Trên lĩnh vực văn hóa

Một phần của tài liệu QUAN hệ TRUNG QUỐC THÁI LAN từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 74 - 78)

7. Bố cục của luận văn

2.3.1.Trên lĩnh vực văn hóa

2.3. Quan hệ trên các lĩnh vực khác

2.3.1.Trên lĩnh vực văn hóa

Trung Quốc với 5000 năm lịch sử, văn hóa Trung Hoa cổ đại có ảnh hưởng sâu sắc, rộng rãi tới khu vực Đơng Nam Á trong đó có Thái Lan. Giao lưu văn hóa giữa hai nước này đã bắt đầu từ trước công nguyên. Các tư tưởng triết học Nho giáo và các tôn giao như đạo Phật, đạo Giáo lần lượt được truyền từ Trung Quốc vào Thái Lan, góp phần làm đặc sắc cho nền văn hóa Thái Lan. Ở Thái Lan, người gốc Hoa chiếm tới 14% dân số, chính vì vậy tiếng Hán cũng là một trong những thứ tiếng được sử dụng rộng rãi. Các quan hệ trong xã hội Thái Lan hiện đại vẫn chịu sự chi phối sâu sắc của văn hóa Phật giáo. Hợp tác song phương diễn ra trong một mơi trường tương đồng về văn hóa là một thuận lợi to lớn cho nhu cầu và mong muốn xây dựng và phát triển quan hệ hai nước.

Từ sau khi Trung Quốc và Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, nhiều đồn của các cơ quan làm cơng tác báo chí, xuất bản của cả hai nước đã qua thăm, trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Các chuyến thăm này nhằm mục đích trao đổi tình hình và khả năng hợp tác, đặc biệt là kinh nghiệm hoạt động trong cơ chế thị trường. Mặt khác, qua các chuyến thăm, các nhà báo của hai nước có điều kiện tìm hiểu thực tế, viết bài giới thiệu giúp cho nhân dân hai nước có điều kiện hiểu thêm về đời sống vật chất văn hóa tinh thần của nhau.

Nội dung hợp tác văn hóa giữa hai nước cũng được nêu rõ trong “Biên bản ghi nhớ về hợp tác văn hóa” năm 1996. Từ đó, quan hệ về văn hóa giữa Trung Quốc và Thái Lan khơng ngừng được mở rộng.

Từ năm 2014, hợp tác giao lưu văn hóa giữa hai nước được đẩy mạnh. Năm 2014, quận Tây Thành, thành phố Bắc Kinh tiến hành tổ chức “Hành trình văn

hóa Bắc Kinh - ASEAN”. Đây là chương trình giao lưu văn hóa lớn được triển

khai tại các nước ASEAN trong đó có Thái Lan .

Tại buổi giao lưu này, các đại biểu và các sinh viên u thích văn hóa Trung Quốc được thưởng thức các tiết mục biểu diễn đặc sắc, giao lưu và tương

tác trực tiếp với các chương trình văn hóa phi vật thể của Trung Quốc. Các tiết mục biểu diễn đều do các nghệ nhân hoặc các truyền nhân văn hóa phi vật thể biểu diễn. Đại biểu cịn được làm các sản phẩm của mình như “khẩu thuật” (kỹ thuật nhại tiếng chim, tiếng đàn sáo, muông thú…); “cổ Thái Hý Pháp” (một loại hình ảo thuật truyền thống xuất hiện từ thời Nam Tống) dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân Trung Quốc; biểu diễn cổ cầm,… Ngoại ra, tại buổi giao lưu, các sản phẩm thủ công được trưng bày và tổ chức biểu diễn chế tác như: vẽ tranh ngược trong chai, nghệ thuật chế tác hương liệu truyền thống, nặn tượng, nghệ thuật cắt giấy, tết cỏ, vẽ tranh trên quả hồ lơ... Khách tham quan có thể tương tác trực tiếp với nghệ nhân, tiếp cận với vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống Trung Quốc. Phần trưng bày ảnh chủ đề “Sức hút Bắc Kinh - Sắc màu

Tây Thành” đã giới thiệu phong cảnh lịch sử - văn hóa cùng kiến trúc hiện đại

tiêu biểu của thành phố Bắc Kinh.

Để làm sâu sắc hơn nét tương đồng về văn hóa giữa hai nước nhất là văn hóa Phật giáo và để tiến tới kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, ngày 23/03/2015, theo lời mời của Bộ Quốc tế Tôn giáo Văn hóa Thái Lan, ơng Tương Kiên Vĩnh, Phó Cục trưởng Tơn giáo quốc gia sự vụ Trung Quốc đến Thái Lan tổ chức buổi giao lưu về tình hữu nghị giữa hai quốc gia và cầu phúc chúc thọ cho Quốc vương Thái Lan. Thay mặt Giáo hội Phật giáo Thái Lan, Trưởng lão Hòa thượng Đại Tăng vương Thái Lan và Trưởng lão Hịa thượng Phó Tăng vương Thái Lan tiếp đón đồn. Chuyến viếng thăm đã làm sâu đậm thêm tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Trung Quốc và Thái Lan, góp phần thúc đẩy trao đổi văn hóa và đóng một vai trị tích cực trong hịa bình thế giới.

Ơng Tương Kiên Vĩnh cho biết: Bốn mươi năm về trước, ngày 21/03/1975 chính thức bắt đầu hợp tác hữu nghị giữa hai nước Phật giáo Trung Quốc và Thái Lan, vì lợi ích chúng sinh, vì sự nghiệp hịa bình thế giới.

Trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Thái Lan (1975 - 2015), Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Thái Lan, Bộ Văn hóa Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa tổ chức một đồn caravan du lịch hữu nghị và văn hóa Thái - Trung đặc biệt có tên là “15.000 dặm từ Altai đến Suvarnabhumi”. Hoạt động này là một biểu hiện sinh động của quan hệ hợp tác về văn hóa giữa Trung Quốc và Thái Lan.

Ơng Yuthasak Supasorn, Tổng cục trưởng TAT nói: “Đồn caravan hữu nghị đặc biệt này cũng được tổ chức với mục đích thắt chặt sự hợp tác về văn hóa, du lịch giữa Thái Lan và Trung Quốc, tăng cường nhận thức và quảng bá hình ảnh về “Năm Discover Thainess 2015” của Thái Lan, cũng như kỷ niệm 55 năm thành lập TAT và giới thiệu các tuyến đường liên kết các quốc gia trong Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN.

Đoàn caravan đặc biệt này bắt đầu hành trình từ 16/11/2015 và kéo dài đến 13/12/2015 với tổng cộng 31 ngày - 30 đêm. Hành trình sẽ đi qua “Con đường tơ lụa” đặc biệt thủa xưa, khởi đầu ở Trung Quốc từ dãy Altai đến Xishuangbanna, qua Lào và sau đó đến Thái Lan qua cửa ngõ phía Bắc (Chiang Rai). Đồn caravan sẽ đi khám phá 19 tỉnh miền Trung Thái Lan qua cửa khẩu Singkhon nằm ở biên giới Thái Lan và Myanmar.

Ngày 28/9/2016, lễ thử xe của hoạt động đoàn xe “Chuyến đi hữu nghị du lịch văn hóa Trung Quốc - Thái Lan 2016” diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Băng Cốc.

Hoạt động đoàn xe “Chuyến đi hữu nghị du lịch văn hóa Trung Quốc - Thái Lan 2016” khởi hành tại thành phố Ngạc Nhĩ Đa Tư, Nội Mông, Trung Quốc vào ngày 22/8/2016. Trong hành trình hơn một tháng, đồn xe đã triển khai hoạt động giao lưu phong phú đa dạng như trình diễn du lịch đường phố, biểu diễn văn nghệ chuyên đề, tham quan và trải nghiệm văn hóa, v.v., tại 7 tỉnh và khu tự trị của Trung Quốc và hơn 10 tỉnh thành của Thái Lan.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Thái Lan Visanu cho biết, Trung Quốc là nước có nguồn du khách đến Thái Lan lớn nhất, hoạt động đoàn xe chuyến đi hữu nghị đã làm sâu sắc giao lưu văn hóa và du lịch giữa hai nước [62].

Mặt khác, để tăng cường ngoại giao văn hóa, Trung Quốc cho thành lập 23 học viện Khổng Tử ở Thái Lan để học tiếng Hán và tìm hiểu văn hóa Hán đã trở thành nguyện vọng của nhiều người Thái Lan, nhất là lớp trẻ. Cả nước Thái Lan có hơn 1.000 trường học mở mơn học tiếng Hán, khoảng 400.000 học sinh đang theo học tiếng Hán [29;204].

Về lĩnh vực xuất bản, từ nhiều năm qua, các nhà xuất bản lớn của hai nước đã xây dựng, duy trì mối quan hệ hợp tác có hiệu quả trong cơng tác xuất bản, biên tập, phát hành sách và những vấn đề hai nước cùng quan tâm.

Trung Quốc và Thái Lan là những nước có nền điện ảnh phát triển mạnh. Trong gần một thế kỷ phát triển, điện ảnh Trung Quốc đã đóng góp cho thế giới hơn 30.000 bộ phim trong đó có hơn 400 bộ đã đạt các giải thưởng. Đến năm 2016, Trung Quốc có hơn 40 xưởng phim, hàng năm sản xuất khoảng 250 bộ phim truyện, trong đó có khoảng 50 bộ được người xem hâm mộ. Chính số lượng và chất lượng phim Trung Quốc đã giải thích vì sao trong thời gian gần đây phim Trung Quốc được chiếu nhiều như vậy ở Thái Lan thơng qua Đài truyền hình Thái Lan và Đài truyền hình các tỉnh của Thái Lan. Cũng giống như Trung Quốc, ngành công nghiệp điện ảnh của Thái Lan cũng rất phát triển. Nhiều bộ phim võ thuật, phim tâm lý xã hội có chất lượng ra đời mang đậm nét văn hóa Thái Lan. Thời gian gần đây, Đài truyền hình Trung ương và Đài truyền hình các tỉnh Trung Quốc đã phát sóng nhiều bộ phim truyền hình Thái Lan.

Từ sự du nhập của hàng loạt các bộ phim truyền hình, làn sóng văn hóa Trung Quốc như thời trang, ẩm thực... đã xâm lấn vào nét sinh hoạt văn hóa hàng ngày của người dân, mà trước hết là giới trẻ tại Thái Lan. Làn sóng tìm hiểu văn hóa Trung Hoa, học tiếng Trung ở Thái Lan do đó cũng diễn ra mạnh mẽ hơn.

Xét trên bình diện tổng thể, giao lưu văn hóa đã mang lại nhiều tác động, dẹp bỏ những quan ngại không căn cứ và sự ngờ vực lẫn nhau, loại bỏ những yếu tố gây tổn hại quan hệ song phương và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.

Một phần của tài liệu QUAN hệ TRUNG QUỐC THÁI LAN từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 74 - 78)