Chương 2 : DIỄN TRÌNH LỄ HỘI ĐÌNH, ĐỀN NỘI RỐI
2.2. Lễ hội đình, đền Nội Rối ngày nay
2.2.3. Công tác chuẩn bị lễ hội
Được sự đồng ý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho phép nhân
dân thôn Nội Rối mở lễ hội truyền thống, Ủy ban nhân dân xã Bắc Lý tiến
hành họp với Ban Quản lý di tích đình, đền Nội Rối bàn kế hoạch tổ chức lễ hội. Việc đầu tiên UBND xã Bắc Lý ra Quyết định thành lập Ban tổ chức lế hội đình, đền Nội Rối. Trưởng ban là Phó Chủ tịch UBND, ba đồng phó ban là Trưởng ban Văn hóa xã, Trưởng Ban Quản lí di tích đình, đền Nội Rối. Các
ủy viên là các thành viên của Ủy ban và Ban Quản lí di tích, Chủ tịch Mặt
trận Tổ quốc, Bí thư Đồn thanh niên, Chủ tịch Hội cựu chiến binh...Đồng
thời, ban tổ chức thành lập các tiểu ban: tiểu ban khánh tiết, tiểu ban tế và rước, tiểu ban hậu cần, tiểu ban tiếp và tiểu ban bảo vệ. Mỗi tiểu ban đảm
nhận công việc khác nhau, cắt cử người tham gia các công việc của lễ hội để
đảm bảo cho việc tổ chức lễ hội được diễn ra theo đúng nghi lễ, trọng thể, an
Chọn ra người cai đám là một việc hết sức hệ trọng, cuộc họp có thể
mất nhiều thời gian vì cai đám là người thay mặt làng chỉ huy tồn bộ cơng
việc trong lễ hội. Lễ hội có diễn ra tốt đẹp hay không là ở khả năng điều hành, quán xuyến của cai đám, dân làng có được yên ổn, may mắn hay khơng là nhờ
ở tấm lịng thành của ơng trong lúc hành lễ.
Lễ hội diễn ra thường có nhiều mâm cúng của các dòng họ, các gia
đình và những thành viên dâng lễ tạ, lễ cầu lên Thành hồng. Vì thế, việc
trơng nom lễ vật và phân chia lộc thánh thần cần có người đảm đương phụ
trách. Ngồi ra, Ban tổ chức cịn cử người tham gia lễ rước, chuẩn bị cờ quạt, quần áo, trống chiêng, sửa soạn lễ vật, đồ rước.
2.2.4. Diễn trình lễ hội
Nửa tháng trước khi lễ hội diễn ra, tồn bộ đình, đền thơn được trang
hồng lộng lẫy. Các con đường thơn mà đồn rước đi qua đều cắm cờ ngũ sắc, cây cối được phát quang, đường làng quét dọn sạch sẽ tạo khơng khí tươi vui trước ngày mở hội. Khu vực tổ chức lễ hội (sân đình) được ban tổ chức trang trí đèn hoa, băng cờ, khẩu hiệu trang trọng. cờ Tổ quốc và cờ hội cỡ đại được treo trước sân đình.
Sáng ngày mồng 2 tháng ba, các chức sắc già làng đại diện cho bốn
giáp cùng với bốn trai tráng khiêng một cỗ kiệu song hành xuất phát từ đình đến nhà cụ Tiên chỉ để rước sắc phong, văn tế của các vị Thành hoàng về làm
lễ cáo yết. Sau đó đồn rước sẽ mang sắc phong, văn tế quay lại đình, cùng
một số vật phẩm để dâng lên làm lễ bao gồm: một mâm xôi gà, trầu, hoa quả, rượu, xin phép các vị Thành hoàng làng cho mở hội.
