Đặc điểm, vai trị, chức năng cơ bản của chính quyềncấp tỉnh

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện công bằng xã hội ở bình thuận hiện nay (Trang 38 - 46)

tỉnh

* Đặc điểm của chính quyền cấp tỉnh

Một là: Chính quyền cấp tỉnh (chính quyền địa phương) ở nước ta là

một bộ phận hợp thành, gắn bó hữu cơ của chính quyền Nhà nước thống nhất, là hình thức pháp lý thơng qua đó nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở địa phương (cấp tỉnh). Vì vậy, tính nhà nước là thuộc tính vốn có của chính quyền địa phương ở nước ta chứ khơng phải tính “phi nhà nước” như của các cơ quan tự quản địa phương của một số nước phương Tây.

Tính quyền lực nhà nước của chính quyền địa phương khơng chỉ xác định vị trí, tính chất pháp lý và vai trị của các cơ quan chính quyền địa phương trong cơ chế thực hiện quyền lực Nhà nước thống nhất của nhân dân, mà còn xác định thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quyết định các biện pháp nhằm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nói chung, trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương nói riêng. Đặc biệt là giá trị pháp lý của các văn bản do chính quyền địa phương ban hành và thẩm quyền của các cơ quan chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật đối với tất cả các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và công dân ở địa phương được quy định bởi tính quyền lực nhà nước của các cơ quan chính quyền địa phương.

Hai là: Khơng phải mọi cơ quan Nhà nước được tổ chức và hoạt động

ở địa phương giải quyết các vấn đề phát sinh ở địa phương đều nằm trong cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương. Điều này khơng có nghĩa chỉ trừ có các cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương (Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân), mà còn bao gồm cả các cơ quan của các bộ, ngành trung ương đóng ở địa phương. Những cơ quan này không do nhân dân địa phương thành

lập ra dù trực tiếp hay gián tiếp mà do các cơ quan nhà nước ở trung ương thành lập và chỉ đạo hoạt động của chúng.

Ba là: Các cơ quan chính quyền địa phương về nguyên tắc phải do

nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra hoặc được thành lập trên cơ sở của các cơ quan đại diện của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật. Quan niệm phổ biến ở nước ta cho rằng khái niệm chính quyền địa phương chỉ gồm có HĐND và UBND, hoặc ngồi HĐND và UBND cịn có thêm các cơ quan chun mơn thuộc Ủy ban nhân dân.

Đặc điểm này bắt nguồn từ thực tiễn pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở nước ta trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Điều 1 Sắc lệnh số 63 ngày 22.11.1945 về tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chánh xã, huyện, tỉnh, kỳ quy định: “Để thực hiện chính quyền nhân dân địa phương trong nước Việt Nam, sẽ đặt hai cơ quan: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính”. Điều 3 Sắc lệnh 77 ngày 21.12.1945 về tổ chức chính quyền nhân dân ở các thị xã, thành phố cũng quy định: “ Ở mỗi thành phố sẽ đặt ra 3 thứ cơ quan: HĐND thành phố, UBHC thành phố, và UBHC khu phố”. Như vậy theo quy định của Sắc lệnh số 63 và Sắc lệnh số 77 năm 1945 chính quyền nhân dân ở địa phương chỉ gồm có HĐND và UBHC. Sau ngày hịa bình lập lại trên miền Bắc, ngày 31.5.1958 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa I đã thơng qua Luật số 110 về tổ chức chính quyền địa phương. Điều 1 của Luật này cũng quy định chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chánh.

Nhưng khác với các văn bản pháp luật về chính quyền địa phương trước khi có Hiến pháp 1959, bắt đầu từ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chánh năm 1962, cũng như Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994, sau này cũng khơng có quy định nào sử dụng thuật ngữ “chính quyền địa phương”. Các luật này đã bổ sung thêm nhiều điều, mục để quy định về cơ cấu tổ chức HĐND và UBND, như: Luật năm 1962 lần đầu tiên quy định

HĐND các cấp thành lập các Ban chuyên trách của HĐND; quy định UBHC các cấp có quyền quyết định thành lập, bãi bỏ các cơ quan chuyên môn thuộc UBHC (chứ không phải bên cạnh UBHC như trước đây). Các cơ quan chuyên môn thuộc UBHC chịu sự lãnh đạo của UBHC cùng cấp, thủ trưởng cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm và báo cáo công tác với UBHC cấp này (Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 55, Điều 56 Luật tổ chức HĐND và UBHC các cấp năm 1962). Còn Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1980 (sửa đổi) quy định thành lập thêm cơ quan thường trực HĐND (gồm chủ tịch, phó chủ tịch và thư ký HĐND) từ cấp huyện trở lên.

