Đối với Thái Lan

Một phần của tài liệu QUAN hệ TRUNG QUỐC THÁI LAN từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 92)

2.3.3 .Trên lĩnh vực du lịch

3.2.2.Đối với Thái Lan

3.2. Tác động của quan hệ Trung Quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm

3.2.2.Đối với Thái Lan

Quan hệ Trung Quốc - Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2016 có tác động sâu sắc đến Thái Lan. Với vai trò là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có nhiều ưu thế về quân sự, kinh tế lẫn chính trị thì Trung Quốc là một đối tác có ý nghĩa đặc biệt với Thái Lan. Quan hệ hợp tác chiến lược tồn diện với Trung Quốc khơng chỉ giúp cho Thái Lan có thể đảm bảo an ninh mà còn là cơ hội quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, quan hệ với Trung Quốc góp phần giúp cho Thái Lan tăng cường vai trị của mình ở khu vực, nâng cao vị thế trong ASEAN và Hợp tác Tiểu vùng sông Mekong (GMS).

Trung Quốc tiếp tục đóng vai trị quan trọng đối với nền kinh tế Thái Lan, đặc biệt là trong thương mại, đầu tư. Quan hệ kinh tế với Trung Quốc được xem là vấn đề cốt yếu trong nền kinh tế mở của Thái Lan. Năm 2016, tỷ trọng thương mai giữa hai nước đạt 72,6 tỷ USD và phấn đấu đến năm 2020 kim ngạch thương mại hai chiều sẽ đạt 100 tỷ USD. Trung Quốc thật sự là một đối tác quan

trọng về thương mại đối với Thái Lan và đóng góp rất lớn vào tổng thu nhập quốc dân của đất nước này.

Quan hệ hợp tác với Trung Quốc đưa đến những lợi ích về quân sự rất lớn cho Thái Lan. Đó là vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Thái Lan, là việc trao đổi và mua bán vũ khí giữa hai bên nhằm hiện đại hóa nền quân sự của Thái Lan. Trung Quốc đã dành những khoản viện trợ quân sự rất lớn cho quân đội Thái Lan. Tiêu biểu như khoản viện trợ 49 triệu USD vào năm 2006. Hai bên đã tổ chức những cuộc tập trận chung như: Tấn cơng 2007; Biệt kích xanh (2010, 2012),… Thái Lan cũng đã ký kết những hợp đồng mua bán vũ với Trung Quốc như mua tên lửa chống tài chiến C - 802 trị giá 48 triệu USD, mua thêm 10 chiếc xe tăng do Trung Quốc sản xuất với tổng trị giá khoảng 58 triệu USD.

Mặt khác, quan hệ quân sự với Trung Quốc cũng đem đến những lợi ích thiết thực với Thái Lan. Trong giai đoạn 2006 - 2016 hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Thái Lan được tăng cường. Vì vậy, qn đội Thái Lan khơng chỉ được nâng cao khả năng chiến đấu mà cịn có thể nâng cao khả năng trong việc ứng phó các vấn đề của thiên tai, cứu trợ nhân đạo, xóa đói giảm nghèo.

Hợp tác quốc phòng - an ninh với Trung Quốc phần nào giúp Thái Lan đối phó hiệu quả với các thách thức an ninh, nhất là phòng chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, nâng cao năng lực thực thi pháp luật tại Thái Lan. Bởi Thái Lan là điểm trung chuyển và điểm đến của tội phạm buôn người quốc tế, là trung tâm sản xuất và phân phối hàng giả, trung tâm sản xuất buôn bán giấy tờ giả,… “Chợ đen” Thái Lan có đủ các loại mặt hàng bn lậu và hàng nhái từ dược phẩm đến ô tô sang trọng.

Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, hợp tác song phương với Trung Quốc cũng đem lại nhiều lợi ích cho Thái Lan, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh “ngoại giao văn hóa”. Việc hợp tác giáo dục giúp cho Thái Lan nâng cao chất lượng, đổi mới các chương trình giáo dục. Phía Trung Quốc cũng cung cấp

những học bổng ngắn hạn và dài hạn cho các học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh của Thái Lan sang Trung Quóc học tập và nghiên cứu. Các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, điện ảnh, âm nhạc, báo chí,… cũng giúp các lĩnh vực này của Thái Lan có điều kiện phát triển,… Quan hệ tốt đẹp và gần gũi với Trung Quốc giúp thúc đẩy và bảo vệ cộng đồng người Thái tại Trung Quốc.

