Chương 2 : DIỄN TRÌNH LỄ HỘI ĐÌNH, ĐỀN NỘI RỐI
3.3. Những vấn đề đặt ra cho lễ hội đình, đền Nội Rối hiện nay
3.3.1. Lưu giữ vốn văn hóa truyền thống
Lễ hội trên khắp cả nước nói chung và lễ hội đình, đền Nội Rối nói
riêng là bảo tàng sống lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như: những vị anh
hùng chống giặc ngoại xâm, những người có cơng dựng làng, dạy dỗ truyền nghề, những vị thần giúp dân chống lại thiên tai, địch họa, giàu lòng cứu
nhân độ thế... Các ngày hội diễn ra náo nức, sôi động, là cầu nối giữa quá
khứ và hiện tại, làm cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hôm nay luôn ghi nhớ, biết ơn công lao của tổ tiên và những người có cơng với quê
hương đất nước. Không gian lễ hội là mơi trường góp phần giáo dục con
người nhận thức về truyền thống văn hóa dân tộc một cách tự nhiên nhất, hiệu quả nhất. Vốn là một vùng đất nổi tiếng với truyền thống yêu nước,
hiếu học được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, người dân thôn Nội Rối và xã Bắc Lý khi đến với lễ hội đình, đền Nội Rối sẽ càng thấm nhuần hơn đạo lí uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, hiểu rõ cội nguồn,
lịch sử quê hương với biết bao thăng trầm. Việc tham gia vào lễ hội thông qua các nghi lễ tế, rước, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, vui chơi...mang
màu sắc tâm linh và yếu tố nghệ thuật riêng của làng giúp người dân ý thức hơn về vai trò, trách nhiệm của mình. Tinh thần đồn kết xóm làng, niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương cũng được khơi dạy,
phát triển thông qua lễ hội. Người dân thôn Nội Rối dù học tập hay công tác, làm việc ở xa quê hương cũng luôn nhớ ngày hội làng để trở về hịa mình
vào lễ hội cùng bà con làng xóm.
Hiện nay, việc thực hiện lễ hội ngoài việc dựa vào các chứng cứ văn bản, thần tích thì cịn dựa trên hồi ức của các vị cao niên trong làng, những người từng được tham gia vào các lễ hội cổ truyền xưa. Họ là những người am hiểu
nhất, tường tận nhất về lễ hội truyền thống của làng, song hiện nay các cụ già cao tuổi có kinh nghiệm trong làng cũng ngày một già yếu, thậm chí có nhiều người đã khuất nên nhiều yếu tố văn hóa truyền thống nếu không được trao
truyền lại thì cũng dễ bị sai lệch đi trong thực tế. Trong xu hướng lễ hội đang
những trị chơi dân gian, thay vào đó là các trị chơi hiện đại, cờ bạc dưới hình
thức vui chơi có thưởng, kéo theo đó là tổ tơm, tam cúc, xóc đĩa... Đây cũng là
một vấn đề có ảnh hưởng không tốt đối với cộng đồng, thực tế đã có nhiều người xích mích với nhau trong xới bạc để rồi hiềm khích cịn kéo dài về sau hết sức nặng nề, gây ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của quê hương. Lễ hội ngày một biến đổi theo quy luật vận động tất yếu, việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy
văn hóa truyền thống của dân tộc cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Địi hỏi người
quản lý lễ hội và người tham gia lễ hội phải thật sự am hiểu giá trị, ý nghĩa của lễ hội, từ đó có những ứng xử, hành vi văn hóa trong lễ hội, nâng cao tinh thần gìn giữ, phát huy những gì tốt đẹp, quý báu nhất mà cha ông ta đã để lại.