Những kết quả đạt được trong việc phát huy vai trị của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện công bằng xã hội ở Bình Thuận

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện công bằng xã hội ở bình thuận hiện nay (Trang 54 - 62)

- Thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển tạo điều kiện thực hiện công bằng xã hội

ở tỉnh Bình Thuận

Trong 5 năm (2005 - 2010) dưới sự quản lý, điều hành của chính quyền tỉnh: Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá và phát triển tương đối tồn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; một số chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đề ra. GDP tăng bình quân hàng năm 12,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Nông, lâm, thủy sản chiếm 20,5% (năm 2005 là 30,4

%); Công nghiệp - xây dựng chiếm 34,9% (năm 2005 là 32,7 %);

Thương mại - dịch vụ chiếm 44,6% (năm 2005 là 36,9 %). GDP bình quân đầu người đạt 1.093 USD tăng 2,57 lần so với năm 2005 [58, tr.1].

Trong sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng nâng dần chất lượng, hiệu quả. Đặc biệt, hệ thống thủy lợi được tập trung đầu tư, nhờ vậy, diện tích tưới chủ động tăng lên, từ 53.300 ha năm 2005 lên 83.000 ha năm 2010, chiếm 43,23% diện tích gieo trồng cây hàng năm; hệ số sử dụng đất nâng lên, từ 0,98 lần năm 2005 lên 1,21 lần năm 2010. Giữ ổn định 44.000 ha

lúa; các vùng còn lại chuyển mạnh sang các loại cây có giá trị kinh tế cao, bước đầu hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Cơ giới hóa các khâu làm đất đạt 80%; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ngày càng rộng rãi hơn. Năng suất, chất lượng, hiệu quả nhiều loại cây trồng nâng lên, thu nhập trên một đơn vị diện tích tăng từ 17 triệu đồng/ha năm 2005, lên 34 triệu đồng/ha năm 2010.

Công tác lâm nghiệp chuyển mạnh theo hướng xã hội hóa, độ che phủ của rừng tăng từ 36,7% năm 2005, lên 38,4% năm 2010. Năng lực ngành thủy sản tiếp tục được nâng lên (tăng 245.900 CV so với năm 2005); việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong khai thác và bảo quản sản phẩm sau khai thác ngày càng nhiều. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao.

Để phát triển công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp, chính quyền cấp tỉnh đã quan tâm làm tốt công tác quy hoạch các khu công nghiệp - tiểu thủ công và triển khai đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư; nhờ vậy đã hình thành được một số cụm công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp và làng nghề góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, lao động ở nông thôn; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16,4% năm.

Thơng qua việc ban hành các chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế địa phương, trên địa bàn toàn tỉnh thu hút được 405 dự án du lịch, tăng 45 dự án so với năm 2005. Du khách tăng bình quân hàng năm gần 15%; du khách quốc tế chiếm 10% trong tổng số du khách hàng năm. Thời gian lưu trú của du khách quốc tế bình quân từ 1,96 ngày, lên 3,4 ngày/khách; khách nội địa từ 1,14 ngày, lên 1,53 ngày/khách. Doanh thu ước đạt 2.500 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 32,5% giai đoạn 2006 - 2010. Đối với kinh tế đối ngoại có 74 dự án dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký 1.081 triệu USD; tổng giá trị thực hiện các dự án viện trợ nước ngoài ước đạt 40 triệu USD, trong đó 34 triệu USD vốn ODA, 06 triệu USD vốn NGO giá trị giải ngân đạt 36 triệu USD.

Cơ cấu vùng kinh tế từng bước hình thành và phát triển theo hướngphát huy lợi thế của từng vùng:

Vùng kinh tế động lực Phan Thiết, ven biển và hải đảo: phát triển với tốc

độ khá cao, rõ nhất là ngành du lịch - dịch vụ; công nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy sản được tiếp tục đẩy mạnh; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ biên giới quốc gia trên vùng biển...

