Chương 2 : DIỄN TRÌNH LỄ HỘI ĐÌNH, ĐỀN NỘI RỐI
3.1. Giá trị của lễ hội đình, đền Nội Rối
3.1.2. Giá trị tâm linh
Trong thực tế, yếu tố quan trọng nhất để thu hút cộng đồng dân cư đến các cơ sở tín ngưỡng chính là sự linh thiêng của các vị thần được thờ. Đình, đền Nội Rối nằm liền kề nhau chính là nơi những người dân sống tại đây gửi
gắm tất cả niềm tin, mong ước của mình. Họ tin rằng bên cạnh thế giới những người đang sống vẫn tồn tại một thế giới vơ hình, ở đó các vị thần linh đang được thờ phụng tại đây ln phù trợ, bảo hộ cho họ. Tín ngưỡng thờ thần và
thành hồng làng có một vị trí đặc biệt trong đời sống của dân làng, dường
như trong cuộc sống hay công việc làm ăn, sản xuất của họ gặp nhiều thuận lợi họ đều cảm thấy biết ơn thần linh. Thông qua lễ hội, không chỉ chuyển tải các giá trị văn hóa mà đó cịn là phương tiện giúp con người cân bằng đời
sống tâm linh, giải tỏa những vướng mắc về tinh thần. Người dân đến với lễ
hội một lịng thành kính, đồng thời để thỏa mãn được nguyện vọng nào đó của bản thân, gia đình và cộng đồng. Cơ Cao Thị Bình- 55 tuổi, người dân thơn
Nội Rối cho biết: “Cô sống ở đây nên cứ dịp ngày rằm, mùng một hay ngày lễ
gì cơ đều mua hương, mua hoa và hoa quả sang đây để thắp hương khấn thần, khấn Mẫu. Năm vừa rồi con cô thi Đại học, cô cũng đến đây xin với thần linh, mình thành tâm nên được các ngài thương, cho em nó đỗ đấy cháu ạ, mừng lắm.Còn cứ đến dịp lễ hội thì nhà cơ cũng sắm một mâm lễ vật dâng lên các ngài, xin các ngài ban cho sức khỏe này, rồi mùa màng, làm ăn thuận lợi. Cơ thích nhất là khỏe mạnh, nên lúc nào cũng xin được nhiều sức khỏe sẽ có tất cả cháu ạ”. Hầu hết người dân khi đến với lễ hội, họ đều mong muốn
về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cầu bình an, mạnh khỏe...và đó đều là
những nhu cầu cơ bản nhất ở mọi mặt của đời sống con người. Người dân tin rằng các vị thánh có khả năng ban phát mọi điều tốt đẹp cho cuộc sống, miễn sao chúng ta phải thành tâm, thành kính và biết quý trọng sức lao động.
Lễ hội thơn Nội Rối cịn mang đậm những biểu hiện tín ngưỡng dân gian với tính chất cầu mùa của cư dân nông nghiệp. Những lễ vật được dâng cúng trong lễ hội cũng chính là những gì tinh túy nhất của nền sản xuất nông nghiệp nơi đây. Và với một thôn làng thuần nông như Nội Rối, nghề nông vốn phụ
thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Người ta phải cầu viện đến các lực lượng siêu
nhiên để cầu xin đấng tối cao, thần thánh che chở, phù hộ cho dân làng được
mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt, cây cối xanh tươi. Thơng qua lễ hội, con người có thể giao cảm được với các vị thần, các nghi thức tế lễ chính là cầu
nối giữa đời sống thực với đời sống tâm linh. Ông Cao Văn Trạc- 82 tuổi,
nguyên thủ từ đình, đền Nội Rối chia sẻ: “Đất chúng tôi ở đây nằm trong vùng
tứ giác nước, nên thường xuyên úng lội vào mùa mưa. Những năm nào trời mưa nhiều sẽ kéo theo mùa màng cũng thất thu, cuộc sống của người dân cũng sẽ gặp khó khăn hơn. Tới dịp lễ hội chúng tôi sẽ cầu xin các vị thành hoàng và thánh Mẫu Liễu Hạnh che chở, ban phước cho chúng tôi, nhất định năm sau mùa màng cây trái sẽ tốt hơn nhiều. Các ngài thiêng lắm đấy”. Như vậy, lễ hội
đã hướng con người tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, nó mang một ý nghĩa nhân
văn sâu sắc là giúp con người có niềm tin vào một cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn. Lễ hội thuộc về phạm trù cái thiêng liêng của đời sống tâm linh, đối lập và cân bằng với cái trần tục của đời sống hiện thực.
Đến với lễ hội chính là tìm lại bản sắc văn hóa dân tộc, con người được
hịa mình trong khơng khí tưng bừng của lễ hội, để cầu mong được thần linh
phù hộ ban cho những điều tốt lành, tránh khỏi những tai ương hiểm họa, tật ách trong cuộc sống trần gian. Không ai bảo ai, nhưng khi mỗi người bước vào cửa đình, đền, chùa, làm lễ, ước mong các vị thần linh chứng giám cho
lịng thành kính, phù hộ cho những ước nguyện thầm kín của mình, mỗi người
đều phải biết tự nhắc nhở bản thân phải tự giác tuân theo những nguyên tắc
nhất định nơi đây. Nó được coi như chuẩn mực đạo đức, trở thành sức mạnh giúp chuyển hóa lời cầu nguyện trở nên ứng nghiệm.