Những hạn chế

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện công bằng xã hội ở bình thuận hiện nay (Trang 62 - 69)

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua nhìn chung cịn có những yếu kém chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Vai trò quản lý, điều hành của chính quyền cấp tỉnh đối với phát triển kinh tế nói chung và đối với thực hiện CBXH nói riêng vẫn cịn nhiều hạn chế, bất cập. Hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực chưa cao, chưa thật sự phát huy tốt vai trị của mình trong chỉ đạo thực hiện gắn tăng trường kinh tế với tiến bộ và CBXH. Điều này thể hiện ở những điểm sau:

Kinh tế tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; hiệu quả còn thấp, sức cạnh tranh cịn yếu. Cơng nghiệp chưa trở thành ngành kinh tế trọng tâm hàng đầu, sản phẩm mới cịn ít. Hệ thống kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp- tiểu thủ cơng nghiệp, làng nghề cịn yếu kém; việc thu hút các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp cịn chậm, quy mơ nhỏ, cơng nghệ nhìn chung chưa đạt trình độ tiên tiến. Tính đa dạng trong các ngành dịch vụ còn kém; kinh tế du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; còn nhiều dự án chậm triển khai; sản phẩm du lịch chưa phong phú, chất lượng dịch vụ phục vụ chưa cao. Sản xuất nơng nghiệp nhìn chung cịn phân tán, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật còn hạn chế; chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh cịn yếu, đầu ra của nơng sản chưa vững chắc; tình hình dịch bệnh trên cây trồng, con ni có nơi, có lúc cịn diễn biến phức tạp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi một số nơi thiếu ổn định. Việc chuyển đổi cơ cấu thuyền nghề còn nhiều lúng túng, nguồn lợi thủy sản cịn bị xâm phạm nặng, chậm nhân rộng mơ hình tổ chức khai thác gắn với dịch vụ hậu cần- chế biến trên biển mang lại hiệu quả cao. Qui hoạch, quản lý, sử dụng đất đai và tài nguyên chưa chặt chẽ, đất đai chưa trở thành nguồn lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tình trạng chuyển nhượng, lấn chiếm đất, rừng trái pháp luật chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Phát

triển kinh tế chưa gắn chặt với bảo vệ tài nguyên, môi trường. Liên kết các vùng còn yếu. Vùng kinh tế động lực chưa phát huy được thế mạnh để đi nhanh vào các ngành công nghiệp, dịch vụ làm đầu tàu lôi kéo, hỗ trợ phát triển các vùng kinh tế khác. Chính sách hỗ trợ và nguồn lực đầu tư cho các vùng khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Hệ thống kết cấu hạ tầng vừa thiếu vừa yếu; ảnh hưởng khơng ít đến q

trình phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân trong tỉnh, nhất là hệ thống giao thông nông thôn và cả giao thông ở bên trong các khu dân cư đơ thị nhiều nơi cịn yếu kém; thiếu hệ thống cảng vận tải; hệ thống thủy lợi và các khu neo đậu tàu thuyền, tránh trú bão, kè chống xâm thực đầu tư chậm; điện, nước sinh hoạt chưa đáp ứng tốt nhu cầu; hệ thống thốt nước đơ thị q yếu kém.

Việc triển khai các chính sách đầu tư phát triển kinh tế- xã hội cho các vùng, địa phương trong tỉnh cịn mang tính dàn trải, thất thốt, kém hiệu quả. Nhiều dự án triển khai bằng ngân sách nhưng đưa vào sử dụng lại

không phát huy hiệu quả; nhiều công trình giao thơng, cơng cộng khơng được giám sát, quản lý một cách hiệu quả, thời gian thi công kéo dài, chất lượng cơng trình thấp.

Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế còn nhiều vấn đề tiêu cực thể hiện hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền cấp tỉnh cịn những mặt hạn chế. Cơ hội được đào tạo, được chăm sóc sức khỏe của các đối tượng dân cư vẫn cịn khác nhau nếu khơng nói là bất bình đẳng rất nhiều. Với mục đích nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, chính quyền cấp tỉnh thực hiện chủ trương xã hội hóa cơng tác giáo dục - đào tạo, y tế nhằm huy động các nguồn lực xã hội để giảm bớt gánh nặng cho nguồn ngân sách của địa phương, trong thời gian qua đã đem lại nhiều kết quả đáng mừng. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là người nghèo, nhiều gia đình sống tại các vùng nơng thơn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo… khơng có điều kiện tiếp cận các hình thức giáo dục chất lượng cao, được tham gia học tập, đào tạo tại các trường có cơ sở vật

