3.4. Ý nghĩa của sự phụng thờ Tứ vị vương tử trong đời sống cộng đồng
3.4.2. Sự phụng thờ Tứ vị vương tử thể hiện tinh thần cố kết cộng đồng
Trong lịch sử dân tộc, mỗi cộng đồng vốn được hình thành trên cơ sở những nền tảng gắn kết xã hội. Nền tảng ấy có thể mang các đặc điểm chung như cùng cư trú trên một lãnh thổ, cùng sở hữu tài nguyên và lợi ích kinh tế nhưng có lẽ sự gắn kết bởi cùng chịu sự chi phối của một lực lượng siêu nhiên nào đó là nền tảng có tính vững chắc và bền chặt hơn cả. Điều gắn kết con người trong các làng xã khơng chỉ có những quan hệ hữu hình mà cịn có nhiều quan hệ khác như: thế giới tâm linh, những biểu tượng, những kỳ vọng vươn tới chân, thiện, mỹ... Nói cách khác, đời sống tâm linh là nền tảng vững chắc nhất giúp cho cộng đồng gắn bó bền chặt và ln ở thể động. Do
đó, khi thờ phụng một nhân vật mà mỗi cá nhân trong cộng đồng đều sùng
kính và ngưỡng vọng, đó là điều giúp cho cả cộng đồng cố kết nhau lại trên một nền tảng tín ngưỡng mang tính thiêng liêng ấy.
Vì vậy, biểu tượng của sự cố kết cộng đồng được thể hiện trên hai
phương diện là cộng mệnh và cộng cảm. Có thể hiểu, cộng mệnh là sự gắn bó giữa những con người trong cộng đồng thơng qua vận mệnh cộng đồng. Từ đó cho thấy, các thành viên trong một cộng đồng có chung vận mệnh, đơi khi vận mệnh đó lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Đơn cử như
trường hợp người dân khi nói về hướng của ngơi đình làng ở Bắc Bộ nước ta “Tt mắt là tại hướng đình, cả làng toét mặt chứ mình em đâu”, song
điều đó phần nhiều phụ thuộc vào vị thần chung của cộng đồng. Sự cộng
mệnh và cộng cảm của một cộng đồng tập trung rõ nhất trong việc suy tôn những biểu tượng bảo vệ cho sự trường tồn của cộng đồng. Sự suy tôn ấy được thể hiện thông qua các cơ sở thờ tự và nhất là các nghi thức, nghi lễ
Các di tích cùng phụng thờ Tứ vị vương tử được xây dựng trên các khơng gian văn hóa của làng với qui mô to nhỏ khác nhau. Song, trong tâm nguyện của các cộng đồng ở những địa phương đó đều thể hiện trong việc
phụng thờ thánh và mang những đặc điểm giống nhau. Những nơi thờ tự vừa là chốn linh thiêng, tôn nghiêm, nhưng đồng thời cũng là những ngôi nhà
chung cho cả cộng đồng. Bởi vậy mà các thành viên trong cộng đồng ln có trách nhiệm đối với ngơi nhà chung ấy. Có chứng kiến cảnh các thành
viên trong cộng đồng trăn trở trước tình trạng di tích đang dần xuống cấp,
băn khoăn khi thấy rằng việc thờ phụng thánh tại di tích do điều kiện, hồn cảnh của từng nơi hay sự đồng tình nhất chí trong việc tu sửa, tơn tạo những di tích phụng thờ Tứ vị vương tử… Qua việc làm đó mới thấy hết được tinh thần đoàn kết của cả cộng đồng trước công việc thiêng liêng đối với vị
thánh/thần của cộng đồng mình. Đồng thời, qua lễ hội sự cố kết cộng đồng càng được củng cố, việc phụng thờ chung một các thánh/thần chính là sợi dây liên kết tất cả các thành viên trong cộng đồng thành một khối thống nhất. Mỗi khi các làng cùng phụng thờ Tứ vị vương tử chuẩn bị tổ chức lễ hội, tất cả cá nhân dường như đều nhận thấy trách nhiệm và vai trị của mình với sự kiện lớn trong năm của địa phương. Không chỉ những người được dân làng cử ra lo liệu tổ chức mà ngay cả từ những người được giao trách nhiệm biện sắm vật phẩm dâng thánh đến những người được chọn vào các vai diễn trong hội như: chủ tế, bồi tế, chấp sự hay bất cứ một việc nhỏ nào phục vụ cho ngày hội đều phải có ý thức rõ ràng về cơng việc mình đang làm. Cơng việc
đó có liên quan đến vận may hay rủi của cả cộng đồng trong mỗi làng. Niềm
tin đó được cộng đồng tin rằng, những công việc liên quan đến thần thánh nếu làm tốt thì được ban phúc cịn làm khơng tốt thì tai vạ đến cả làng. Chính
điều này là mối dây liên kết, tác động đến sự đoàn kết nhất trí của cả cộng đồng. Kể cả những người khơng được giao nhiệm vụ cũng đều trong tâm thế
sẵn sàng giúp đỡ những người có trách nhiệm mà khơng quản ngại khó khăn miễn là họ có thể hồn thành tốt công việc được giao trong ngày hội của
làng. Qua thời gian vài ba ngày cùng làm việc, cùng lo lắng, cùng vui chơi, cùng hưởng thụ các giá trị văn hóa, các thành viên trong cộng đồng đều có ý thức cao về vai trị và trách nhiệm của mình đối với tập thể. Đồng thời, qua
đây đã thắt chặt mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng với nhau.
Thực tế cho thấy, hội làng đã và đang làm cho người dân có điều kiện, có cơ hội hiểu nhau hơn, gần gũi nhau hơn và có khả năng xố tan những ấm ức, những mâu thuẫn trong đời thường. Theo cụ Lê Văn Nghĩa (85 tuổi, người làng Chung Mỹ, xã Trung Hà, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) cho biết: “Vào ngày hội làng là dịp con cháu các thế hệ của làng dù làm ăn
xa, họ cũng cố gắng thu xếp công việc để trở về với ngày lệ của quê hương, về với bà con chịm xóm. Riêng đối với gia đình tơi cũng như nhà người khác,
đây là dịp con cháu được tụ họp đông đủ, gặp gỡ, chào hỏi, trao đổi và cùng
nhau ăn bữa cơm xum họp tồn gia. Tơi thấy rất vui, vì nhờ có ngày hội của làng tưởng nhớ đức thánh Trần Quốc Hiện mà cịn cháu gia đình mới điều kiện tập hợp nhau lại. Đây cũng là dịp tạo mối liên kết về mặt tình cảm, thắt chặt hơn mối quan hệ huyết thống trong gia đình tơi”.
Nhìn chung, mọi người dân đều có cùng một đức tin và bao giờ cũng có sự liên hệ chặt chẽ với nhau trên nhiều phương diện. Bản thân việc phụng thờ Tứ vị vương tử ở một số làng xã thuộc ba tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương đã tạo ra một sức mạnh cố kết chặt chẽ. Sức mạnh cố kết ấy lại tăng lên nhờ tính linh thiêng và uy lực của các vị vương tử này trong đời
sống văn hóa cộng đồng cư dân ở các địa phương nêu trên hiện nay.