Vai trị của chính quyềncấp tỉnh trong việc thực hiện công bằng xã hộ

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện công bằng xã hội ở bình thuận hiện nay (Trang 46 - 52)

bằng xã hội

Như đã phân tích, với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo pháp luật quy định, chính quyền cấp tỉnh đề ra các chủ trương, biện pháp quan trọng để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phịng, an ninh, khơng ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương… đồng thời thực hiện chức năng sự quản lý nhà nước ở địa phương đối với các lĩnh vực trên phát triển đúng hướng, nhất là vai trò quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh trong việc phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội ở địa phương. Do đó, chính quyền cấp tỉnh có vai trị rất quan trọng không thể thiếu trong việc thực hiện cơng bằng xã hội. Vì bản thân kinh

tế thị trường có vai trị tích cực như thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, tạo cơ hội cho các chủ thể phát huy mọi tài năng, phát huy sức mạnh của toàn xã hội cho tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân… Bên cạnh đó, mặt trái của kinh tế thị trường cũng đem lại những tiêu cực như tình trạng bóc lột, thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng tăng, ít quan tâm đến giải quyết các vấn đề xã hội và mơi trường- sinh thái…

Kinh tế thị trường, tự nó khơng thể giải quyết được những hậu quả về CBXH, sự căng thẳng trong xã hội, sự bất công trong xã hội do nó sinh ra. Do đó, địi hỏi phải có sự điều tiết của vai trị Nhà nước nói chung, chính quyền cấp tỉnh nói riêng bằng các chính sách hỗ trợ để thực hiện mục tiêu CBXH với phát triển kinh tế và chú trọng hiệu quả kinh tế; phát triển kinh tế - tạo cơ sở vật chất để phân phối công bằng các sản phẩm xã hội, việc thực hiện phân phối theo lao động là phương thức phân phối căn bản nhất đảm bảo CBXH; đồng thời kết hợp chặt chẽ chính sách phát triển kinh tế với các chính sách lao động, đảm bảo việc làm và chống thất nghiệp, chính sách phúc lợi cơng cộng; mở rộng dân chủ hóa trong đời sống xã hội.

Vai trị của chính quyền cấp tỉnh đối với việc thực hiện CBXH có thể khái quát ở những nội dung sau:

Thứ nhất: định hướng phát triển kinh tế và phân bổ các nguồn lực đảm bảo CBXH

Bằng các kế hoạch, qui hoạch, dự án... chính quyền cấp tỉnh thực hiện chức năng định hướng phát triển kinh tế - xã hội cho nền kinh tế cũng như cho từng vùng, từng địa phương trong tỉnh. Từ đó, chú trọng đầu tư và phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, trong đó chú trọng đầu tư, phát triển vùng kinh tế trọng điểm làm làm đầu tàu lôi kéo, hỗ trợ phát triển các vùng kinh tế khác trong tỉnh cùng phát triển. Bên cạnh đó, ban hành các chính sách đầu tư, phân bổ nguồn lực, hỗ trợ phát triển đối với những vùng có lợi thế

so sánh kém hơn để các doanh nghiệp đầu tư... nhằm từng bước rút ngắn mức độ chênh lệch quá mức giữa các vùng, giữa các địa phương trong tỉnh. Định hướng phát triển và sự phân bổ các nguồn lực phải căn cứ vào điều kiện, tình hình kinh tế- xã hội cụ thể của từng địa phương, từng vùng trong tỉnh nhằm khai thác, phát huy hiệu quả kinh tế ở những vùng có lợi thế và đồng thời khắc phục được những “bất công tự nhiên” và bất công do lịch sử để lại ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, hải đảo... Với định hướng đúng đắn và phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý, chính quyền cấp tỉnh sẽ thực hiện được mục tiêu phát triển theo cơ cấu nền kinh tế đồng thời đảm bảo được các vấn đề CBXH.

Thứ hai: Tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế và thực hiện CBXH.

Căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế của địa phương, chính quyền cấp tỉnh ban hành các chính sách phù hợp hướng vào việc tạo mọi điều kiện và môi trường thuận lợi - tạo cơ sở xuất phát ban đầu bình đẳng như nhau để các địa phương, các vùng, các chủ thể kinh tế có thể phát huy tối đa sức mạnh riêng của mình trong phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, thơng qua các cơng cụ pháp luật, chính quyền cấp tỉnh thực hiện sự giám sát, quản lý đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh. Kiểm soát các hoạt động kinh tế theo pháp luật, ngăn chặn những kẻ làm ăn bất chính, làm giàu phi pháp như bn lậu, gian lận thương mại, tham nhũng... gây bất công lớn trong xã hội. Đối với các địa phương, các vùng, các chủ thể có hồn cảnh khó khăn, điều kiện, vị thế khơng thuận lợi, kém may mắn, bị thua thiệt thì chính quyền cấp tỉnh có chính sách đầu tư, trợ giúp cho họ vươn lên hòa nhập cộng đồng để cùng phát triển.

Thứ ba: tạo năng lực và cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi thành viên trong xã hội.