Sớm ngày mồng 3 tháng ba, người dân trong làng, các thôn xã lân cận và khách thập phương nô nức về Nội Rối để dự hội, trong đó có cả các đồn
tựu đơng đủ, tất cả được ban tiếp tân đón tiếp chu đáo. Cả sân đình rực rỡ cờ quạt, đồ tế khí, kiệu rước và đội tế, đội rước. Trước giờ khai mạc, đội văn
nghệ tổ chức hát múa các bài dân ca ca ngợi quê hương đất nước. Sau đó, Ban tổ chức lễ hội đề nghị tất cả mọi người tham dự lễ hội trật tự, chỉnh trang lại trang phục. Đúng 8 giờ 30 phút lễ khai mạc bắt đầu, ban tổ chức tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu. Ông chủ tịch UBND xã Bắc Lý (trưởng ban tổ chức lễ hội) đọc diễn văn khai mạc và tuyên bố khai mạc lễ hội đình, đền Nội Rối. Sau lời khai mạc, một hồi chiêng trống khai hội nổi lên hòa cùng với tiếng nhạc của phường bát âm làm ai nấy đề cảm thấy hào hứng, phấn khởi. Tiếp đến là lễ rước trang nghiêm, long trọng mà không kém phần thu hút. Đám
rước bắt đầu từ đình Nội Rối, đi một vịng quanh làng sau hai tiếng sẽ quay lại
điểm tập kết là đình. Đi đầu đồn rước là đội múa rồng, múa lân. Tiếp theo là
hai người cầm cờ, những người cầm đại đao, tán, lọng. Đi sau đội ngũ cầm
tàn, tán, lọng là đội trống, chiêng. Những người trong đội hình rước cứ theo
nhịp trống mà đi nên gọi là người “thủ hiệu”. Theo sau trống cái là phường đồng văn gồm trống khẩu, thanh la, nhạc cơng là nam giới đầu đội nón dấu,
chân quấn xà cạp, cầm sinh tiền là tám thiếu nữ mặc áo nẹp xanh. Khiêng kiệu bát cống là tám cô gái thanh tân, mặc áo xanh, quần lụa trắng, thắt đai
xanh. Hai bên kiệu mỗi bên có một người dâng tàn lọng che kiệu. Khiêng hai kiệu song hành là tám chàng trai khỏe mạnh chưa vợ, mặc áo đỏ, quần trắng, chân đi giày chí long, đi kèm cịn có tám đơ tùy khác để thay phiên khiêng
kiệu. Bên trên kiệu thánh dân làng kính cẩn đặt tấm bằng xếp hạng Di tích
kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia, bên kiệu kia để một lẵng hoa được kết thật
đẹp. Hai bên kiệu, mỗi bên có một người dâng tàn, lọng che kiệu. Một đội bê
lễ vật dâng cúng, kế tiếp là các cụ cao niên và dân làng xếp theo thứ tự: các cụ áo đỏ đi trước, kế đến là các cụ áo vàng, áo xanh, các cụ bà và đông đảo dân
Đám rước trở về sân đình, sau khi sắp xếp ổn định vị trí, lế tế chính thức
bắt đầu. Trong những năm gần đây, nghi lễ đình làng phát triển rầm rộ cùng
với sự xuất hiện của nữ giới trong đình làng- đó là đội tế nữ quan. Tế nữ quan tức là buổi tế được cử hành bởi các bà cô, thường là những bậc nữ có danh
vọng trong làng, xã. Đội tế gồm 23 người, cũng có chủ tế, bồi tế, Đông xướng, Tây xướng, chấp sự. Trang phục của những người lễ được phân biệt bởi sắc
phục: chủ tế mặc áo vải lụa màu đỏ, khăn xếp đỏ; bồi tế mặc quần trắng, áo vải lụa vàng, khăn xếp vàng, thắt lưng đỏ; Đông xướng và Tây xướng mặc áo vải lụa màu vàng, khăn xếp hồng. Buổi tế gần như vẫn giữ nguyên trình tự cũ, chia làm ba giai đoạn : sơ hiến, á hiến, trung hiến. Theo cụ Cao Văn Trạc, từng làm thủ từ ở đình, đền cho biết, xu hướng càng ngày làng sẽ tập trung vào phát triển
đội tế nữ hơn nữa. Những người tham gia cử lễ phải đẹp từ nghi phục cho đến
lời ăn tiếng nói, phải trang trọng, có nhịp điệu khác lời ăn tiếng nói thường
ngày, từ điệu bộ đến tư thế đều phải trang nghiêm, kính cẩn.
Buổi chiều ngày mồng ba các đoàn văn nghệ sẽ được mời tới biểu diễn phục vụ bà con lối xóm và du khách, hát ca trù, Lải Lèn, các bài hát dân ca...mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc được bà con chú ý đón xem. Điều đáng tiếc nhất là từ năm 1945 đến nay, do sự tàn phá của chiến tranh, thủy đình bị phá hủy, nghề múa rối bị thất truyền, nghệ nhân múa rối nước trong
làng cũng khơng cịn ai nên trò múa rối nước bị mai một dần rồi trở nên mất hẳn. Trong lễ hội Nội Rối hiện nay dân làng khơng cịn được xem trò diễn
múa rối nước đầy đặc sắc nữa. Với quyết tâm gìn giữ nét văn hóa truyền
thống của quê hương, cán bộ lãnh đạo, người dân thơn Nội Rối cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đang bắt tay vào kế hoạch phục dựng lại nghề múa rối nước đầy độc đáo này.