Thực tế hoạt động của các Ban của HĐND, của Thường trực HĐND ở địa phương, đặc biệt là ở cấp tỉnh trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND, nhất là hiệu quả và hiệu lực kiểm tra, giám sát của HĐND đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế trong việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.

Bốn là: Các cơ quan chính quyền địa phương ở nước ta tổ chức và hoạt

động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện chức năng, thẩm quyền theo quy định của pháp luật, giải quyết các vấn đề phát sinh ở địa phương trên cơ sở và nhằm thi hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và có sự kết hợp hài hịa giữa lợi ích của nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước.

* Vai trị của chính quyền cấp tỉnh

Chính quyền cấp tỉnh vừa là một hình thức tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước thống nhất ở địa phương, vừa là tổ chức của các cộng đồng dân cư trong cấp hành chính để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Như vậy, chính quyền cấp tỉnh được nhìn nhận trên hai phương diện có quan hệ gắn bó với nhau. Thứ nhất, chính quyền cấp tỉnh là cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương. Điều này có nghĩa là chính quyền cấp tỉnh chỉ là một cấu

trúc quyền lực có tính bộ phận trong hệ thống cơ quan Nhà nước thống nhất trên tồn bộ lãnh thổ chứ khơng thể là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Sự khác nhau của nội hàm, ý nghĩa của tập từ “ở địa phương” và “của địa phương” là rất cơ bản, cần được quán triệt để hiểu sâu sắc hơn quan điểm về tính thống nhất của quyền lực Nhà nước và không thể tồn tại quan niệm về Nhà nước trung ương hay Nhà nước địa phương. Thứ hai,

Chính quyền cấp tỉnh khơng chỉ đại diện cho quyền lực Nhà nước ở địa phương mà cịn là đại diện cho lợi ích, ý chí, nguyện vọng của cộng đồng dân cư trong phạm vi lãnh thổ. Do vậy, chính quyền cấp tỉnh cịn là hình thức tổ chức thực hành dân chủ của nhân dân mỗi địa phương và thực sự là một tổ chức của nhân dân, do nhân dân trong phạm vi lãnh thổ cụ thể. Do đó, chính quyền cấp tỉnh có các vai trị sau:

Thứ nhất, đại diện cho quyền lực nhà nước ở địa phương. Chính quyền

cấp tỉnh là cơng cụ của Nhà nước nhằm thực thi quyền lực, pháp luật, bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Trong vị thế này, chính quyền cấp tỉnh tồn tại trong mối quan hệ quyền uy và phục tùng theo nguyên tắc cấp dưới phục tùng cấp trên (cấp trung ương).

Thứ hai, đại diện cho cấp hành chính lãnh thổ trong mối quan hệ với chính

quyền cấp trên. Chính quyền cấp tỉnh là một tổ chức có nhiệm vụ giải quyết các cơng việc của địa phương, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của địa phương khơng chỉ trong mối quan hệ với các cơ quan quyền lực Nhà nước cấp trên mà cả trong mối quan hệ với các địa phương khác.

Xét từ góc độ vị trí của chính quyền cấp tỉnh trong cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền Nhà nước có thể thấy rằng, chính quyền cấp tỉnh vừa có vị trí phụ thuộc vừa có vị trí độc lập.

Vị trí phụ thuộc của chính quyền cấp tỉnh xác định trên cơ sở quan niệm tính chất hoạt động của chính quyền địa phương, dù đó là hoạt động của HĐND hay UBND đều là hoạt động chấp hành. Mặt khác, trong cơ cấu chính

quyền cấp tỉnh, UBND là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương và là một bộ phận trong hệ thống hành chính thống nhất do Chính phủ lãnh đạo.

