Việc thực hiện CBXH cịn phụ thuộc vào tính chất của chế độ chính trị, đảng cầm quyền và Nhà nước. Đây là những nhân tố chủ yếu quy định phạm vi, mức độ và đối tượng thực hiện CBXH.
Trong các xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng khơng thể có CBXH giữa những người áp bức, bóc lột và những người bị áp bức, bóc lột. Bởi vì, bản chất của chế độ xã hội đó là bóc lột mà đại biểu cho chế độ đó, là những người nắm chính quyền, cai trị, áp bức nhân dân. Trong xã hội ấy, chỉ có cơng bằng đối với thiểu số áp bức bóc lột. Những người bị áp bức bóc lột khơng thể có được sự cơng bằng xã hội.
Trong CNTB, vấn đề CBXH được nhận thức và hiện thực hóa trên cơ sở của thế giới quan và nhân sinh quan mới của giai cấp tư sản. Theo đó, CBXH được nhấn mạnh ở khía cạnh là sự ngang nhau hay bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân trước pháp luật. CBXH trong CNTB nhấn
mạnh sự ngang bằng về cơ hội cho sự phát triển cá nhân v.v.. Tuy nhiên, do tính chất của chế độ chính trị tư sản quy định, CBXH trong CNTB gặp rất nhiều cản trở để hiện thực hóa trong đời sống. KTTT tư bản, pháp luật tư sản là những giới hạn quy định tính khơng triệt để của CBXH trong CNTB.
Dưới chế độ XHCN - chế độ chính trị của đơng đảo giai cấp công nhân, nhân dân lao động, với mục tiêu cao cả là hướng tới một xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh thì CBXH mới có điều kiện thực hiện đầy đủ và thực chất. Trong xã hội ấy, CBXH được thực hiện với mọi người dân. Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân là tổ chức (cơ quan) thực hiện CBXH thơng qua các chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Ở khía cạnh chính trị, CBXH phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của chế độ chính trị, của nhà nước, của đảng cầm quyền, v.v.. Đồng thời, CBXH ở những tính chất và mức độ khác nhau chỉ có thể có được trong các chế độ dân chủ, quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước được xác định là của nhân dân và từ nhân dân. Hơn nữa, CBXH cịn phải được thể chế hóa trong các chế độ, chính sách của Nhà nước. CBXH là một yêu cầu khách quan của xã hội, và do vậy, nó chỉ có thể trở thành hiện thực khi trở thành ý chí và lợi ích phổ biến của xã hội. Q trình dân chủ hóa xã hội là q trình hiện thực hóa CBXH ở những quy mơ và mức độ nhất định. CBXH, như thực tế cho thấy, luôn là kết quả của các cuộc đấu tranh của các giai cấp, tầng lớp và nhóm xã hội bị thống trị, yếu thế và dễ bị tổn thương. Các chuẩn mực về CBXH được quy định bởi luật pháp, thể hiện trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội và được thực hiện bằng các chính sách của nhà nước. Nhà nước thể hiện đầy đủ tập trung nhất bản chất của chế độ chính trị và của đảng cầm quyền, là nhân tố quyết định việc thực hiện CBXH.