hướng mở rộng và phát huy dân chủ
Dân chủ theo nghĩa rộng bao gồm nhiều khía cạnh: dân chủ là giá trị, là chế độ chính trị, là nguyên tắc tổ chức, là mục tiêu xã hội…Ở đây, dân chủ được đề cập đến chủ yếu trên phương diện là phương thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế đến chính trị, xã hội nói chung nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế và CBXH. Do đó, q trình mở rộng dân chủ phải được triển khai trên tất cả các lĩnh vực của đời sống từ kinh tế, chính trị, văn hóa tinh thần liên quan đến đời sống của mỗi cá nhân, đời sống của cộng đồng để mọi tầng lớp nhân dân nhận thức được trách nhiệm xã hội và tham gia vào các q trình chính trị, xã hội với phương châm “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Về kinh tế, cái cốt lõi là bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động (sở hữu, quản lý, phân phối) làm cho người lao động làm chủ thực sự về tư liệu sản xuất, tạo động
lực phát triển sản xuất kinh doanh là cơ sở để thực hiện lợi ích và tiến bộ, CBXH. Về chính trị, phải bảo đảm cho nhân dân có quyền tham gia vào các hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội một cách trực tiếp và thơng qua các đại diện ưu tú cho mình lựa chọn. Phải bảo đảm quyền dân chủ trong ứng cử, bầu cử, trong thảo luận, đóng góp ý kiến về các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trước khi chính quyền cấp tỉnh triển khai; trong sinh hoạt dân chủ ở các cơ quan dân cử, các đoàn thể xã hội. Về văn hóa, tinh thần, phải tạo cho các tầng lớp nhân dân có quyền tự do hưởng thụ văn hóa tiến bộ và tự do tư tưởng; bảo đảm cho công dân quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do sáng tạo, quyền thảo luận biểu quyết những vấn đề quan trọng trong việc xây dựng đời sống văn