Trên cơ sở chấp hành và triển khai các luật, nghị quyết của Quốc hội; các nghị quyết, nghị định, quyết định và chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng

Chính phủ. Chính quyền cấp tỉnh căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế của tỉnh ban hành các chính sách nhằm tạo điều kiện cho mọi thành viên trong xã hội có cơ hội phát triển, cụ thể như: chính sách thu hút, tạo việc làm, khuyến khích phát triển các ngành nghề cần nhiều lao động nhằm đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động, có nhu cầu và điều kiện làm việc đều có cơ hội có việc làm để có thu nhập tuỳ theo khả năng của họ. Chính sách đầu tư, phát triển giáo dục - đào tạo, dạy nghề nhằm tạo năng lực và cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi thành viên, giúp họ có điều kiện tham gia vào q trình sản xuất xã hội, đóng góp tài năng, trí tuệ, sức lực cho sự phát triển chung của tỉnh và được hưởng những thành quả xứng đáng với những đóng góp đó. Đồng thời, chính quyền tỉnh hỗ trợ, tạo điều kiện cho mọi người dân có thể tiếp cận đối với với các nguồn vốn tín dụng, các cơng trình kết cấu hạ tầng... để họ có cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh, có thu nhập đảm bảo cuộc sống cho bản thân cũng như gia đình. Đặc biệt, chính quyền cấp tỉnh nghiên cứu, ban hành những chính sách hỗ trợ về nhiều mặt đối với các đối tượng nghèo, chịu nhiều thiệt thòi về điều kiện sống, ít cơ hội được đào tạo, dạy nghề.. ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.... Tạo cơ hội giúp họ có việc làm để có thu nhập vươn lên thốt khỏi bị tụt hậu trong quá trình phát triển của xã hội, giảm dần sự chênh lệch giữa thành thị và nông thơn, các vùng trong tỉnh, hạn chế phân hóa giàu nghèo v.v... Các chính sách này nhằm giúp các thành viên có cơ hội tham gia, cống hiến vào quá trình phát triển của xã hội và được hưởng những thành quả tương xứng với cống hiến đó, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người dân.

Thứ tư: đề ra các chính sách và điều tiết hợp lý phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giữa các ngành, các vùng đảm bảo CBXH.

Cơ chế thị trường sẽ nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến mục tiêu thực hiện CBXH như phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng giữa cống hiến

và hưởng thụ, chênh lệch thu nhập quá mức giữa các bộ phận, tầng lớp dân cư... Để giải quyết những vấn đề này, chính quyền cấp tỉnh thơng qua chính sách như thuế, phân phối... thực hiện điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trong xã hội, nâng cao dần mức sống cho các tầng lớp dân cư. nhằm khắc phục những bất công tự nhiên do điều kiện địa lý, sức khỏe.... Chính sách phân phối theo hướng đảm bảo CBXH, nâng cao đời sống cho nhân dân, kích thích tăng trưởng kinh tế. Đó là phân phối đảm bảo cơng bằng, bình đẳng giữa cống hiến và hưởng thụ, bình đẳng giữa nghĩa vụ và quyền lợi với các hình thức: phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế; phân phối theo tài sản hay theo vốn và phân phối thông qua quỹ phúc lợi.

Thứ năm: ban hành và lãnh đạo thực hiện các chính sách xã hội, giải

quyết cơng bằng xã hội

Đại đa số nhân dân lao động hiện nay đời sống cịn gặp nhiều khó khăn; mặt khác hậu quả của chiến tranh để lại vẫn còn rất nặng nề; những thiệt hại do thiên tai gây ra… một bộ phận dân cư đang phải chịu nhiều thiệt thịi, bất cơng do điều kiện tự nhiên, lịch sử để lại cũng như do những tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường gây ra. Để giải quyết những vấn đề trên không thể trông chờ vào sự điều tiết của cơ chế thị trường mà phải dựa vào vai trị chỉ đạo, điều hành của chính quyền cấp tỉnh thơng qua các chính sách xã hội nhằm giảm bớt những bất công, đảm bảo CBXH cho nhân dân. Các chính sách đó bao gồm: chính sách xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc các đối tượng, gia đình có cơng với đất nước, trợ cấp cho người nghèo, người già yếu, tàn tật, trẻ em không nơi nương tựa, trợ cấp cho các đối tượng ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… ít có cơ hội tiếp cận và hưởng thụ những thành quả phát triển xã hội… nhằm đảm bảo và ngày càng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đa số nhân dân, giảm bớt những bất công tự nhiên mà họ phải gánh chịu, thu hẹp khoảng cách chênh

lệch giữa các tầng lớp dân cư, các vùng trong tỉnh… nhằm tạo cơ hội cho họ vươn lên hịa nhập cộng đồng. Chính sách về đất đai, bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, bảo vệ mơi trường, phát triển văn hóa… tạo điều kiện cho người dân được hưởng thụ bình đẳng những thành quả vật chất và tinh thần của xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân… Thơng qua các chính sách trên, chính quyền cấp tỉnh thực hiện điều tiết phân phối công bằng các phúc lợi xã hội cho mọi người dân theo hướng đảm bảo cho các đối tượng, các vùng nghèo hơn, khó khăn hơn, các nhóm dân cư yếu thế hơn được hưởng nhiều phúc lợi hơn, cịn các đối tượng có điều kiện phát triển nhưng gặp nhiều khó khăn thì chỉ hỗ trợ, trợ giúp để họ phát triển. Với các chính sách xã hội này chính quyền cấp tỉnh cùng với cả nước góp phần vào mục tiêu cao nhất là xóa bỏ bất cơng, đảm bảo thực hiện ngày càng tốt hơn CBXH cho mọi người dân.

Chương 2

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện công bằng xã hội ở bình thuận hiện nay (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w