Xu hướng trần tục hóa lễ hội

Một phần của tài liệu Lễ hội đình, đền nội rối, xã bắc lý, huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 92 - 94)

Chương 2 : DIỄN TRÌNH LỄ HỘI ĐÌNH, ĐỀN NỘI RỐI

3.2. Xu hướng biến đổi của lễ hội đình, đền Nội Rối

3.2.2. Xu hướng trần tục hóa lễ hội

Lễ hội dân gian truyền thống của người Việt, bản chất của nó là gắn với tín ngưỡng dân gian. Hằng ngày, các vị thần được yên vị trong không gian thờ phúng như đình, đền, chùa, miếu...nhưng đến lễ hội thì các vị thần ấy đi vào

lịng tơn kính của mình- tơn kính một nguồn năng lượng siêu nhiên và bày tỏ

ước vọng về những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Lễ hội gắn với tín ngưỡng

dân gian, do đó nó thuộc về đời sống tâm linh, mang tính thiêng. Tất nhiên,

tính thiêng là cái vĩnh hằng, bí ẩn nhưng trong mỗi xã hội nó được biểu hiện ở những hình thức khác nhau. Lễ hội được sinh ra, phát triển, nảy mầm bén rễ từ đời sống hiện thực, trần tục, nhưng bản thân nó là sự thăng hoa từ đời sống hiện thực và trần tục ấy. Ngôn ngữ biểu hiện của lễ hội là ngôn ngữ biểu

tượng. Việc phục hồi và phát huy lễ hội, do chưa nắm được rõ ý nghĩa thiêng liêng bởi người xưa thường diễn đạt các nghi thức, quan niệm dân gian thơng qua “biểu tượng”, nên lễ hội có xu hướng bị trần tục hóa. Tức là nó khơng cịn giữ được tính thiêng, sự thăng hoa và ngơn ngữ ngôn ngữ biểu tượng và như vậy lễ hội khơng cịn giữ nguyên giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền nữa.

Xu hướng trần tục hóa của lễ hội đình, đền Nội Rối trước tiên được thể hiện ở sự thay đổi của “không gian thiêng” – thần điện và khơng gian văn hóa (sân đình, đền, ao đình...). Đây là nơi diễn ra lễ hội, cũng là nơi lưu giữ các

giá trị văn hóa truyền thống, tâm linh, là bảo tàng sống về văn hóa làng của người dân. Trải qua các cuộc trùng tu, tôn tạo, tuy vẫn giữ được hồn quê với không gian “cây đa, giếng nước, sân đình” nhưng việc xây mới lại hệ thống

cổng đình, đền, chùa, mái lợp cũng được thay mới...khiến người ta có cảm

giác đình làng được xây mới, khơng cịn sự tĩnh mặc hoang sơ mà thiêng

liêng nhiều như trước. Hiện vật, tượng thờ bên trong dường như trở nên xa lạ hơn ngay ngay với chính cộng đồng. Về phần lễ vật dâng cúng, khơng những bị đơn điệu hóa đi mà cịn khơng quy phạm như trước, hiện nay lễ vật dâng

lên rất đa dạng cả về số lượng và thành phần: bánh kẹo, hoa quả, vàng mã,

thuốc lá, nến, rượu, nước ngọt...đa phần là những thứ quen thuộc, gắn liền với cuộc sống hiện đại. Lễ vật dâng cúng của người dân, khách hành hương, du khách thập phương cũng tương tự: lễ vật ngày càng nhiều, càng phong phú,

đa dạng song dường như tính thiêng ngày càng có xu hướng giảm đi. Những

quy định về thực hành nghi lễ ở lễ hội thôn Nội Rối cũng khơng cịn nghiêm ngặt như trước. Việc chọn chủ tế khơng cịn q cầu kỳ, kĩ càng như xưa kia bởi chú tế phải là người cao tuổi, đức độ, bản thân và gia đình phải vẹn toàn. Ngày nay chọn chủ tế chủ yếu là người được mọi người kính trọng, tin tưởng,

đứng ra làm chủ tế trong nhiều năm chứ không thay đổi luân phiên như trước.

Mục đích của những người tham gia lễ hội cũng có xu hướng trần tục hóa

hơn. Người ta đến với lễ hội thường để chỉ cầu tài, cầu lộc, cầu may bằng mọi giá mà bỏ quên sự thành kính thần thánh, sự dọn mình để hóa thân, hịa nhập trong thánh thần. Như vậy lễ hội đã phần nào bị “giải thiêng”.

Lễ hội là những gì thiêng liêng và cao cả, chính vì vậy những gì gắn với lễ hội đều mang tính thiêng, ngay cả những trị chơi dân gian trong lễ hội cũng vậy. Các trò chơi đều mang trong mình những ý nghĩa, nguyện vọng tốt đẹp

của người dân. Sức hấp dẫn của mỗi trò chơi tốt ra từ chính ý nghĩa của nó và vì thế người xưa đến với trị chơi khơng chỉ vì sự thu hút của bản thân nó mà

cịn vì ý nghĩa của nó. Ví dụ như trị chơi đánh đu, đây chính là biểu tượng cho sự giao hòa giữa đất và trời, giữa âm và dương. Thể hiện mong ước của người dân cho thời tiết yên lành, mùa màng bội thu, đồng thời biểu hiện cho tình u

đơi lứa trong sáng và khát vọng bay cao của tuổi trẻ trong tương lai. Tuy nhiên,

ngày nay khi đến với trò chơi này, đặc biệt là tầng lớp thanh niên đôi khi không hiểu hết ý nghĩa của trò chơi, họ chỉ đơn giản chơi cho vui, chơi bởi thấy nó sơi nổi, lơi cuốn, làm mất đi tính thiêng vốn có của trị chơi.

Một phần của tài liệu Lễ hội đình, đền nội rối, xã bắc lý, huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)