Thực hiện công bằng xã hội phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện công bằng xã hội ở bình thuận hiện nay (Trang 69 - 73)

trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Công bằng xã hội là một phạm trù mang tính lịc sử. Nó khơng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chế độ xã hội, bản chất của nhà nước và giai cấp cầm quyền mà còn bị quy định bởi điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể ở mỗi quốc gia, dân tộc. Để thực hiện tốt công bằng xã hội, trước hết cần có quan niệm đúng về cơng bằng xã hội phù hợp với những tiền đề hiện thực của nền kinh tế cũng như mục tiêu chính trị của đất nước, của địa phương.

Trở lại quan quan điểm của chủ nghĩa Mác về vấn đề CBXH, Mác khẳng định CBXH thực sự chỉ có được trong chủ nghĩa cộng sản khi mà con người khơng cịn phụ thuộc và sự phân công lao động nữa, lao động khơng cịn là phương tiện để sinh sống nữa mà là một nhu cầu hoạt động và phát triển, lúc đó mọi người được “ làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”. Còn trong CNXH, giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản thì chưa thể có CBXH như người ta mong muốn (công bằng tuyệt đối) mà chỉ có thể thực hiện cơng bằng theo nguyên tắc phân phối theo lao động, công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ… Cũng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, CBXH khơng đồng nhất với BĐXH, có khi chúng ta đang thực hiện CBXH nhưng vẫn chưa thực hiện được BĐXH. BĐXH hoàn toàn (sự ngang

bằng nhau giữa mọi người về mọi phương diện) chỉ đạt được dưới chủ nghĩa cộng sản mà thôi.

Trong điều kiện hiện nay, CBXH không phải hiểu theo nghĩa giản đơn trước kia là cao bằng, bình quân chủ nghĩa, mọi người đều ngang nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, người làm ít, làm nhiều, người cống hiến nhiều, cơng hiến ít đều được hưởng quyền lợi như nhau. Chúng ta cũng không nên đặt ra yêu cầu quá cao cho CBXH là phải đạt được BĐXH hoàn toàn về mọi phương diện, bởi nước ta hiện nay vẫn đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Chúng ta cần hiểu và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo quan điểm của các nhà kinh điển về CBXH để triển khai thực hiện, giải quyết CBXH trong thực tế phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội và mục tiêu chính trị của đất nước. Vì CBXH khơng đồng nhất với BĐXH cho nên thậm chí chúng ta phải chấp nhận tình trạng có thể bất bình đẳng nhưng vẫn cơng bằng. Có thể có những người có cùng đóng góp như nhau cho xã hội, cùng trình độ, khả năng lao động… nhưng thu nhập không ngang nhau, được hưởng những quyền lợi không như nhau do hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau… Chúng ta cũng phải thừa nhận chênh lệch thu nhập, phân hóa giàu nghèo ở mức độ nào đó lại là biểu hiện của cơng bằng (người có kinh nghiệm, có trình độ chun mơn giỏi đương nhiên sẽ có cơng việc tốt, thu nhập cao hơn những người năng lực kém…) nhằm kích thích mọi thành viên trong xã hội phát huy sức lực, trí tuệ, nhiệt tình sáng tạo, vươn lên làm giàu đóng góp nhiều cho sự tăng trưởng kinh tế. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo cơ sở vững chắc cho quá trình thực hiện CBXH nhất thiết phải đẩy mạnh phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sẽ là không đúng nếu cho rằng, thực hiện CBXH và phát triển kinh tế là hai giai đoạn tách rời nhau, để có cơ sở thực hiện CBXH trước hết phải phát triển kinh tế, kinh tế mạnh rồi mới tiến hành thực hiện cơng bằng xã hội. Cũng khơng thể có tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và bền vững trong một xã hội cịn nhiều bất cơng, tình trạng

phân hóa giàu nghèo, thất nghiệp ngày càng tăng. Mặt khác, cũng cần nhận thức rõ, tăng trưởng kinh tế tự nó khơng thể đem đến CBXH mà cần có sự điều tiết của nhà nước trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế và CBXH.

Trên cơ sở đó, đối với tỉnh Bình Thuận, kinh tế tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Vì vậy, quan điểm đúng đắn, khoa học, phù hợp nhất là phải thực hiện CBXH trong và đồng thời với q trình phát triển kinh tế. Mọi chính sách phát triển kinh tế phải luôn gắn với mục tiêu đảm bảo CBXH. Ngược lại, thực hiện tốt CBXH sẽ là động lực quan trọng thức đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững. Thực hiện cơng bằng xã hội ở tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay cịn phải tính đến mục tiêu chính trị của tỉnh đã xác định, đó là kiên quyết giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, đảm bảo cho mọi người dân được ấm no, hạnh phúc. Mọi chính sách, biện pháp của chính quyền cấp tỉnh nhằm phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện CBXH phải phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh Bình Thuận.