Vùng kinh tế nông nghiệp: hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là các hệ

thống thủy lợi, trạm bơm được tập trung xây dựng, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp phát triển ngày càng tồn diện, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, con ni, hình thành các vùng chun canh sản xuất nơng sản hàng hóa, nâng dần hiệu quả sử dụng đất. Từng bước gắn chặt hơn giữa phát triển kinh tế nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số: đã huy động được nhiều nguồn vốn

cho đầu tư kết cấu hạ tầng, giải quyết vốn cho chăn nuôi, cấp đủ đất sản xuất; cơ cấu cây trồng có hiệu quả trên từng vùng được xác định ngày càng rõ hơn; từ khi thực hiện giao khốn rừng, tình trạng phá rừng giảm đáng kể. Đã giải quyết cơ bản nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Bộ mặt vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhìn chung đã có nhiều khởi sắc. Hệ thống chính trị được củng cố, kiện tồn, hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng lên. An ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội cơ bản được giữ vững. Lòng tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước tiếp tục được củng cố.

Kinh tế tư nhân tiếp tục tăng nhanh về số lượng, tập trung khai thác những lĩnh vực, ngành nghề lợi thế của tỉnh; hoạt động ngày càng có hiệu quả. Một số doanh nghiệp đã thực hiện việc quản lý chất lượng toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế, từng bước nâng cao trình độ quản lý, nâng khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, coi trọng ứng dụng công nghệ mới, mở rộng thị trường. Đến cuối năm 2009 tồn tỉnh có 1.624 doanh nghiệp đang hoạt động, vốn sản xuất kinh doanh 14.620 tỷ đồng, so với năm 2005 số doanh nghiệp

bằng 2,03 lần, sản xuất kinh doanh bằng 2,63 lần. Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, khai thác thế mạnh của từng vùng, giải quyết việc làm tăng thu nhập, giảm nghèo, nhất là khu vực nơng thơn, miền núi; tồn tỉnh có 2.449 trang trại, quản lý 10.308 ha với tổng nguồn vốn trên 890 tỉ đồng.

Thu ngân sách nhà nước trong 5 năm (2006 - 2010) đạt 22.523 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm là 14,4%; trong đó thu nội địa 9.327 tỷ đồng, tăng bình qn hàng năm là 18,4% góp phần tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc của địa phương. Các nguồn vốn xã hội huy động cho đầu tư tăng nhanh, đã huy động được 44.500 tỷ đồng cho đầu tư phát triển, chiếm 53% GDP; trong đó, vốn đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài ngân sách nhà nước 32.000 tỉ đồng, chiếm 71,9%.

- Triển khai thực hiện nhiều chính sách xã hội nhằm đảm bảo thực hiện

ngày càng tốt hơn CBXH trong nền kinh tế của tỉnh

Đã triển khai thực hiện chính sách tạo việc làm, chính sách phát triển giáo dục đào tạo, y tế… nhằm tạo năng lực và cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi người; chính sách xóa đói, giảm nghèo, bảo trợ xã hội … nhằm trợ giúp nhóm người có hồn cảnh khó khăn và dễ bị tổn thương có điều kiện vươn lên hịa nhập cộng đồng; chính sách ưu đãi, chăm lo người có cơng với nước nhằm giảm bớt những thiệt thòi mà họ đang phải gánh chịu, đảm bảo cho họ được hưởng những thành quả phát triển của nền kinh tế, xứng đáng với những đóng góp to lớn của họ cho địa phương.

Về phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo: chính quyền cấp tỉnh đã

quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học theo hướng chuẩn hoá, số trường thành lập mới và trường đạt chuẩn quốc gia tăng; đồng thời củng cố và phát triển các trường chuyên nghiệp, các trung tâm dạy nghề, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, đã nâng cấp, thành lập Trường Cao đẳng y tế, Trường Cao đẳng cộng đồng, các trung tâm học tập cộng đồng tiếp

tục phát triển; đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đặc biệt trong công tác giáo dục đào tạo để phát triển nguồn nhân lực của địa phương, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 21/2007/ QĐ-UBND ngày 09/5/2007 quy định về chính sách đào tạo, thu hút nguồn lực; trong đó quan tâm chăm lo đào tạo cán bộ, cơng chức là người dân tộc thiểu số và cán bộ, công chức là nữ. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục được tiếp tục đẩy mạnh dưới nhiều hình thức, tồn tỉnh hiện có 01 trường đại học, 01 trường trung học phổ thông, 01 trường ngoại ngữ Quốc tế và 298 cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ tư thực.