chất tốt, chất lượng giáo viên giỏi. Tỷ lệ học sinh bỏ học còn nhiều, nhiều trẻ em phải nghỉ học do khơng đủ tiền đóng học phí và nhiều khoản đóng góp khác.. Họ cũng khơng có điều kiện để được chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế chất lượng tốt với đội ngũ y bác sĩ có chun mơn cao. Nhiều người đành chấp nhận số phận, đầu hàng bệnh tật vì khơng đủ tiền chữa bệnh. Vơ hình chung chỉ có những người giàu mới có cơ hội được sống khỏe mạnh, được chữa bệnh khi ốm đau, được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; được học tập nâng cao trình độ… Do đó, họ có điều kiện có việc làm, có thu nhập tốt và lại tiếp tục làm giàu. Theo suy luận đó, những người nghèo sẽ ngày càng nghèo đi. Mặc dù, các đối tượng nghèo được hưởng chính sách trợ giúp đối với hai lĩnh vực này như miễn giảm học phí, thực hiện chế độ bảo hiểm y tế để được chăm sóc sức khỏe… Nhưng trong thực tế, khoản tiền miễn giảm chỉ chiếm phần nhỏ trong tồn bộ chi phí học tập, ngồi ra cịn nhiều khoản tiền đóng góp như học thêm, các loại quĩ… Việc thực hiện khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế trong nhiều năm qua còn nhiều bất cập. Người dân khi khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm chỉ được hưởng các loại thuốc giá rẻ, công dụng khơng cao, nếu muốn dùng thuốc tốt thì phải bỏ tiền ra mua ở bên ngoài; mặt khác, việc thực hiện khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế cho người dân thủ tục phiền hà, mất nhiều thời gian, thái độ phục vụ của y, bác sĩ không ân cần, chu đáo; trong khi đó khám chữa bệnh loại hình dịch vụ thì nhanh chóng và được phục vụ tốt hơn. Trong thời gian qua, bằng nguồn ngân sách, UBND tỉnh quan tâm đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các trạm y tế, bệnh viện ở các huyện trong địa bàn tỉnh song tại nhiều xã, huyện mặc dù có các trạm y tế, bệnh viện nhưng lại không được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị y tế, thiếu bác sĩ nên hiệu quả sử dụng các cơ sở y tế này trong việc chăm lo sức khỏe cho nhân dân khơng cao. Do đó, tâm lý chung của các người có bệnh lại đổ dồn về các bệnh viện ở tuyến tỉnh khiến cho các bệnh viện này ln trong tình trạng quá tải, do cầu vượt gấp nhiều lần cung, từ đó nảy sinh nhiều tiêu cực.

Cơng tác đào tạo nghề cịn bất cập; lao động qua đào tạo cịn ít,

chất lượng chưa cao, học sinh ra trường tìm việc làm cịn khó khăn. Hoạt động khoa học, cơng nghệ chưa gắn chặt với sản xuất kinh doanh; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho cơng tác nghiên cứu cịn hạn chế. Cơ sở vật chất, phương tiện và các thiết chế văn hóa, thể dục - thể thao có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, có nơi chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, ngược lại có nơi quản lý chưa tốt, hiệu quả sử dụng thấp.

Chất lượng phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” chuyển biến chưa đều, nhiều nơi cịn hình thức. Phong trào thể dục thể

thao phát triển chưa mạnh. Đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân một số vùng cịn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ kháng chiến, vùng bãi ngang ven biển, phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng. Giải quyết việc làm cho người lao động chưa căn bản, số lao động thiếu việc việc làm và việc làm không ổn định cịn khá lớn. Cơng tác giảm nghèo chưa thật sự vững chắc, khả năng tái nghèo ở một số địa phương còn cao.

Hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp có mặt cịn hạn chế, nhất là hoạt động giám sát. Bộ máy chính quyền và các cơ quan chun

mơn nhìn chung vẫn chưa đủ mạnh, chưa sát dân; hiệu lực và hiệu quả hoạt động chưa cao; quản lý nhà nước trên một số mặt, nhất là quản lý đô thị, môi trường, đất đai, khống sản, xây dựng, trật tự cơng cộng...cịn yếu kém. Cải cách thủ tục hành chính chuyển biến chưa mạnh, vẫn cịn tình trạng nhũng nhiễu, thủ tục rườm rà gây cản trở đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và gây tốn kém chi phí, phiền hà cho nhân dân; kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm. Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ cơng chức nhìn chung cịn hạn chế so với yêu cầu; tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu thiếu trách nhiệm, thụ động, ỷ lại trong thực thi công vụ của một phận cán bộ, công chức chậm được khắc phục.

Công tác cải cách tư pháp chuyển biến chưa đồng bộ; đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, một bộ phận yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, trách nhiệm và phẩm chất đạo đức lối sống. Chất lượng cơng tác tư pháp có mặt cịn hạn chế. Cơng tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa được chú trọng đúng mức, trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận công dân chưa cao, cá biệt có một số ít xem thường kỷ cương, phép nước.

