1.2. Tiểu sử, sự nghiệp của Tứ vị vương tử
1.2.2. Sự nghiệp của Tứ vị vương tử
Tứ vị vương tử là những dũng tướng thông minh, hiếu học, ham chuộng nghề võ. Từ tuổi thiếu niên đã được theo cha anh rèn luyện hành
quân, tập trận. Khi xung trận, ông dũng cảm, không ngại gian nguy. Đối với tướng sĩ dưới quyền, mệnh lệnh tuy nghiêm ngặt, nhưng thương yêu quý mến, cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi. Căn cứ vào những ghi chép trong chính sử, thần tích thần sắc và những dấu tích hiện tồn tại các địa phương cho thấy sự nghiệp của Tứ vị vương tử được khẳng định trên ba lĩnh vực: Thứ nhất là công lao to lớn trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông; thứ hai là cơng lao trong việc bình phạt giặc phương nam ổn định biên giới giữa Đại Việt với các nước lân bang; thứ ba các Ngài đều là những vị phúc thần giúp dân khai mở làng xã, phát triển kinh tế, truyền nghề cho dân bản địa.
Về công lao trong kháng chiến chống Nguyên Mông: Đây là công lao nổi bật của các Ngài trong công cuộc bảo vệ đất nước. Trải qua 3 cuộc kháng chiến chống Ngun Mơng với những chiến thắng vang dội, đó là sức mạnh của cả dân tộc trong đó có sự đóng góp của Tứ vị vương tử. Cả bốn người con của Trần Hưng Đạo khi trưởng thành đều được vua cha cử đi giữ những vùng trọng yếu. Các Ngài đã hội tập dân binh, luyện tập võ nghệ. Khi đất
nước có giặc ngoại xâm bốn người con đều tham gia kháng chiến. Lịch sử ghi dòng sự kiện nổi bật là tháng 2 năm 1285, khi Trần Hưng Đạo hội quân
ở Vạn Kiếp cả 4 người con trai của Ông đều hội quân về đây để chặn bước
tiến của giặc, lực lượng của các Ngài lên đến hơn 20 vạn quân, lập trận “Dực thủy” chặn đánh 20 vạn quân Nguyên Mông, tạo nên một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Về sự kiện này, sách Đại Việt sử ký tồn thư có chép: “Hưng Vũ vương Nghiễn, Hưng
Hiến vương Uy, Hưng Nhượng vương Tảng, Hưng Trí vương Hiện đã đem 20 vạn quân các sứ Bàng Hà (nay thuộc đất Thanh Hà, Hải Dương), Na Sầm (thuộc Lục Ngạn, Bắc Giang), Trà Hương (thuộc Hải Dương), An Sinh
(thuộc Đông Triều, Quảng Ninh), Long Nhãn (Thuộc Yên Dũng, Bắc Giang)
đến hội quân ở Vạn Kiếp chịu sử điều khiển của Hưng Đạo Vương để chống
quân Nguyên Mông”. [18, tr.75]. Trận chiến này đã ngăn bước tiến như vũ
báo của quân Nguyên Mông khi đang tràn vào nước ta, tạo điều kiện cho
quan, quân triều đình kịp rút khỏi kinh thành Thăng Long để bảo toàn lực
lượng chờ phản công. Đến tháng 6 năm 1285, khi quân ta phản công, Hưng
Đạo Vương giao chiến với Thoát Hoan và Lý Hằng, đánh bại giặc. Trong
trận này Tứ vị vương tử đã cùng với cha tham chiến dũng mãnh. Khi Lý
Quán đem quân hộ vệ Thoát Hoan chạy về Bắc. Đến châu Tư Minh, Hưng Vũ Vương vẫn cho quân đuổi kịp, dùng tên tẩm thuốc độc bắn trúng Lý
Quán, Quán chết. Quân Nguyên tan vỡ lớn.