Về thực hiện các chính sách an sinh xã hội: đã triển khai nhiều giải

pháp tích cực để đào tạo nghề, giải quyết việc làm như ban hành Quyết định số 58/2006/QĐ-UBND ngày 20/7/2006 về chương trình giải quyết việc làm tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006- 2010; Kế hoạch số 2535/KH-UBND ngày 08/6/2007 của UBND tỉnh về tổ chức thực hiện công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Quyết định số 03/2007/QĐ-UBND ngày 11/01/2007 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án phát triển xã hội hóa dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2010; Quyết định số 22/2007/QĐ- UBND ngày 10/5/2007 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn đối với lao động tỉnh Bình Thuận. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp và tăng nhanh lao động khu vực dịch vụ, công, thương nghiệp. Hệ thống các cơ sở dạy nghề tiếp tục được đầu tư và phát huy tác dụng ngày càng tốt hơn; từng bước đổi mới công tác tuyển sinh, tạo thuận lợi cho thanh niên được học nghề với nhiều hình thức phong phú, đa đạng gắn chặt hơn doanh nghiệp trong đào tạo nghề, sử dụng và giải quyết việc làm. Trong 5 năm (2005- 2010) đã giải quyết việc làm cho 115.980 người, bình quân hàng năm tạo việc làm trên 23 nghìn người góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị đến năm 2010 xuống còn 4,33%, số người đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2006- 2010 là 1.447 người, tăng 6,49 lần so với giai đoạn 2001-2005; tỷ lệ lao động trong nông, lâm, ngư

nghiệp năm 2010 là 52, 2% (mục tiêu là 62%); số lượng lao động được đào tạo trong 5 năm là 29.358 người.

Cơng tác xóa đói giảm nghèo, chăm lo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình chính sách, gia đình có cơng với cách mạng, bảo hiểm y tế cho người

nghèo luôn được UBND tỉnh quan tâm, chú trọng và xác định là một nhiệm vụ thường xuyên trong suốt quá trình phát triển kinh tế- xã hội để đảm bảo CBXH. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 89/2005/QĐ-UBND ngày 26/12/2056 về chương trình giảm nghèo tỉnh Bình Thuận, nhờ vậy, đến năm 2010 đã hồn thành mục tiêu cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo và cận nghèo trong toàn tỉnh.

Đặc biệt là trong những năm qua, chính quyền cấp tỉnh đã quan tâm, đầu tư theo quy hoạch tổng thể về xây dựng và phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số; ban hành một số chính sách đặc thù của tỉnh để xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hải đảo như: Quyết định số 1353/2004/QĐ-CTUBBT ngày 05/4/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận ban hành quy định về đầu tư ứng trước, bao tiêu sản phẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng cao; Quyết định số 84/2005/QĐ-UBND ngày 15/12/2005 của UBND tỉnh ban hành quy định chế độ trợ cấp đối với học sinh dân tộc thiểu số ở các thôn, xã miền núi, vùng cao trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; Quyết định số 35/2006/QĐ-UBND ngày 03/5/2006 của UBND tỉnh ban hành quy định thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa phục vụ miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc thiểu số; ngoài ra điều chỉnh mức hỗ trợ giải quyết nhà ở cho hộ nghèo cho dân tộc thiểu số, chính sách đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số Phú Quý nhằm phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, hải đảo. Trong năm năm qua, đã cấp 4.734 ha đất sản xuất cho 4.009 hộ; giao khoán 89.060 ha rừng cho 2.447 hộ quản lý bảo vệ; 100 % xã dân tộc, miền núi đã có đường

