tâm, tăng cường khả năng tự cường của nền kinh tế Thái Lan). Triết lý này được xuyên suốt qua kế hoạch lần thứ 10 (2006 - 2011) và lần thứ 11(2011 - 2016). Trong đó kế hoạch kinh tế lần thứ 11 xác định tái cấu trúc nền kinh tế hướng về tăng trưởng chất lượng và bền vững, nhấn mạnh vai trị của khoa học, cơng nghệ; tăng cường khả năng cạnh tranh quốc gia; kết nối khu vực, nhất là về hạ tầng và hậu cần với các nước láng giềng ở Đơng Nam Á, tập trung chuẩn bị cho sự hình thành và

phát triển của cộng động kinh tế ASEAN; tích cực tham gia các khuôn khổ hợp tác thế giới và khu vực nhằm “tạo nên những thay đổi trong chính sách đối ngoại”. Chính chủ trương và đường lối ngoại giao này giúp quan hệ đối ngoại của Thái Lan và Trung Quốc có bước tiến mạnh mẽ trong thời gian gần đây.

Tuy vậy, biến động chính trị liên tục ở Thái Lan cũng như tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính tồn cầu năm 2008 đã có ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế Thái Lan. Tăng trưởng GDP liên tục giảm từ 4,8% năm 2007 xuống 3,6% năm 2008 và 2,4% năm 2009 và chỉ tạm khôi phục vào năm 2010 khi GDP bất ngờ tăng lên 7,8%; Năm 2011, GDP chỉ tăng 0,1% trước khi tìm được đà phục hồi về kinh tế khi chính phủ Yingluck lên nắm quyền. Tuy nhiên, kinh tế Thái Lan lại đi vào trì trệ trong năm 2014 và 2015, với mức tăng trưởng lần lượt là 0,7% và 2,7%, và đến năm 2016 là 3,2%.

Trong bối cảnh tình hình trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là việc cả nước để quốc tang nhà vua Bhumibol Adulyadej đã kiến cho hoạt động du lịch, đầu tư và xuất khẩu đồng loạt giảm sút. Mặt khác, việc Mỹ và EU không ủng hộ chính quyền quân sự tại Thái Lan và ưu đãi thuế quan phổ cập mà EU dành cho Thái Lan hết hiệu lực cũng là một cản trở rất lớn đối với hàng hóa xuất khẩu của Thái Lan sang khối này, từ đó thúc đẩy Thái Lan đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN và nhất là với Trung Quốc. Đây cũng có thể coi là một trong những nguyên nhân làm cho mối quan hệ giữa Trung Quốc - Thái Lan ngày càng xích lại gần nhau.

Một phần của tài liệu QUAN hệ TRUNG QUỐC THÁI LAN từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 28 - 34)