Để thực hiện CBXH trong điều kiện KTTT (ln có xu hướng tự phát nảy sinh những bất cơng xã hội) địi hỏi cần có sự điều tiết một cách tích cực và hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh. Tuy nhiên, không nên hiểu sự điều tiết của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện CBXH chỉ đơn thuần là điều tiết thu nhập cho các tầng lớp dân cư theo hướng lấy bớt của người giàu chia cho người nghèo, thực hiện các biện pháp trợ cấp xã hội cho các đối tượng nghèo, khó khăn… Nếu hiểu thực hiện kiểu CBXH đó thực chất là kìm hãm q trình phát triển kinh tế - xã hội và CBXH khơng có cơ sở kinh tế để thực hiện. Tuy nhiên, cần khẳng định, trong q trình thực hiện CBXH, chính quyền cấp tỉnh vẫn tiến hành các biện pháp điều tiết phân phối thu nhập, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo; thực hiện các chính sách trợ cấp, hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng sâu, vùng xa, đồng bào thiểu số, hải đảo. Song, các biện pháp và các chính sách đó chỉ có tác dụng tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực và vững chắc khi dựa trên thực lực của nền kinh tế và tạo ra động lực để kinh tế phát triển. Cụ thể là, mọi chính sách, biện pháp thực hiện CBXH của chính quyền cấp tỉnh phải theo hướng tạo ra những điều kiện, những cơ hội cho người dân phát huy được khả năng của mình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh để có thu nhập; tạo điều kiện cho họ tiếp cận các tư liệu sản suất (nguồn vốn, khoa học cơng nghệ, đất đai) cũng như có cơ hội được học tập, đào tạo nghề cũng như chăm sóc sức khỏe… để có thể có việc làm hoặc tự tạo ra việc làm, tự ổn định cuộc sống. Nói chung, chính quyền cấp tỉnh phải tạo điều kiện, cơ hội bình đẳng cho người dân được tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và do đó được hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng kinh tế tương xứng với những cống hiến. Đối với các đối tượng nghèo, đối tượng chính sách xã hội ngồi các trợ cấp cần thiết, các khoản cứu trợ, bảo hiểm xã hội theo tinh thần nhân đạo, truyền thống nhân ái của dân tộc, đồng thời chính quyền cấp tỉnh cần triển khai các chính sách hỗ trợ việc làm, hỗ trợ giáo dục
đào tạo, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe… để họ có thể tham gia vào quá trình sản xuất xã hội theo khả năng của bản thân và có thu nhập ổn định tương ứng với khả năng đó. Thực hiện CBXH một cách hợp lý, khách quan theo hướng đó sẽ khai thác được mọi nguồn lực đóng góp vào q trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh, kích thích mọi thành viên trong xã hội cống hiến sức lực, trí tuệ… cho q trình phát triển kinh tế. Đi đơi với thực hiện công bằng theo hướng thúc đẩy cho q trình phát triển kinh tế như vậy, chính quyền cấp tỉnh cần có những chính sách, biện pháp kiên quyết ngăn chặn và xóa bỏ những hiện tượng bất cơng gây cản trở, kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế như tham nhũng, lãng phí, gian lận thương mại và nhiều hiện tượng tiêu cực khác trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ảnh hưởng tới tiến trình thực hiện CBXH. Có như vậy mới đẩy mạnh được tiến trình thực hiện cơng bằng xã hội ở tỉnh Bình Thuận.