Vị trí độc lập của chính quyền cấp tỉnh được thể hiện chủ yếu trong địa vị pháp lý của HĐND và phạm vi quyền tự chủ được phân cấp quản lý. Phân tích các qui định của Luật tổ chức HĐND và UBND cho thấy, HĐND không chỉ là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, mà cịn là cơ quan đại diện cho quyền, ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương. Do vậy, HĐND là cơ quan của địa phương, độc lập quyết định các vấn đề của địa phương theo các mức độ khác nhau. Mặc dù chưa được tổ chức và hoạt động theo mơ hình tổ chức tự quản địa phương như ở một số nước, nhưng xét về quyền hạn và chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn hoạt động trong tiến trình dân chủ hóa, có thể thấy rằng ở một mức độ nhất định, tính tự quản của chính quyền cấp tỉnh đã được xác định. Những yếu tố của quyền tự quản địa phương cũng như việc các cơ quan đại diện đó tạo nên vị trí độc lập cho chính quyền cấp tỉnh trong cơ cấu tổ chức của bộ máy Nhà nước ở nước ta.

* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp tỉnh

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cấp chính quyền trong quản lý kinh tế - xã hội là những vấn đề do luật pháp luật quy định tùy thuộc vào sự phân cấp giữa các cấp chính quyền trong hệ thống bộ máy nhà nước. Nếu chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao trong quản lý kinh tế- xã hội phù hợp với tính chất và vị trí của mỗi cấp chính quyền sẽ có tác động thức đẩy kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và ở địa phương nói riêng phát triển. Hai cơ quan của chính quyền cấp tỉnh là HĐND và UBND có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau trong quản lý kinh tế - xã hội.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có hai chức năng là chức năng quyết định và chức năng giám sát:

- Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phịng, an ninh, khơng ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

- Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.

Hội đồng nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản như sau: - Trong lĩnh vực kinh tế, Hội đồng nhân dân quyết định quy hoạch, kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm: về phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng đất đai, phát triển ngành và quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, nông thôn, lĩnh vực đầu tư và quy mô vốn đầu tư theo phân cấp của Chính phủ; về phát triển mạng lưới khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công ở địa phương và thơng qua cơ chế khuyến khích phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển các thành phần kinh tế ở địa phương; bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các cơ sở kinh tế theo pháp luật quy định của pháp luật.

- Trong các lĩnh vực khác như lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thơng tin, thể dục thể thao; Hội đồng nhân dân quyết định chủ trương, biện pháp phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, sự nghiệp văn hóa, thơng tin, thể dục thể thao, phát triển nguồn nhân lực, sử dụng lao động, giải quyết việc làm và cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của người lao động, bảo hộ lao động; quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp; quyết định quy hoạch, kế

hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh; quyết định biện pháp thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi đối với cá nhân và gia đình chính sách.

- Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, tài nguyên và môi trường; Hội đồng nhân dân quyết định chủ trương, biện pháp khuyến khích việc nghiên cứu, phát huy sáng kiến cải tiến kỷ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân ở địa phương; quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên, biện pháp bảo vệ mơi trường, phịng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; quyết định biện pháp thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm.

- Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, Hội đồng nhân dân quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế; kinh tế với quốc phòng, an ninh và thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên ở địa phương; quyết định biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an tồn xã hội, phịng ngừa, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương.

- Trong thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tơn giáo, Hội đồng nhân dân quyết định biện pháp thực hiện chính sách dân tộc; quyết định biện pháp thực hiện chính sách tơn giáo, quyền bình đẳng giữa các tơn giáo trước pháp luật; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc khơng theo một tôn giáo nào của công dân ở địa phương theo quy định của pháp luật.

- Trong lĩnh vực thi hành pháp luật, Hội đồng nhân dân quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình ở địa phương.

- Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên Thường trực HĐND, Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên khác của UBND, Trưởng Ban và các thành viên khác của các Ban HĐND, Hội thẩm

nhân dân của Tòa án nhân dân cùng cấp; bãi nhiệm đại biểu HĐND và chấp nhận việc đại biểu HĐND xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu theo quy định của pháp luật; bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu; giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện trong trường hợp HĐND đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn trước khi thi hành; phê chuẩn nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện về việc giải tán HĐND cấp xã.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện công bằng xã hội ở bình thuận hiện nay (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w