Bình Thuận là tỉnh thuộc vùng cực Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 10o33’42” đến 11o33’18” vĩ độ Bắc và 107o23’41” đến 108o52’42” kinh độ Đơng; phía Bắc-Đơng Bắc giáp Ninh Thuận, Tây-Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Nam-Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai, Đông thông ra biển Đông và Đơng Nam giáp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Diện tích tự nhiên 764.860 ha, với bờ biển dài 192 km, vùng lãnh hải rộng 52.000 km2. Tỉnh lỵ là thành phố Phan Thiết cách Thủ đơ Hà Nội 1.532 km về phía Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh 198 km về phía Nam. Trong đợt tổng điều tra dân số ngày 01-4-2009, Bình Thuận có 1.167.023 người với 31 dân tộc anh em (Kinh, Chăm, Hoa, K’ho, Raglai...) Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, Bình Thuận có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 27oC, lượng mưa trung bình 1.024mm/năm, độ ẩm tương đối 79%.
Là dải đất hẹp nằm cuối dãy Trường Sơn, địa hình Bình Thuận có núi, gị đồi và đồng bằng ven biển. Những dãy núi trung bình và thấp chạy theo hướng Đơng Bắc-Tây Nam, có nơi kéo ra đến biển như B’nom M’Hai 1.624m, Hỏa Diệm 1.533m, Ơng Trao 1.222m…. Vùng gị đồi chủ yếu là cát trắng pha đỏ nằm dọc ven biển theo hướng Bắc-Nam. Vùng đồng bằng
chiếm 9,43% diện tích tự nhiên. Các dịng sơng bắt nguồn từ rừng núi phía Bắc và Tây chảy qua địa bàn tỉnh đổ ra biển Đông như sông Lũy, Lịng Sơng, Quao, Mường Mán (Cà Ty)…đa phần là dòng ngắn hẹp, độ dốc cao. Khi mưa to thì chảy siết đến mùa nắng thì khơ cạn, nên khơng thuận tiện mở giao thơng đường thủy, bất lợi cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Bình Thuận thuộc liên khu V, khu VI, một địa bàn quan trọng cung cấp sức người, lương thực cho các địa phương thuộc cực Nam Trung Bộ, đồng thời nối liền và phối hợp chiến đấu với các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Tháng 11-1975, Trung ương Đảng chủ trương “bỏ khu, hợp tỉnh”, các tỉnh Bình Thuận, Bình Tuy, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Tuyên Đức sáp nhập thành tỉnh Thuận Lâm. Tháng 12-1975, Trung ương tách Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Tuy thành tỉnh Thuận Hải. Đến năm 1991, Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Thuận Hải thành tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Tên gọi và địa giới hành chính tỉnh Bình Thuận được giữ ngun cho đến nay.
Ngày 25-8-1999, Chính phủ ra Nghị định số 81-1999/NĐ/CP về việc thành lập thành phố Phan Thiết trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số thị xã trước đây. Ngày 05-9-2005, Chính phủ ra Nghị định số 114-2005/NĐ/CP thành lập thị xã La Gi trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hàm Tân (cũ). Đến năm 2010, tỉnh Bình Thuận có 10 huyện, thị, thành phố gồm thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh và Phú Q. Tồn tỉnh có 96 xã, 19 phường và 12 thị trấn.
Trải qua các biến thiên của lịch sử, nhân dân các dân tộc anh em sinh sống tại Bình Thuận đã hun đúc được những đức tính cao q của mình, đó là cần cù lao động, đồn kết thương u nhau, tấm lịng thuỷ chung nhân hậu, yêu quê hương đất nước. Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
(1945 -1975) Đảng bộ và nhân dân Bình Thuận đã sát cánh cùng nhau đấu tranh cách mạng kiên cường, vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ, lập cơng xuất sắc, đóng góp xứng đáng vào thắng lợi vẻ vang của nhân dân cả nước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Sau ngày đất nước được hồn tồn giải phóng và cùng cả nước thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, bất chấp thời tiết khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập, nền kinh tế của tỉnh cịn ở trình độ thấp, Đảng bộ và nhân dân Bình Thuận đã phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết thống nhất, nỗ lực phấn đấu, giành được những thành tựu quan trọng khá toàn diện, tạo nên sự khởi sắc và đà tăng trưởng phát triển đáng khích lệ.
2.1.1.2. Những kết quả đạt được trong việc phát huy vai trị của chínhquyền cấp tỉnh trong việc thực hiện cơng bằng xã hội ở Bình Thuận