Ngày mồng bốn là ngày cuối cùng của lễ hội, buổi sáng trong đình sẽ làm lễ tạ khóa, cảm ơn thánh thần đã cho dân làng một khóa hội thành cơng
và xin các ngài phù trợ cho dân làng được no ấm, nhân khang vật thịnh, mùa màng tươi tốt. Tại sân đình, ao đình diễn ra các trị chơi dân gian thu hút được
đơng đảo người tham gia: trị bắt vịt, leo cầu kiều, đánh đu. Những năm gần đây lễ hội làng cịn có thêm trị cờ tướng.
•! Trị chơi dân gian tiêu biểu: Cờ tướng
Cờ tướng là trị chơi mà những biển gỗ khắc hình hoặc tên quân cờ cắm trên các cọc gỗ sơn màu khác nhau, có sơn son thếp vàng cầu kì. Giao
điểm (nước cờ) nằm trên các đường ngang dọc trên bàn cờ, được chôn các ống tre để cắm biển cờ. Đánh cờ này có người cầm cờ phất nước đi.
Thường ở một số nơi đánh cờ cịn có tiếng trống thúc của người điều khiển cuộc thi. Thời gian dành cho mỗi nước cờ được quy định sẵn. Ai muốn
tham gia thi đấu phải khảo chịnh, hễ cao cờ mới được thi đấu. Trước khi thi
đấu, mỗi bên cầm một lá cờ nhỏ vào lễ thánh rồi mới được thi đấu. Ai đi được nước cờ nào thì đi đến qn cờ đó rút lên và cắm vào nơi đặt quân cờ.
Trong khi thi đấu có người theo dõi và xem ở xung quanh. Những người
thắng lại đấu loại với nhau. Người chiến thắng cuối cùng sẽ giành được
giải thưởng của làng. Đánh cờ không chỉ là trị vui chơi thuần túy mà phải có sự tính tốn kĩ lưỡng trong nước đi. Người chơi lộ rõ vẻ mặt căng thẳng, tạo cảm giác cho người xem suy diễn thế cờ cũng là thế sông, vận nước, là cuộc đấu trí về chính trị, quân sự.
Nhìn chung, lễ hội đình, đền Nội Rối ngày nay vẫn lưu giữ được những nghi thức quan trọng như lễ hội xưa. Tuy nhiên, cũng có sự thay đổi về thời
gian diễn ra lễ hội, quy mô, cách thức tổ chức cho phù hợp với cuộc sống
đương đại. Lễ hội dù xưa hay nay đều phản ánh cuộc sống, phản ánh ước mơ
của người dân trong quá trình sinh hoạt, lao động, cải tạo thiên nhiên, xây
dựng xóm làng...đồng thời cũng là những hoạt động giải trí, một sinh hoạt
Tiểu kết
Lễ hội truyền thống thơn Nội Rối có từ lâu đời, gắn liền với việc tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn của bốn vị Đại vương và Thánh Mẫu Liễu
Hạnh trong việc giúp dân giúp nước chống lại giặc ngoại xâm, bảo vệ dân làng khỏi thiên tai, dịch bệnh, cuộc sống khắp nơi được no đủ, vui tươi. Cũng giống như nhiều lễ hội khác ở vùng đồng bằng Bắc bộ, hội làng được duy trì
và diễn ra hàng năm với đầy đủ các nghi lễ tế và các trị chơi, các sinh hoạt
văn hóa dân gian. Thông qua các hoạt động và nghi thức lễ hội, tính cố kết
cộng đồng trong người dân được củng cố, thuần phong mỹ tục của làng cũng như phong tục tập quán truyền thống được bảo tồn và duy trì. Hội thi ni lợn béo trong lễ hội mang dấu ấn riêng độc đáo so với một số địa phương khác ở vùng đồng bằng Bắc bộ, đậm đà bản sắc dân gian. Hội thi không những đã tái hiện một nét sinh hoạt văn hóa gắn liền với tâm linh mà còn là sự tri ân của người dân Nội Rối đối với tổ tiên, với người có cơng với đất nước, xóm làng.
Lễ hội đình, đền Nội Rối mang giá trị hướng về nguồn cội, từ nghi lễ
cho đến các trò diễn. Trải qua thời gian, những giá trị lịch sử lắng đọng trong lễ hội khiến nó có sức thu hút, lôi cuốn các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ mong muốn được tìm hiểu, khám phá. Lễ hội hàng năm là tiếng gọi sum họp, để các thế hệ con cháu của làng quê dù đang sinh sống, học tập hay làm việc ở đâu
cũng hướng về quê hương trong những ngày này. Ngày nay trong điều kiện
đất nước ngày càng phát triển, sự hội nhập và giao lưu đang diễn ra mạnh mẽ
trên tất cả các lĩnh vực thì lễ hội đình, đền Nội Rối cũng góp phần bảo tồn,
Chương 3
GIÁ TRỊ, XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CỦA LỄ HỘI ĐÌNH, ĐỀN NỘI RỐI HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA