Quan hệ Trung Quốc Thái Lan trước năm 2006

Một phần của tài liệu QUAN hệ TRUNG QUỐC THÁI LAN từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 34 - 41)

7. Bố cục của luận văn

1.3. Quan hệ Trung Quốc Thái Lan trước năm 2006

Ngày 01/07/1975, quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc - Thái Lan chính thức được thiết lập nhân dịp chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Thái Lan Kucrít Paramốt. Trong chuyến thăm này, Thủ tướng Thái Lan Kucrít Paramốt đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, hai bên đã tiến hành ra thông cáo chung về mối quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước.

Với sự kiện này, quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Thái Lan đã bước lên một tầm cao mới, đánh dấu một thời kỳ cùng hợp tác, phát triển giữa hai quốc gia, đồng thời cũng chấm dứt một thời kỳ kéo dài gần ba thập kỷ đối đầu.

Kể từ khi thiết lập mối quan hệ ngoại giao chính thức từ năm 1975 đến 2005 lãnh đạo hai nước đã có những chuyến thăm chính thức, thơng qua những chuyến thăm này đã mở ra cơ hội hợp tác, đầu tư giữa hai nước.

Vào thời điểm bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, quan hệ Trung Quốc - Thái Lan khơng mấy chặt chẽ vì người Thái Lan cịn lo sợ sự ủng hộ tiếp tục của Trung Quốc cho Đảng Cộng sản Thái Lan. Nhưng kể từ những năm 1980, lãnh đạo cấp cao của hai quốc gia thường xuyên trao đổi các chuyến thăm. Trao đổi quân sự cũng bắt đầu từ những năm 1980 khi hai nước triển khai hợp tác chiến lược.

Khi tiến hành hợp tác với Thái Lan nhất là trong việc giải quyết vấn đề Campuchia, Trung Quốc mong muốn Thái Lan sẽ trở thành cầu nối để giúp Trung Quốc tiến lại gần Mỹ và mong muốn Mỹ giúp đỡ cả về vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ trong bối cảnh Trung Quốc đang tiến hành đường lối cải cách.

Về phía Thái lan trong khi thúc đẩy quan hệ chính trị - ngoại giao với Trung Quốc, Thái Lan đã phối hợp chặt chẽ với Trung Quốc trong việc ủng hộ Khơme đỏ nhằm tái lập Campuchia Dân chủ, bất chấp chế độ này trước đây đã tiến hành nhiều hành động thù địch với Thái Lan khi cịn tồn tại. Ngồi động cơ chiến lược trên, Thái Lan cịn tìm kiếm lợi ích chính trị quan trọng khác trong hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề Campuchia như là Thái Lan mong muốn được phía Trung Quốc bán dầu cho Thái Lan với giá hữu nghị hơn so với bán cho các quốc gia khác.

Những năm cuối cùng của thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX trên thế giới diễn ra sự kiện lớn làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới cũng như tác động đến tồn bộ đời sống chính trị thế giới và làm thay đổi trật tự quốc tế.

Chiến tranh Lạnh chấm dứt đã làm sụp đổ trật tự hai cực. Sự thay đổi này dẫn đến những biến đổi to lớn trong quan hệ Trung Quốc - Thái Lan. Sự cạnh tranh của thế giới chuyển từ ý thức hệ sang trình độ phát triển. Với tư cách là những nhân tố có ảnh hưởng lớn, quan hệ Mỹ - Trung Quốc ngày càng trở thành quan trọng đối với tồn khu vực Đơng Nam Á và quan hệ Trung Quốc - Thái Lan.

Chiến tranh Lạnh kết thúc đã đem lại có hội cho Mỹ trở thành siêu cường quốc duy nhất trong trật tự thế giới mới. Tuy chấp nhận vị thế của Mỹ song các cường quốc đang nỗ lực vươn lên để chia sẽ quyền lãnh đạo thế giới với Mỹ. Những biến đổi trong mơi trường chính trị - an ninh đã có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến mối quan hệ Trung Quốc - Thái Lan thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.

Chiến tranh Lạnh kết thúc cũng tạo ra thách thức mới đối với an ninh khu vực Đông Nam Á. Do việc Mỹ và Nga rút bỏ sự hiện diện về quân sự ỏ khu vực, “khoảng trống quyền lực” một lần nữa lại hiện diện ở Đơng Nam Á. Một nguy có khác về chính trị đối với khu vực Đơng Nam Á là khả năng bùng phát những vấn đề do lịch sử để lại. Tất cả những điều này tạo cơ hội tốt cho Trung Quốc để gia tăng ảnh hưởng ở Đơng Nam Á. Chính vì vậy, Trung Quốc tăng cường mối quan hệ với Thái Lan cũng là một phần để khỏa lấp “khoảng trống quyền lực” và tăng cường vị thế của mình ở Đơng Nám Á.

Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Trung Quốc và Thái Lan diễn ra hết sức sôi động. Sau khi lên cầm quyền, ông Thaksin đã chọn Trung Quốc là nước lớn đầu tiên đi thăm với tư cách Thủ tướng Thái Lan. Sau chuyến thăm tiến hành vào năm 2001, trong 6 năm cầm quyền, Thủ tướng Thaksin còn tới thăm Trung Quốc 4 lần nữa trong các năm 2002, 2003, 2004 và 2005. Đồng thời các thành viên trong Hồng tộc Thái Lan cũng liên tục có những chuyến thăm Trung Quốc.

Trong những năm 2002, 2003, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng tới thăm Thái Lan. Tháng 4/2002, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tới Thái Lan để dự Hội nghị

đặc biệt về SARS giữa nhà lãnh đạo Trung Quốc và ASEAN. Tới tháng 9, Chủ tịch Ủy ban thường trực Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Bằng thăm thiện chí chính thức Thái Lan. Tháng 1/2003, Phó Thủ tướng Lý Lam Thanh thăm Thái Lan.

Trên lĩnh vực an ninh quân sự, hai quốc gia Trung Quốc và Thái Lan có những bước phát triển mạnh mẽ và vượt bậc dưới thời cầm quyền của Thủ tướng Thaksin. Hợp tác quân sự của Trung Quốc và Thái Lan trong thời gian này tập trung vào các lĩnh vực bao gồm: quan sát tập trận quân sự của nhau; khơi phục việc bán vũ khí cho Thái Lan; trao đổi giáo dục, phối hợp đào tạo và huấn luyện. Đặc biệt, vào tháng 12/2005, hải quân hai nước đã tiến hành đã tiến hành tập trận chung đầu tiên tại Vịnh Thái Lan mang tên “Hữu nghị Trung - Thái 2005”. Trong cuộc tập trận này, để phô diễn sức mạnh quân sự của mình, Trung Quốc đã điều tàu khu trục có tên lửa điều khiển Thâm Quyến cùng tàu hộ tống Weshanhu đến tham gia cuộc tập trận. Về phía mình, Thái Lan cũng đưa tàu khu trục Chaopraya tới để diễn tập.

Trên lĩnh vực kinh tế, Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc do phía Trung Quốc khởi xướng được Thái Lan là thành viên của ASEAN tham gia rất nhiệt tình . Để triển khai ACFTA, ngày 18/06.2003, tại Thái Lan, Bộ trưởng Thương mại hai nước Thái Lan và Trung Quốc chính thức ký Hiệp định mậu dịch tự do Trung Quốc - Thái Lan và Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 01/10/2003.

Trong hợp tác đầu tư Trung Quốc là nước đầu tư vào Thái Lan chậm hơn đầu tư của Thái Lan vào Trung Quốc và chi được thúc đẩy sau khi chính phủ Thái Lan và Trung Quốc tiến hành ký kết Hiệp định thúc đẩy bảo hộ đầu tư lẫn nhau (3/1985), trong chuyến thăm Thái Lan của chủ tịch Lý Tiên Niệm. Năm 1986, hai bên đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần. Từ đó, đầu tư của Trung Quốc ở Thái Lan được thúc đẩy. Trước năm 1985, hầu hết đầu tư của

Trung Quốc ở Thái Lan là dưới hình thực mậu dịch, khơng phải là sản xuất, cịn kể từ 1987 về sau, hầu hết các dự án, đó là liên doanh sản xuất với đối tác Thái Lan.

Các nhà đầu tư Thái Lan bắt đầu tiến hành đầu từ vào Trung Quốc từ năm 1981. Hầu hết các dự án đầu tư vào Trung Quốc trong thời kỳ này là các dự án sản xuất, bao gồm các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, đồ uống, xe máy, sợi tổng hợp, chất dẻo, kính, sơn,… cùng với đó là một số dự án dịch vụ như khách sạn, vận chuyển tàu biển, sân gôn,…

Bước sang thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, Trong thời kỳ cầm quyền của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào nền kinh tế Thái Lan. Tổng số vốn đầu từ vào Thái Lan giai đoạn 2001 - 2005 lên tới hơn 1,5 tỷ USD. Mặc dù đây là con số khá khiếm tốn so với tiềm năng của hai nước, nhưng nó cũng là cơ sở cho việc hợp tác kinh tế, thương mai giữa hai nước được đẩy mạnh vào giai đoạn tiếp theo.

Trong việc hợp tác Tiểu vùng sông Mekong (GMS) cả Trung Quốc - Thái Lan đều rất nhiệt tình tham gia. Chính vì vậy, trong chuyến thăm tới Trung Quốc vào năm 2001 của Thủ Tướng Thaksin, trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Ôn Gia Bảo hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác GMS và lấy quan hệ song phương Trung Quốc - Thái Lan làm thí điểm. Ngay sau đó là hàng loạt các dự án có tính khu vực, tiểu vùng đã được triển khai, trong đó hợp tác giữa Trung Quốc vàThái Lan là hạt nhân quan trọng.

Trên lĩnh vực văn hóa, năm 2001, Trung Quốc và Thái Lan đã tiến hành ký kết Hiệp định về hợp tác văn hóa. Hàng loạt các nội dung của lĩnh vực hợp tác này đã được triển khai mạnh mẽ như báo chí, ca mua nhạc, sân khấu, thư viện, mỹ thuật,…

Trong lĩnh vực giáo dục, tại Thái Lan, việc dạy tiếng Trung Quốc được đặc biệt quan tâm ở các trường trung học. Theo sự thỏa thuận giữa Bộ Giáo dục giữa hai nước, tháng 1/2006 Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ cho học sinh, sinh viên

Thái Lan theo học tiếng Trung Quốc. Một số Viện Khổng Tử cũng được thành lập ở một số trường đại học và cao đẳng ở Thái Lan;

Hợp tác du lịch giữa hai bên tiếp tục được đẩy mạnh, du khách Trung Quốc đến với xứ sở Chùa vàng ngày càng nhiều. Đây là một nguồn thu rất lớn đối với ngành công nghiệp khơng khói của Thái Lan. Trong lĩnh vực nghiên cứu, hai bên đã tham gia hợp tác nghiên cứu, sử dụng một số kết quả ở nhiều lĩnh vực, nhất là về nông nghiệp.

Như vậy, bối cảnh quốc tế và khu vực giúp cho Trung Quốc và Thái Lan từng bước xích lại gần nhau hơn. Đây chính là một trong những điều kiện tiên quyết cho quá trình hợp tác giữa hai quốc gia. Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức Trung Quốc và Thái Lan đã đẩy mạnh quan hệ trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị - ngồi giao, quốc phịng - an ninh đến hợp tác trên lĩnh vực kinh tế,…

Tiểu kết chương 1

Quan hệ Trung Quốc - Thái Lan chịu sự tác động từ những chuyển biến mạnh mẽ của mơi trường quốc tế với những biểu hiện như tồn cầu hóa, khu vực hóa phát triển mạnh mẽ; cách mạng khoa học - công nghệ với q trình tin học hóa sản xuất ngày càng lan rộng; khủng hoảng tài chính và kinh tế tồn cầu; vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông… Điều này là một rào cản ngăn cách sự phát triển quan hệ song phương giữa hai nước.

Tuy nhiên, xu thế hịa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo có ảnh hưởng lớn đến quan hệ giữa hai nước. Hơn nữa, quá trình phát triển quan hệ Trung Quốc - Thái Lan được xây dựng trên cơ sở cộng sinh về lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị và an ninh. Cho nên, việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác Trung Quốc - Thái Lan là một xu thế tất yếu.

Chính sách của Trung Quốc và Thái Lan trong bối cảnh mới cũng là những nhân tố hết sức quan trọng, thúc đẩy mối quan hệ hai nước phát triển nhanh chóng. Ngồi ra, quan hệ Trung Quốc - Thái Lan còn bị ảnh hưởng bởi vai trị, chính sách đối ngoại của một số nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, trong đó, nổi bật nhất là Mỹ. Chính sách của Mỹ là nhân tố chi phối mạnh đến cặp quan hệ Trung Quốc - Thái Lan.

Các nhân tố chủ quan và khách quan là cơ sở quan trọng để hai nước Trung Quốc và Thái Lan có thể hoạch định và phát triển quan hệ lẫn nhau. Chính sách đối ngoại mà Trung Quốc và Thái Lan dành cho nhau trong từng thời điểm lịch sử giữ vai trò quyết định đối với mối quan hệ này.

CHƯƠNG 2

QUAN HỆ TRUNG QUỐC - THÁI LAN TRÊN CÁC LĨNH VỰC TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2016

Một phần của tài liệu QUAN hệ TRUNG QUỐC THÁI LAN từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 34 - 41)