Chương 2 : DIỄN TRÌNH LỄ HỘI ĐÌNH, ĐỀN NỘI RỐI
3.1. Giá trị của lễ hội đình, đền Nội Rối
3.1.3. Giá trị cố kết cộng đồng
Một trong những giá trị tiêu biểu và quan trọng nhất của lễ hội đó là giá trị cố kết cộng đồng. Lễ hội biểu dương những giá trị văn hóa và sức mạnh
của cộng đồng, tạo nên tính cố kết bền chặt của cộng đồng. Vì cùng chung tín ngưỡng thờ thành hồng nên trong ngày hội con người đến với nhau tự
nguyện và khơng có gì là của riêng mình, mọi người cùng hịa chung vào một khơng gian đầy linh thiêng mà ấm áp tình người. Trong xã hội hiện đại ngày
nay, dù con người ngày càng có xu hướng khẳng định cái “tơi” cá nhân thì họ cũng khơng thể tách mình ra khỏi xã hội xung quanh. Lễ hội diễn ra theo chu kì thời gian là dịp tập trung, gặp gỡ, giao hòa giữa con người với con người, qua đó mối dây liên hệ về mặt tinh thần được kết nối với nhau. Khi mỗi con người đều có chung một nhận thức, một niềm tin, cùng chung tay tham gia
vào trình tổ chức, trình diễn lễ hội, giao hòa giữa người với người, giữa thế giới thực tại và thế giới thần thiêng...thì mối quan hệ trên sẽ trở nên gắn kết, tạo nên sức sống mạnh mẽ của tập thể. Một lễ hội dược tổ chức thành công là niềm tự hào chung của cả cộng đồng, là chủ thể của lễ hội đó. Trong lễ hội,
người ta cùng nhau thực hiện những nghi lễ, cùng hướng về nguồn cội với niềm tin chân thành, cùng thể hiện sự ngưỡng mộ, tơn vinh thành kính đối với thánh thần để cầu mong sự che chở, bảo vệ cho sự bình yên của cộng đồng.
Mỗi con người sẽ có ý thức được tôn trọng hơn, vui sống hơn bên nhau.
Người dân thôn Nội Rối ngày nay đến hội để vui chơi nhưng đồng thời cũng củng cố thêm tình đồn kết giữa mọi người, mọi gia đình, giữa cá nhân với
các thành viên trong làng. Bữa ăn chung giữa sân đình linh thiêng khơng cịn
đơn thuần là bữa ăn vật chất, mà đó là bữa ăn của tinh thần đồn kết, của tình
người, khơng phân biệt giàu nghèo, sang hèn, tất cả đều bình đẳng với nhau.
Họ cùng nhau múa hát, tập luyện các bài ca, điệu múa dân gian, dùng hết khả năng, cơng sức của mình có được để biểu diễn phục vụ bà con lối xóm. Chính
điều đó đã tạo ra một khơng gian văn hóa kéo mọi người gần lại với nhau
hơn, gắn kết tình cảm cộng đồng. Các trị chơi dân gian: leo cầu Kiều, bắt vịt dưới nước, đánh đu...thật sự thu hút được sự tham gia hưởng ứng của cộng đồng, tạo nên sự cộng cảm giữa các thành viên trong lễ hội. Đặc biệt là các
phần thi nuôi lợn béo, thi làm xôi, làm bánh dày địi hỏi mọi người phải có sự
đồn kết, gắn bó, kết hợp nhuần nguyễn với nhau để tạo ra những sản vật tinh
túy nhất dâng lên thánh thần. Tất cả đều chứa đựng trong nó những ước vọng bình dị những rất đỗi lớn lao của mọi người. Lễ hội là cơ hội thuận lợi nhất
tập hợp mọi thành viên trong cộng đồng có chung một tình yêu, một niềm tin. Con người đối xử với nhau bỗng trở nên gần gũi hơn, xóa bỏ đi mọi mẫu
thuẫn, những mối hằn thù trước đó, tình làng nghĩa xóm được bồi đắp, gắn bó khăng khít hơn.
Vào mỗi dịp lễ hội, những người con xa quê, những người học tập, làm việc hay sinh sống ở nơi đâu cũng cố gắng trở về sum họp bên gia đình, xóm làng. Tình u con người, u q hương đất nước thơi thúc họ trở về. Đây
cũng là dịp để các thế hệ đi trước giáo dục, truyền dạy cho thế hệ sau những
phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp mà cha ơng đã để lại. Bên cạnh đó lễ hội cũng chính là cầu nối giúp cho những mối quan hệ của người dân trong thôn với người dân ở các thơn xóm bên cạnh trở nên mở rộng hơn. Cứ đến dịp lễ hội, người dân thôn Nội Chuối hay người dân thôn Yên Lạc lại đem điệu
múa hát Lải Lèn hay nghệ thuật diễn xướng chầu văn đến làm giàu thêm nét
đặc sắc, phong phú cho lễ hội thơn Nội Rối, qua đó giúp mọi người hiểu nhau
và yêu thương nhau hơn.