2.1.2. Nguyên nhân

Thứ nhất, công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý kinh tế- xã hội trong

một số lĩnh vực của bộ máy nhà nước chưa thật sự tập trung, thiếu sự nhạy bén, giải quyết công việc chưa kịp thời, cương quyết nhất là công tác quản lý đất đai, khống sản, mơi trường còn thấp, xảy ra một số vi phạm nổi cộm; xử lý các vướng mắc tồn đọng kéo dài về công tác đền bù giải phóng mặt bằng, chồng lấn quy hoạch cịn nhiều lúng túng, chưa triệt để. Cơng tác xây dựng, quản lý quy hoạch chưa theo kịp yêu cầu phát triển, còn nhiều bị động; có trường hợp chưa tuân thủ theo quy hoạch được duyệt. Công tác chỉ đạo thực hiện cải cách thủ tục hành chính cịn có mặt chưa tốt nên vẫn cịn tình trạng nhũng nhiễu; có quy trình thủ tục cịn rườm rà, bất hợp lý gây tốn kém chi phí phiền hà cho tổ chức và cá nhân chưa được bãi bỏ.

Thứ hai, sự phối kết hợp giữa các ngành, địa phương trong tỉnh thực

hiện những mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội và hoạt động quản lý nhà nước cịn hạn chế, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế của tỉnh.

Thứ ba, một bộ phận cán bộ, công chức tinh thần trách nhiệm chưa cao,

chưa thật chủ động trong thực thi nhiệm vụ; năng lực hoạt động thực tiễn cịn yếu, việc vận dụng cụ thể hóa, thực hiện chủ trương chính sách và sự chỉ đạo của cấp trên chưa kịp thời.

Thứ tư, thực hiện chủ trương “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong thực tế cịn mang tính hình thức.Việc tổ chức lấy ý kiến dân, giải

đáp các tâm tư, nguyện vọng, thắc mắc của dân vẫn còn thực hiện chưa tốt. Vấn đề giải quyết khiếu nại của công dân ở các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh còn chậm, tồn đọng kéo dài gây tâm lý bức xúc trong nhân dân. Nhiều cuộc chất vấn các đại biểu Hội đồng nhân dân cũng như các buổi tiếp xúc cử tri, đối thoại trực tiếp với dân được tổ chức nhưng vẫn mang tính hình thức, hiệu quả đem lại không cao. Đặc biệt với người dân ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo vùng sâu, vùng xa… thì các cơ hội được đối thoại trực tiếp lại càng ít. Ở nhiều nơi, việc tiến hành các cuộc bầu chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý còn chưa thật sự dân chủ, thậm chí các vị trí được bầu dường như đã được sắp đặt từ trước. Tình trạng mất dân chủ còn diễn ra nặng nề nhất là người dân kêu ca về việc xâm phạm tới lợi ích kinh tế, quyền làm chủ trực tiếp về kinh tế - xã hội ở địa bàn xã, phường.

Thứ năm, tình trạng quan liêu, tham nhũng ngày càng có xu hướng tăng

và nghiêm trọng đã làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và thực hiện CBXH ở tỉnh. Điều này thể hiện rõ vai trị hạn chế của chính quyền cấp tỉnh trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế và quản lý xã hội. Mặc dù thời gian qua, chính quyền cấp tỉnh đã triển khai các giải pháp về phòng, chống tham nhũng khá đồng bộ, nâng cao nhận thức và hành động trong một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhất là trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu các địa phương, sở, ban, ngành đồn thể về phịng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Các hoạt động thanh tra, kiểm tra được đẩy mạnh, kịp thời giải quyết các khiếu nại, tố cáo và các vụ tham nhũng đã được phát hiện, nhất là tập trung chỉ đạo xử lý cơ bản xong các vụ việc, vụ án tồn đọng, nổi cộm; khẩn trương giải quyết, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng mới phát sinh. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa như mong muốn. Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh số vụ việc tham nhũng xảy ra

gây thiệt hại tài sản cho ngân sách ngày càng lớn. Tính chất tham nhũng ngày càng phức tạp và thủ đoạn ngày càng tinh vi. Về mặt phạm vi, tham nhũng lãng phí đã được phát hiện ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực từ những lĩnh vực có nguy cơ cao như xây dựng, đầu tư cơ bản, quản lý đất đai, tài chính, ngân sách nay diễn ra ở một số lĩnh vực khác…Về đối tượng tham nhũng, lãng phí lại chủ yếu nằm ở bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền trong các cơ quan nhà nước, trong hệ thống công quyền.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện công bằng xã hội ở bình thuận hiện nay (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w