Trên lĩnh vực giáo dục

Một phần của tài liệu QUAN hệ TRUNG QUỐC THÁI LAN từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 78 - 80)

7. Bố cục của luận văn

2.3.2.Trên lĩnh vực giáo dục

2.3. Quan hệ trên các lĩnh vực khác

2.3.2.Trên lĩnh vực giáo dục

Trung Quốc và Thái Lan đã ký kết văn bản về giao lưu và hợp tác giáo dục, như “Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về trình độ giáo dục đại học và bằng cấp” (2007), “Thỏa thuận hợp tác giáo dục” (2009). Từ đó, được sự ủng hộ của chính phủ hai nước, hàng trăm trường đại học và cơ sở giáo dục và đào tạo của hai bên đã tiến hành hoạt động giao lưu, hợp tác với nhiều hình thức phong phú và nội dung thiết thực.

Hiện nay, hàng chục nghìn sinh viên Thái Lan đang lưu học tại Trung Quốc, chiếm số lượng tương đối lớn so với sinh viên nước ngoài tại đây. Các trường đại học ở Trung Quốc đã nhận lưu học sinh Thái Lan sang học tập và nghiên cứu. Đến năm 2006, số sinh viên Thái Lan chính thức học tập tại Trung Quốc là 10.000, nếu tính cả những người sang nghiên cứu, học tập ngắn hạn, con số này ít nhất là 13.000. Năm 2015, có khoảng 22.000 sinh viên Thái Lan đang du học tại Trung Quốc [78].

Những trường Đại học ở Trung Quốc thu hút sinh viên Thái Lan sang học tập và nghiên cứu nhiều nhất là Đại học Bắc Kinh, Đại học Ngôn ngữ và Văn hóa Bắc Kinh, Đại học Nhân dân Trung Quốc, Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Đại học Phúc Đán (Thượng Hải), Đại học Nam Khai (Thiên Tân), Đại học Sơn Đông... Nghiên cứu sinh, lưu học sinh về Đông y chủ yếu học tại Đại học Trung y dược Bắc Kinh, Đại học Trung y dược Thượng Hải... Việc sinh viên Thái Lan lựa chọn Trung Quốc để theo học các chương trình đại học và sau đại học là do sự gần gũi về địa lý, chất lượng đào tạo của các trường đại học Trung Quốc là tương đối tốt, giá học phí và chi phí sinh hoạt khơng cao.

Ngược lại, sinh viên Trung Quốc sang Thái Lan học tập và nghiên cứu ngày càng đông. Hiện nay, số lượng sinh viên Trung Quốc chiếm số lượng đông

đảo nhất trong sinh viên quốc tế tại Thái Lan. Năm 2007, sinh viên Trung Quốc học tập tại Thái Lan đã đạt 7.500 người và tăng lên một phần ba trong năm 2008. Tính đến năm 2015, số lượng sinh viên Trung Quốc tại Thái Lan đạt hơn 15.000, tăng gấp đơi so với năm 2007. Năm 2016 có khoảng 15.000 sinh viên Trung Quốc ở Thái Lan, theo học ở 44 trường cao đẳng và đại học [78]. Các sinh viên Trung Quốc chủ yếu tập trung học tập ở các ngành như là Quản trị kinh doanh, quản lý thị trường, quản lý kinh doanh quốc tế và công tác giáo dục của Thái Lan.

Hiện nay, ở Thái Lan ngồi tiếng Anh được sử dụng phổ thơng thì tiếng Trung đã trở thành ngoại ngữ thứ 2. Các trường Thái Lan rất chú ý thúc đẩy việc dạy tiếng Trung ở các trường học. Theo sự thỏa thuận của Bộ Giáo dục hai nước tháng 1/2006, Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ cho học sinh, sinh viên Thái Lan học tiếng Trung Quốc. Năm 2016, đã có 576 trường trung học phổ thông, chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học dạy tiếng Trung Quốc tại Thái Lan [78].

Có thể thấy rằng, Trung Quốc đã có một bước khơn khéo trong chiến lược quảng bá sức mạnh mềm văn hóa khi chọn Khổng Tử làm tên gọi cho cơ quan truyền bá tiếng Hán, văn hóa Hán ra tồn thế giới. Từ năm 2005 đến nay, Học viện Khổng Tử có chức năng chủ yếu chuyên đào tạo tiếng Hán và đào tạo đội ngũ giáo viên dạy tiếng Hán cho các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, tư vấn cho học sinh đến Trung Quốc du học, giới thiệu về Trung Quốc đương đại, làm quen với văn hóa Trung Hoa… Học viện Khổng Tử đã và đang trở thành “tấm danh thiếp” truyền bá tinh hoa văn hóa Hán với hạt nhân là tư tưởng “hài hịa”, “hịa giải”, “hịa bình” của Khổng Tử ra tồn thế giới. Theo thống kê, tính đến tháng 4/2009, có hơn 300 Học viện Khổng Tử và lớp học Khổng Tử đã được thành lập tại 81 nước và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Tại Châu Á, có 90 học viện Khổng Tử và lớp học Khổng Tử đã được thiết lập tại 26 quốc gia và vùng lãnh thổ, riêng ở Thái Lan đã lên tới 23 học viện [29; 201]. Điều này càng

chứng tỏ quá trình giao lưu giáo dục giữa hai quốc gia Trung Quốc và Thái Lan đã và đang được chính phủ và nhân dân hai nước ngày càng quan tâm.

Việc trao đổi giáo viên, nhất là đội ngũ giáo viên Hán ngữ vẫn được diễn ra thường xuyên. Hàng năm, Bộ Giáo dục hai nước tiến hành tổ chức các buổi giao lưu, học tập trao đổi kinh nghiệm về dạy và học. Đồng thời nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý giữa hai bên.

Có thể nói, hoạt động hợp tác giáo dục và đào tạo giữa chính phủ hai nước và giữa các trường đại học của Trung Quốc và Thái Lan diễn ra rất sơi nổi và có hệ thống kể từ thời điểm hai nước bình thường hóa đến nay, chất lượng đào tạo ngày càng được nâng lên.

Một phần của tài liệu QUAN hệ TRUNG QUỐC THÁI LAN từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 78 - 80)