ơtơ thơng suốt; 100% xã, thơn đã có điện sinh hoạt, có trạm y tế, có đủ trường học, nhà văn hóa, bưu điện văn hóa; gần 100% xã, thơn được đầu tư hệ thống nước sinh hoạt tập trung; đã có trên 95% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia và 93,1% số hộ dùng nước sạch hợp vệ sinh; trên 90% số hộ đồng bào thiểu số có radio, tivi; mỗi xã đều có hệ thống trạm truyền thanh không dây.

Công tác bảo trợ xã hội, giúp đỡ những đối tượng yếu thế và dễ bị tổn thương như người già neo đơn, trẻ em mồ côi, lang thang người tàn tật không

nơi nương tựa, những người khơng có khả năng lao động, các đối tượng gặp rũi ro trong cuộc sống như thiên tai, tai nạn lao động… được chính quyền cấp tỉnh quan tâm chăm lo đúng mức. Trên cơ sở triển khai thực hiện nghị quyết HĐND tỉnh, hàng năm UBND tỉnh đều trích ngân sách của địa phương để trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng trên nhằm đảm bảo cho mọi người sống bình đẳng, tự do hạnh phúc trong tình yêu thương, đùm bộc lẫn nhau. Đối với những người tàn tật còn khả năng lao động, tỉnh tạo điều kiện để giúp họ có cơ hội có việc làm và tăng thu nhập, những người khơng cịn khả năng lao động thì trợ cấp thường xuyên. Những người không nơi nương tựa như người già cô đơn, những trẻ mồ cơi thì được trợ cấp, ni dưỡng, chăm sóc tại các Trung tâm bảo trợ xã hội hoặc tại cộng đồng. Trẻ em mồ cơi cịn được học tập, dạy nghề để có thể tự lập cuộc sống sau này. Trong 05 năm, đã huy động được 124.785 triệu đồng, xây dựng trên 11.600 căn nhà cho các hộ nghèo và cận nghèo, đã giảm được 21.429 hộ nghèo; bình quân mỗi năm giảm 4.285 hộ nghèo.

Cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân: cơ sở vật chất và trang thiết bị

của ngành y tế từng bước được nâng cấp và đầu tư mới, đội ngũ thầy thuốc có bước trưởng thành cả về chất và lượng, chất lượng khám và điều trị bệnh cho nhân dân được nâng dần, các loại dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ hơn; triển khai tốt các chương trình mục tiêu y tế quốc gia; thực hiện đề án xã hội hóa các hoạt động y tế được triển khai tích cực, góp phần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mức hưởng thụ các dịch vụ y tế của nhân

dân từng bước được nâng lên. Tồn tỉnh có 127/127 xã phường thị trấn có trạm y tế cấp IV; mạng lưới y tế phát triển rộng khắp; 60% trạm y tế xã, phường (76/127) có bác sĩ; bình qn tồn tỉnh có 5 bác sĩ/ vạn dân; hàng năm có 95% trẻ dưới 01 tuổi được tiêm đầy đủ 07 loại bệnh, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 22% năm 2005 xuống còn 14%, tỷ lệ sinh hàng năm từ 0,09 năm 2005 xuống cịn 0,005%; tồn tỉnh hiện có 837 cơ sở hành nghề y dược tư nhân, trong đó có 02 bệnh viện tư nhân với 87 giường bệnh, trên 220 phòng khám tư nhân, 05 nhà hộ sinh, 43 nhà thuốc.

Chính sách phúc lợi, chăm sóc người có cơng với nước trong nhiều

năm qua, ln được chính quyền cấp tỉnh đặc biệt chú trọng. Bên cạnh thực hiện các chính sách của Nhà nước như: chính sách ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ, thương, bệnh binh cán bộ lão thành cách mạng… chính quyền cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện công bằng xã hội ở bình thuận hiện nay (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w