Nhân tố văn hóa

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện công bằng xã hội ở bình thuận hiện nay (Trang 26 - 29)

Giá trị chung và căn bản của mọi nền văn hóa là hướng tới sự phát triển, tiến bộ của xã hội và con người. Các nền văn hóa đều xuất phát từ hoạt động của con người, phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người và phục vụ sự phát triển của con người. Các giá trị văn hóa đều hướng tới việc phát triển con người tồn diện, xây dựng và củng cố, phát triển quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong sản xuất và hoạt động tinh thần, hướng con người đến các giá trị chân, thiện, mỹ, thúc đẩy xây dựng một xã hội văn minh, cơng bằng, nhân ái. Những giá trị văn hố đó, của mỗi quốc gia, dân tộc tác động rất lớn đến việc thực hiện CBXH.

Hơn nữa, văn hóa là yếu tố chi phối, định hướng giá trị, lý tưởng sống của mỗi thành viên trong xã hội. Văn hóa động viên và phát huy mạnh mẽ vai trò, tác dụng của những nhân tố mới, của cái đúng, cái đẹp trong quan hệ cơng bằng, bình đẳng giữa con người với con người; phê phán tình trạng bất cơng, bất bình đẳng, những thói hư tật xấu trong xã hội. Những giá trị văn hóa của quốc gia, dân tộc có vai trị to lớn trong việc điều chỉnh hành vi của con người và xã hội hướng tới những giá trị nhân loại, hướng tới CBXH.

Một nền văn hóa tiến bộ có tác dụng to lớn trong việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ đất nước, hưởng thụ những giá trị vật chất, tinh thần; điều chỉnh và định hướng hành vi của con người theo hướng nhân văn, lành mạnh, bình đẳng trong các quan hệ, giao lưu hợp tác giữa người với người vì cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn của mỗi thành viên và cộng đồng. Những giá trị ấy của nền văn hóa tác động khơng nhỏ đối với việc thực hiện CBXH.

Trong điều kiện KTTT xuất hiện tình trạng làm giàu bằng mọi giá, chạy theo chủ nghĩa thực dụng, sùng bái đồng tiền, tâm lý hưởng thụ..., dẫn tới sự vi phạm lợi ích của nhân dân như tham nhũng, bn lậu, lãng phí, làm tổn thương các giá trị văn hóa của dân tộc, gây cản trở không nhỏ cho việc thực

hiện CBXH. Do vậy, để xây dựng một nền KTTT theo hướng nhân đạo, văn minh, phải coi trọng văn hóa, xem văn hóa như là cái cốt lõi, cái cơ sở, định hướng phát triển. Nói cách khác, văn hóa trở thành cơng cụ quan trọng để xây dựng đất nước, hồn thiện quan hệ bình đẳng, nhân ái giữa người với người, phát triển trí tuệ và tài năng, làm chủ thật sự vận mệnh, sự tự do của mình. Xu hướng chung của nhân loại tiến bộ ngày nay là không chấp nhận chạy theo tăng trưởng kinh tế mà phải hy sinh văn hóa, hy sinh con người. Nhiều nước trong khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a v.v.. cũng đã chủ trương vừa phát triển KTTT vừa phát triển văn hoá để hướng tới những mục tiêu nhân đạo trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. UNESCO, khi phát động Thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa, đã nhấn mạnh: “Khi các mục tiêu tăng trưởng kinh tế được đặt ra mà tách rời mơi trường văn hóa thì kết quả thu được sẽ rất khập khiễng, mất cân đối cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa, đồng thời tiềm năng sáng tạo của mỗi dân tộc sẽ bị suy yếu đi rất nhiều” [51, tr.22].

Truyền thống văn hóa của dân tộc cũng tác động không nhỏ đối với việc thực hiện CBXH. Truyền thống thể hiện tính liên tục của văn hóa, đánh dấu trình độ phát triển và tính tương đối ổn định của văn hóa trên các lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, hoàn thiện mối quan hệ giữa người với người, ổn định quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội, thỏa mãn những nhu cầu tiến bộ và hạnh phúc của cá nhân [26, tr.65].

Truyền thống dân tộc được hình thành, phát triển và lưu truyền từ đời này qua đời khác phản ánh bản sắc văn hóa dân tộc, nó ăn sâu bám chắc vào mọi thành viên trong xã hội, vào tâm lý của dân tộc. Nó được thể hiện trong phong tục, tập quán, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, sinh hoạt, văn hóa cộng đồng; trong giao tiếp; trong tình cảm con người, lên án những thói hư tật xấu; đoàn kết chống ngoại xâm, tương thân, tương ái, chia sẻ những hiểm họa của các thành viên trong đời sống hàng ngày, u chuộng cơng bằng, bình đẳng và

lẽ phải. Truyền thống có vai trị, tác động to lớn đến việc thực hiện CBXH. Nhiều khi sức mạnh của truyền thống dân tộc còn mạnh mẽ hơn sức mạnh của vật chất, nếu được khơi dậy, phát huy một cách đúng đắn.

Tuy nhiên, truyền thống dân tộc cũng có tác động tiêu cực đến sự phát triển của xã hội nói chung và việc thực hiện CBXH nói riêng. Những truyền thống văn hóa lạc hậu kìm hãm con người tiếp thu và phát triển những cái mới, nó làm cho con người bằng lịng với sự cơng bằng hiện tại, hạn chế đổi mới vươn tới sự CBXH ở trình độ cao hơn. Như vậy, vấn đề đặt ra cần phải quan tâm giải quyết là phát huy mạnh mẽ các giá trị văn hóa và truyền thống tích cực, hạn chế và đi đến xóa bỏ những tác động tiêu cực vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Ở Việt Nam, những giá trị truyền thống được xây dựng và định hình trong suốt tiến trình đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu dài, vẻ vang của dân tộc. Trong hệ giá trị truyền thống dân tộc phải kể đến truyền thống đoàn kết cộng đồng, tương thân tương ái, yêu chuộng công bằng, bình đẳng, v.v.. Đó là hệ giá trị nhân văn tiến bộ thấm sâu trong nhận thức và hành động của mỗi thế hệ người Việt Nam. Ngày nay, những giá trị truyền thống ngày càng phát huy tác dụng trong việc hình thành nhân cách, lối sống tốt đẹp của mỗi cá nhân, coi trọng tập thể, cộng đồng trong sản xuất, kinh doanh cũng như trong đời sống, góp phần quan trọng thực hiện CBXH.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện công bằng xã hội ở bình thuận hiện nay (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w