Như vậy có thể thấy rằng, trước khi quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai thì bốn người con trai của Hưng Đạo vương đã được cắt cử trấn giữ những vùng trọng yếu phía Bắc đất nước: Trần Quốc Hiện trấn giữ vùng Thanh Hà, Hải Dương; Trần Quốc Uy trấn giữ vùng Lục Ngạn, Bắc Giang, Trần Quốc Tảng trấn giữ vùng biển Đông Bắc nay thuộc vùng Cửa Ông, Quảng Ninh; Trần Quốc Nghiễn trấn giữ vùng Yên Dũng, Bắc Giang ngày nay. Mặc dù mỗi người trấn giữ một vùng trọng yếu khác nhau nhưng trong cuộc quyết chiến chiến lược chống quân Nguyên Mông các vị Vương tử cùng lực lượng quân triều đình đã góp phần làm nên chiến thắng vang dội bảo vệ tổ quốc. Trong q trình chống giặc Ngun Mơng Tứ vị vương tử đều thể hiện là những vị tướng mưu trí, dũng mãnh là chỗ dựa tin cậy cho triều đình. Năm 1289, sau khi đất nước sạch bóng quân thù, triều đình xét cơng định trạng cho những người tham gia đánh giặc. Hưng Đạo
vương Trần Quốc Tuấn được phong là Đại vương, bốn người con trai của ông đều được phong tước Vương. Hưng Vũ vương Nghiễn được phong là Khai quốc công, Hưng Nhượng vương Tảng được phong Tiết độ sứ. Việc
phong tước Vương cho cả bốn vị cũng cho thấy công lao và sự ân sủng được biệt của nhà vua ghi nhận về công lao của các Ngài. Theo quan chế nhà Trần
thì chỉ tơn thất mới được phong Vương hoặc Đại vương. Bốn người con trai của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đều được phong tước Vương. Như vậy, có thể thấy các Ngài đã có những đóng góp to lớn trong cuộc kháng
chiến chống Nguyên Mông.
Sự nghiệp đánh giặc cứu nước của Tứ vị vương tử còn được biết đến trong việc dẹp loạn giặc phương Nam. Trong đó cơng đầu phải kể đến người con thứ ba Trần Quốc Tảng. Sử ghi, năm 1297 người ở sách Sầm Tử (phía Tây Thanh Hóa - nay thuộc địa phận nước Lào) làm phản, triều đình sai ơng
đem quân đi dẹp yên. Dẹp yên giặc phương Nam, ổn định được biên giới
phía nam lúc bấy giờ đã nâng cao vị thế nước Đại Việt với các nước lân bang.
Ngồi cơng lao đánh giặc Nguyên Mông, dẹp loạn giặc phương Nam, sự nghiệp của Tứ vị vương tử còn được ghi nhận trong việc khai hoang lập ấp, dạy dân nghề nghiệp, phát triển kinh tế. Có những vị trở thành tổ nghề, sau khi lấp
đền thờ phụng kỷ niệm ngày mất tại di tích nhân dân đều diễn lại cơng trạng
truyền nghề của các vị. Thần tích ở các địa phương đều ghi dấu cơng tích của các Ngài. Thần tích tại đền Trần Quốc Nghiễn cho biết, khi đến vùng đất này, Ngài đã chiêu mô dân binh tuyển vào hàng quân, dạy các phép thuật, cách đánh trên sông nước. Chiến thắng giặc Ngun Mơng, Ngài về triều đình xin thực ấp tại đây và dạy dân làm nghề biển, nghề chài lưới... Thần tích đền Cửa Ơng cũng cho hay, Đức Ơng Trần Quốc Tảng là người có cơng lớn trấn ải vùng Cửa Suốt - Hải Đông và được nhân dân hết lòng ca tụng. Tại đây, Ngài đã tuyển quân lính, xây đắp đồn lũy, dạy dân nghề làm biển… Thần tích ở làng Chung Mỹ cho hay khi đất nước thanh bình Hưng Trí vương đến vùng Thuỷ Đường (nay là Thuỷ Nguyên), nơi nhiều lần đóng qn, thấy trang Chung Mỹ cịn bãi đất rộng, Vương sai quân và mộ thêm dân đến khẩn hoang lập thành trang ấp. Từ một trang trại nhỏ đã trở thành làng Chung Mỹ rộng lớn, sầm uất.
Như vậy, Tứ vị vương tử đều là những vị tướng dũng mãnh, tài trí có cơng lớn trong chiến thắng chống giặc Ngun Mơng. Có thể nói Tứ vị
Vương tử đều “sinh vi tướng, tử vi thần” khi sống là tướng tài, khi hóa hiển thánh. Được nhân dân tơn xưng là Đức Ơng Cửa Suốt, Đức Ơng Đơng Hải Đại vương, là phúc thần, thành hoàng của làng…