Cơng bằng xã hội phải được thực hiện một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, văn hóa và xã hội, trong đó cơng bằng trong kinh tế là gốc, quyết định công bằng trong các lĩnh vực khác. CBXH phải được thực hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất, thực hiện phân phối hợp lý nguồn vốn, ngân sách, công nghệ… theo hiệu quả kinh tế- xã hội, đảm bảo cho mọi chủ thể kinh tế có quyền ngang nhau trong việc tiếp cận tư liệu sản xuất và những điều kiện sản xuất kinh doanh nói chung phù hợp với khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi chủ thể kinh tế đó. Đồng thời, thực hiện CBXH ở khâu phân phối kết quả sản xuất (đảm bảo công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ) - phân phối chủ yếu theo lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và phân phối thơng qua phúc lợi xã hội (trong đó phải chú ý đến những cống hiến trong quá khứ và hiện tại

của những người đã và đang tham gia trong lực lượng vũ trang, an ninh trật tự). Nhưng trước hết và quan trọng là phải công bằng trong việc tạo ra cơ hội phù hợp để mỗi cá nhân có điều kiện cống hiến, phát huy khả năng của mình và được hưởng thụ tương xứng với những cống hiến đó. Ngồi ra, thực hiện CBXH còn phải chú ý gắn với truyền thống của dân tộc ta như tinh thần tương thân, tương ái, nhân đạo, uống nước nhớ nguồn, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn…

Để có quan điểm đúng, khách quan, tồn diện về CBXH, chúng ta cũng cần có nhận thức đúng về bất công xã hội, phân loại rõ các loại bất công khác nhau:

Loại bất công tự nhiên: đây là loại bất công do khác biệt về thể chất,

cấu tạo sinh học của mỗi người (người có trí tuệ cao, người có trí tuệ thấp; người có khả năng học tập, trau dồi kỹ năng, kỹ xảo tốt, khéo léo; người lại vụng về, tiếp thu chậm, không năng động…); khác biệt do hoàn cảnh địa lý, điều kiện tự nhiên (miền núi hay đồng bằng, thành thị hay nơng thơn); khác biệt do hồn cảnh lịch sử để lại (những người tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc, khơng có điều kiện được học tập để có trình độ cao; có người phải chịu tổn thất thiệt thòi trong kháng chiến như mất khả năng lao động, sức khỏe yếu…). Với loại bất công này, chúng ta khơng thể hy vọng loại bỏ được nó mà nhà nước nói chung, chính quyền cấp tỉnh nói riêng chỉ có thể điều tiết bằng các chính sách hỗ trợ nhằm giảm thiểu đến mức tối đa những thiệt thòi do bất công này gây ra căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế của địa phương. Làm được điều này, chính quyền tỉnh Bình Thuận đã góp phần vào việc thực hiện CBXH phù hợp với điều kiện đất nước và định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Loại bất công tạm thời: đây là loại bất công hiểu theo một cách tương

đối theo nghĩa là bất bình đẳng tạm thời nhưng vẫn là cơng bằng như đã phân tích. Để phù hợp với điều kiện hiện nay, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước

mạnh chúng ta phải chấp nhận và coi việc có một bộ phận dân cư sẽ giàu lên trước và một bộ phận dân cư chưa giàu là cần thiết cho sự phát triển. Chấp nhận phân hóa giàu nghèo (tất nhiên là ở mức độ vừa phải, không để phát triển thành phân cực). Khuyến khích làm giàu chính đáng, hợp pháp và có lợi cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh dựa trên những nguồn lực của bản thân cũng như khả năng tận dụng và phát huy những lợi thế có được. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời cịn về mục đích lâu dài, chúng ta sẽ phấn đấu càng thu hẹp dần sự phân hóa giàu nghèo, tạo điều kiện, cơ hội cho nhiều người vươn lên thốt nghèo và trở nên giàu có, nâng cao mức sống chung cho đại bộ phận nhân dân.

Loại bất công phi lý, phi pháp: đây là loại bất công do những hành vi vi

phạm pháp luật, làm giàu khơng chính đáng như tham nhũng, buôn lậu, thốn thuế…gây ra. Kết quả là nhiều kẻ trở nên giàu có nhanh chóng nhưng khơng phải do kinh doanh giỏi, trình độ quản lý tốt, năng lực chun mơn cao mà do biết lợi dụng kẽ hở của pháp luật, gian lận thương mại… thu lợi bất chính. Đây mới là loại bất cơng theo đúng nghĩa. Nó gây nên sư bất cơng về thu nhập, về cơ hội tiếp cận và hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần xã hội… Đặc biệt nó làm thiếu hụt nguồn ngân sách để chính quyền cấp tỉnh giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện CBXH. Loại bất công này cản trở lớn tới tiến trình phát triển kinh tế của địa phương và cần nhanh chóng xóa bỏ nếu muốn kinh tế tăng trưởng và đạt được CBXH thật sự cho mọi người dân.

Với quan niệm đúng đắn, khách quan, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh về công bằng xã hội như vậy, chính quyền cấp tỉnh sẽ xây dựng các chính sách phù hợp cũng như chỉ đạo, điều hành, triển khai các biện pháp mang tính khả thi cao thực hiện CBXH trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện công bằng xã hội ở bình thuận hiện nay (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w