Quan hệ Trung Quốc - Thái Lan (2006 - 2016), cũng đưa đến những hệ lụy

không tốt cho Thái Lan. Trong mối quan hệ này, Thái Lan đứng trước khả năng bị phụ thuộc và bị động trong con bài tính tốn chiến lược của Trung Quốc ở Đơng Nam Á. Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập khu vực đang diễn ra mạnh mẽ thì một vấn đề đặt ra đối với Thái Lan là phải dung hịa được lợi ích quốc gia của Thái Lan với lợi ích khu vực, cũng như lợi ích của Thái Lan đối với các đối tác khác, nhất là đối với Mỹ vốn là một đồng minh của Thái Lan. Việc giải quyết các mối quan hệ liên quan đến lợi ích của các cường quốc đã tác động đến đường lối đối ngoại và đối nội của Thái Lan. Đây thực sự đang là vấn đề nan giải đối với giới chính trường Thái Lan trong thời gian này và cả trong thời gian sắp tới.

Quan hệ kinh tế Thái Lan với Trung Quốc đưa đến sự lệ thuộc tương đối của Thái Lan vào nền kinh tế Trung Quốc. Mặc dù quan hệ thương mại hai chiều của hai nước đang tăng nhanh nhưng cũng khiến cho nền kinh tế Thái Lan phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc và dễ bị “tổn thương” trước những diễn biến bất thường và khó lường của nền kinh tế thế giới.

Quan hệ quân sự với Trung Quốc một mặt nào đó làm cho Thái Lan dần dần ngả về phía Trung Quốc, mặt khác đây là một trong những yếu tố khiến cho các nước láng giềng của Thái Lan lo ngại và thiếu tin tưởng trong quan hệ với Thái Lan. Trong bối cảnh đó, Thái Lan phải thúc đẩy và kết nối lại mối quan hệ quân sự với Mỹ, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quân sự trong ASEAN (cơ chế ADMM) nhằm tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.

Việc đẩy mạnh giao lưu văn hóa với Trung Quốc một mặt giúp cho nền văn hóa Thái Lan trở nên đa dạng và phong phú hơn, tuy nhiên mặt trái của nó đó chính là nền văn hóa Thái Lan đứng trước nguy cơ bị mất đi bản sắc trước sự du nhập của văn hóa ngoại lại. Đồng thời, việc cho xây dựng quá nhiều Học viện Khổng Tử trong các trường phổ thông trung học, đại học, cao đẳng dần dần sẽ làm mất đi những bản sắc riêng của của nền giáo dục Thái Lan.

3.2.3. Đối với khu vực Đông Nam Á

Đông Nam Á là khu vực phát triển năng động bậc nhất thế giới, là nơi hiện diện và tập trung nhiều lợi ích và ưu tiên chiến nước của các nước lớn. Hiện nay, Trung Quốc và Thái Lan đang là những thực thể có ảnh hưởng lớn ở khu vực, nên sự phát triển mối quan hệ này sẽ có những tác động nhất định đối với tình hình của khu vực.

Sự phát triển quan hệ Trung Quốc - Thái Lan đã góp phần thúc đẩy mối quan hệ ở khu vực Đông Nam Á. Đối với Trung Quốc, thông qua việc hợp tác với Thái Lan, Trung Quốc ngày càng khẳng định được vị thế của mình ở Đơng Nam Á. Thái Lan được xem là con bài chiến lược của Trung Quốc ở khu vực này, nhất là trong bối cảnh Mỹ đang thực hiện chính sách tái cân bằng chiến lược quay trở lại khu vực châu Á. Quan hệ giữa Trung Quốc và Thái Lan ngày càng trở nên tốt đẹp là cơ sở giúp cho quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN ngày càng phát triển.

