Chương 2 : DIỄN TRÌNH LỄ HỘI ĐÌNH, ĐỀN NỘI RỐI
2.1. Lễ hội đình, đền Nội Rối xưa
2.1.1. Lịch lễ hội
Sau khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Qui chế mở hội truyền thống số 54/VAQC ngày 4 tháng 10 năm 1989, nhiều làng xã Việt Nam đã phục dựng lại các lễ hội dân gian và tôn tạo di tích thờ phụng. Trong thực tiễn nghiên cứu, lễ hội thường được tổ chức để tưởng niệm ngày sinh
hoặc ngày hosd của thánh, thần. Đối với người dân thôn Nội Rối, trong tất cả cá ngày lễ tết của làng được diễn ra trong năm thì lễ hội tưởng nhớ công ơn
của tứ vị Thành hoàng làng và mẫu Liễu Hạnh là ngày lễ quan trọng nhất. Trước Cách mạng tháng Tám, lễ hội thôn Nội Rối được tổ chức từ ngày mùng 2 tháng 3 đến ngày mùng 5 tháng 3(â.l) hàng năm, trong đó ngày mùng 3
tháng 3, tức ngày hóa của thánh mẫu là ngày lễ chính. Năm nào cũng tổ chức, nhưng thường cứ hai năm lại làm lớn hơn, mời con dân ở khắp nơi về.
Làng Nội Rối xưa có bốn giáp, đến kỳ sắp mở lễ hội, mỗi giáp lập danh sách những trai tráng đến tuổi trưởng thành để lập “hội nuôi lợn” làm đồ hiến tế và thi vỗ lợn béo với các giáp khác trong thôn vào ngày đầu tiên (là ngày mở đầu hội làng). Các cô gái thanh tân trong làng chuẩn bị gạo ngon để thi
thổi cơm để cùng trai tráng trong giáp mình đưa lợn ra đình dự thi. Lệ định từ xưa, ngày mở đầu lễ hội, các chức sắc trong làng đại diện cho các giáp trong làng cùng với bốn trai tráng khiêng một cỗ kiệu song hành xuất phát từ đình đến nhà cụ Tiên chỉ để rước sắc phong, văn tế của các vị Thành hoàng làng về
làm lễ mở cửa đình.
Đến ngày thứ thứ hai, tức ngày mồng 3 tháng 3 (â.l), đúng giờ quy định đám rước được khởi hành từ đình làng rồi rước kiệu quanh làng. Sau khoảng
hai tiếng đồn rước quay về đình tập kết. Sau đó tới các nghi lễ trong đình.
Những ngày tiếp theo khơng khí diễn ra náo nhiệt. Phần hội với nhiều trò diễn, trò chơi dân gian: hát ca trù, hát Lải lèn, leo cầu kiều nước, bắt vịt, đánh
đu, đặc biệt là múa rối nước ở ao đình. Ngày lễ cuối cùng được coi như là
ngày tổng kết lễ hội, làng bế mạc và tổ chức thụ lộc cho con dân, sau đó ngồi lại họp bàn nhận xét, góp ý, nhận định những gì đã làm được hay chưa làm được trong lễ hội.