Đẩy mạnh công tác đấu tranh, khắc phục bệnh quan liêu, tham nhũng

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện công bằng xã hội ở bình thuận hiện nay (Trang 79 - 84)

nhà nước; đây là việc làm phải được tiến hành thường xuyên nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới. Đồng thời, thực hiện CBXH ngay trong các khâu của cơng tác cán bộ. Bởi vì, những cán bộ, cơng chức trong các cơ quan nhà nước là người trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng thể hiện trên thực tế vai trị của chính quyền trong việc thực hiện cơng bằng xã hội.

Chính quyền cấp tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa việc thực hiện CBXH trên các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chăm lo sức khỏe cho nhân dân… Tích cực triển khai các chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngồi nước cho các cơng trình xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, hải đảo; phát huy hơn nữa vai trị của mình trong việc huy động các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước hỗ trợ, tham gia vào cơng tác xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ nhân đạo…Đồng thời, chính quyền cấp tỉnh ban hành các chính sách, cơ chế, khuyến khích cụ thể như giảm thuế, được hưởng vốn vay, giá thuê đất ưu đãi… cho các tổ chức và cá nhân đầu tư vào những vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.

2.2.2.3. Đẩy mạnh cơng tác đấu tranh, khắc phục bệnh quan liêu,tham nhũng tham nhũng

Tệ quan liêu, tham nhũng là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều bất cơng trong xã hội, cản trở q trình tăng trưởng kinh tế và thực hiện

CBXH. Thực chất, tham nhũng là sự lợi dụng chức vụ, quyền lực, vị trí, địa vị cơng tác, lợi dụng sự bng lỏng quản lý nhà nước để trục lợi cá nhân, vơ vét tiền của, tài sản của nhà nước và nhân dân. Những hoạt động này làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế, kém hiệu quả trong các hoạt động đầu tư; giảm cơ hội xóa đói giảm nghèo, làm hao mịn những nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội; làm thất thốt một số lượng lớn tài sản cơng, thâm thụt ngân sách nhà nước. Về chính trị, làm suy yếu chính quyền, giảm sút niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Về văn hóa xã hội, nó làm cho CBXH bị vi phạm nghiêm trọng, kỷ cương xã hội bị rối loạn, hiệu lực pháp luật bị vi phạm. Vì vậy, đẩy mạnh cơng tác đấu tranh, khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng là một biện pháp không thể thiếu trong việc tăng cường, phát huy vai trị của chính quyền cấp tỉnh trong quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện CBXH ở địa phương.

Để công tác đấu tranh, khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng đạt kết quả, cần phải xác định thực hiện cải cách hành chính là cơng tác trọng tâm, là giải pháp đột phá cho sự phát triển kinh tế; do đó phải tập trung chỉ đạo cơng tác cải cách hành chính nhất là cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thơng” ở các cấp, các ngành trong tỉnh. Rà sốt, củng cố, kiện toàn lại tổ chức bộ máy các ngành, các cấp, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, trong đó chú trọng cơng tác giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên phát huy tính tiền phong gương mẫu, vai trị, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ và để xảy ra tham nhũng tại cơ quan, đơn vị. Thường xuyên có kế hoạch chỉ đạo thanh tra, tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật, qui định của nhà nước nhất là trên các lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng để phát hiện. Có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những kẻ hở của chính sách, pháp luật, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao động. Phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng trong công tác đấu tranh phòng,

chống tham nhũng. Kiên quyết xử lý kịp thời nghiêm minh những trường hợp tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

KẾT LUẬN

Cơng bằng xã hội là mục tiêu hướng tới của mọi xã hội muốn phát triển ổn định và bền vững. Đối với nước ta, công bằng xã hội vừa là khát vọng của toàn dân tộc, vừa là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội, vừa là yêu cầu cấp thiết của công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được mục tiêu đó, địi hỏi phải huy động mọi nguồn lực, mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức kinh tế - xã hội cùng tham gia; trong đó quan trọng nhất là phải phát huy vai trò quản lý, điều hành vĩ mô của Nhà nước. Mặc dù mỗi chế độ kinh tế khác nhau, mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau có những quan niệm khác nhau về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế; tuy nhiên, cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn các nước đều khẳng định vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực đảm bảo công bằng xã hội.

Ở Bình Thuận, vai trị của chính quyền cấp tỉnh trong thực hiện công bằng xã hội được thể hiện ở những nội dung như: định hướng phát triển kinh tế và phân bổ các nguồn lực đảm bảo CBXH; tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế và thực hiện CBXH, tạo năng lực và cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi thành viên trong xã hội; đề ra các chính sách và điều tiết hợp lý phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giữa các ngành, các vùng đảm bảo CBXH; ban hành và lãnh đạo thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện phân phối một cách công bằng, đúng đối tượng nhằm giảm bớt bất công, đảm bảo công bằng xã hội cho người dân.

Cùng với cả nước, trong năm năm qua (2005- 2010) tiếp tục thực hiện sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh; chính quyền cấp tỉnh Bình Thuận đã thể hiện rõ vai trị to lớn của mình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với việc thực hiện cơng bằng xã hội nói riêng đã đạt được những kết quả quan trọng và tương đối toàn diện; trên từng lĩnh vực

xuất hiện nhiều nhân tố mới; kinh tế tiếp tục phát triển, năng lực sản xuất, quy mô nền kinh tế tăng đáng kể; tiềm năng và lợi thế được khai thác ngày càng tốt hơn; các hoạt động văn hóa- xã hội có những chuyển biến tiến bộ; đời sống nhân dân nhìn chung tiếp tục ổn định và có cải thiện; các đối trượng chính sách, người nghèo được chăm lo tốt hơn; cơ sở vật chất và kỹ thuật được tăng cường… Những kết quả ấy tạo tiền đề thức đẩy tình hình các mặt của tỉnh Bình Thuận phát triển nhanh hơn và có hiệu quả hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vấn còn những hạn chế, yếu kém thể hiện vai trò của chính quyền cấp tỉnh chưa được phát huy đúng mức; trong quá trình chỉ đạo, điều hành, quản lý chưa tạo sự chuyển biến tình hình các mặt của tỉnh chưa mạnh; quy mơ nền kinh tế cịn nhỏ, chất lượng nguồn nhân lực cịn thấp; GDP bình qn đầu người chưa đạt mức trung bình chung của cả nước; phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng; một số vấn đề bức xúc về mặt xã hội chưa giải quyết căn bản; tình trạng tham nhũng và các tệ nạn xã hội chưa xóa bỏ... đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế cũng như hiệu quả thực hiện cơng bằng xã hội ở tỉnh Bình Thuận.

Để phát huy hơn nữa vai trị của chính quyền tỉnh đối với việc thực hiện CBXH ở tỉnh Bình Thuận trong thời gian đến, cần triển thực hiện nhiều giải pháp; trong đó cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản bản sau: tiếp tục đổi mới chính quyền cấp tỉnh theo hướng mở rộng và phát huy dân chủ; nâng cao năng lực tổ chức, quản lý, điều hành của chính quyền cấp tỉnh; đẩy mạnh cơng tác đấu tranh, khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng. Thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp trên sẽ giúp tăng cường, phát huy hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền tỉnh Bình Thuận trong thời gian đến.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện công bằng xã hội ở bình thuận hiện nay (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w