Trong dịp kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ Trung Quốc - ASEAN (1991 - 2016), Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định quan hệ Trung Quốc - ASEAN đã có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ, lịng tin chính trị giữa hai bên khơng ngừng được tăng cường và đạt được nhiều thành tích thực chất. ASEAN hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc là nước đầu tiên xây dựng khu vực thương mại tự do với Đông Nam Á và liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN từ năm 2009 đến nay. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định quan hệ Trung Quốc - ASEAN đã đạt được nhiều

thành tựu trong “thập niên vàng” và đang có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ song phương trong “thập niên kim cương”. Trước đó, ơng Lý Khắc Cường cam kết khoản cho vay ưu đãi 20 tỷ USD phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng các nước ASEAN; cung cấp 3 tỷ USD cho Quỹ hợp tác đầu tư Trung Quốc - ASEAN (chuyên cung cấp tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng và năng lượng tại ASEAN) và 480 triệu USD hỗ trợ các nước ASEAN thúc đẩy xóa đói giảm nghèo.

Trung Quốc - ASEAN đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với nền tảng hợp tác về kinh tế - thương mại và đầu tư, tạo khuôn khổ mới về kết nối hợp tác giữa hai bên, góp phần đưa Trung Quốc và ASEAN trở thành một trong các hình mẫu hợp tác thành cơng giữa ASEAN và các đối tác chiến lược. Hai bên liên tục tổ chức các Hội nghị, diễn đàn, Hội chợ như Hội nghị thương đỉnh về Phát triển và Hợp tác tài chính Trung Quốc - ASEAN, Diễn đàn Văn hóa Trung Quốc - ASEAN; Hội nghị về Hợp tác thương mại và đầu tư xuyên biên giới, Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) …. nhằm giao lưu, thúc đẩy hợp tác kinh tế.

Trung Quốc cũng tăng cường giao lưu, hợp tác an ninh - quốc phòng với các nước ASEAN. Bộ trưởng Bộ Quốc phịng Trung Quốc Thường Vạn Tồn (16/10/2015) khẳng định, đối thoại và hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh là một thành tố quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - ASEAN; Trung Quốc muốn cùng ASEAN hợp tác để duy trì an ninh và ổn định trong khu vực; khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục điều phối và hợp tác với ASEAN trong các cơ chế đa phương như Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) và Diễn đàn khu vực (ARF)… Trung Quốc và ASEAN cũng đã cam kết thúc đẩy hợp tác thực thi luật pháp nhằm đối phó hiệu quả hơn những thách thức an ninh và tiến tới thành lập một học viện thực thi luật pháp để huấn luyện cảnh sát. Ngoài ra, Trung Quốc và ASEAN cam kết sẽ tăng cường các cuộc diễn tập về tìm kiếm cứu nạn, phịng chống thiên tai, thảm họa, hỗ trợ

nhân đạo và đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống khác trên Biển Đông.

Tuy nhiên, quan hệ giữa Trung Quốc - ASEAN cịn tồn tại một số khó khăn, đặc biệt là bất đồng giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Bất đồng giữa Trung Quốc và ASEAN trong vấn đề Biển Đông chủ yếu xuất phát từ chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương trực tiếp với nước liên quan của Trung Quốc và việc hai bên không đạt được đồng thuận cách tiếp cận vấn đề Biển Đông, nhất là nội dung cũng như cách thực thi Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (23/4) tuyên bố, vấn đề Biển Đông không phải tranh chấp giữa Trung Quốc và ASEAN. Nó khơng ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc - ASEAN.

Ở một phương diện nào đó, có thể nói, quan hệ Trung Quốc - Thái Lan đã góp phần tạo nên sự chuyển biến của các mối quan hệ giữa Thái Lan với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Trong quá trình hợp tác các diễn đàn khu vực, Trung Quốc và Thái Lan đều có những đề xuất hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy lợi ích của các thành viên. Bên cạnh đó, q trình hợp tác giữa Trung Quốc và Thái Lan cũng cung cấp những kinh nghiệm và mẫu hình cho sự liên kết và hợp tác khu vực. Thực tế cho thấy, những nỗ lực của Trung Quốc và Thái Lan trong việc thúc đẩy sự hợp tác đã có ảnh hưởng nhất định đến xu thế hợp tác ở khu vực Đông Nam Á.

3.3. Xu thế phát triển của quan hệ Trung Quốc - Thái Lan

Trong thời gian tới, quan hệ Trung Quốc - Thái Lan có nhiều thuận lợi và cũng khơng ít khó khăn. Điều đó có tác động đến hướng phát triển của mối quan hệ này

Hiện nay, xu thế khu vực hóa và quốc tế hóa đang diễn ra nhanh chóng, xu thế phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng xuất hiện rõ nét. Trong bối

cảnh đó, hội nhập khu vực và quốc tế trở thành một nhu cầu khách quan thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nước. Trên cơ sở cùng có lợi thì các nước đang vượt qua những cản trở để mở ra cơ hội hợp tác. Trong nền kinh tế luôn luôn vận động như hiện nay, tất cả các nước đều phải tập trung xây dựng nội lực để phát triển kinh tế, để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của nhau. Trung Quốc và Thái Lan đã có lịch sử thiết lập quan hệ tốt đẹp hơn 40 năm và tất yếu mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.

Chính phủ Trung Quốc ln khẳng định vai trị và vị trí quan trọng của Thái

Lan và coi Thái Lan là đối tác quan trọng hàng đầu của mình ở khu vực Đơng Nam Á. Trung Quốc và Thái Lan là những nước ở châu Á, có nhiều nét tương đồng về văn hóa, có những quan điểm tương đồng về các vấn đề quốc tế lớn như xu thế tồn cầu hóa, chống khủng bố, vấn đề về ơ nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, vấn đề về chủ quyền biên giới quốc gia,… Hai nước đều có nhu cầu mở rộng quan hệ hợp tác và đều thấy sự cần thiết phải tích cực hơn trong việc nhìn nhận giải quyết các vấn đề quốc tế.

Kể từ sau công cuộc cải cách mở cửa năm 1978, Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, từ đó Trung Quốc ln tham vọng trở thành một siêu cường và làm bá chủ tồn cầu. Biển Đơng vốn có tầm quan trọng đặc biệt sống cịn đối với Trung Quốc, 3/4 lượng hóa hóa vận chuyển của Trung Quốc đều phải qua nơi đây. Thêm vào đó, với sức về mạnh kinh tế, quân sự cùng với chính sách xoay trục của Mỹ và hành động “can thiệp” vào Biển Đông của Mỹ cũng làm tăng thêm sức ép đối với Trung Quốc. Vì thế, Trung Quốc rất cần có một đồng minh có vị thế địa - chính trị chiến lược như Thái Lan nhằm đối phó với chính sách “xoay trục” của Mỹ, cũng như sự trỗi dậy mạnh mẽ về quân sự của Nhật Bản sau nhiều thập kỷ “nằm im”. Hiện tại cũng như trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với Thái Lan, giúp đỡ Thái Lan trong quá trình phát triển và ổn định tình chính trị trong nước .

Thái Lan được coi là thị trường tiềm năng với khoảng 68 triệu dân, sức mua ngày càng cao. Hơn nữa, Thái Lan là thành viên của nhiều tổ chức khu vực và thế giới lớn như ASEAN, APEC, ASEM, WTO, Liên hợp quốc… Đây chính là cơ sở quan trọng, là yếu tố thuận lợi trong quan hệ với các nước nói chung và quan hệ với Trung Quốc nói riêng. Đồng thời, Thái Lan cịn đẩy mạnh tăng trưởng toàn diện, tăng trưởng xanh tập trung vào phát triển thân thiện với môi trường, tiến hành cải cách hệ thống hành chính cơng. Đây là cơ sở thuận lợi cho việc phát triển hệ thương mại với Trung Quốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những yếu tố truyền thống trong quan hệ giữa hai nước là cơ sở cho mối quan hệ Trung Quốc - Thái Lan tiếp tục phát triển. Thái Lan đóng một vai trị đặc biệt quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á kể từ sau công cuộc cải cách mở cửa năm 1978 đến nay. Quan hệ Trung Quốc - Thái Lan là một cặp quan hệ đặc biệt bởi nó đi từ đối đầu đến cộng tác cùng phát triển. Rõ ràng, để đi từ ít hiểu biết đến hiểu biết đầy đủ hơn, từ thiếu tin tưởng đến chia sẻ và hợp tác hai bên cùng có lợi là một q trình dài lâu. Mối quan hệ hai nước được tạo lập trên cơ sở tự nguyện vì lợi ích chung và lợi ích

Một phần của tài liệu QUAN hệ TRUNG QUỐC THÁI LAN từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 92)