Việc phụng thờ Tứ vị vương tử trong nền cảnh của tín ngưỡng thờ anh

Một phần của tài liệu Hệ thống di tích phụng thờ tứ vị vương tử ở ba tỉnh quảng ninh, hải phòng, hải dương (Trang 92 - 94)

thờ anh hùng dân tộc của người Việt

Xuất phát từ việc nghiên cứu, tìm hiểu việc phụng thờ các nhiên thần, nhân thần có cơng với dân với nước, nhiều nhà nghiên cứu đã đi đến nhận

định: có một văn hóa phụng thờ anh hùng của người Việt với nhiều giá trị

văn hóa khác nhau. Điều này đã gợi mở cho tác giả đặt việc phụng thờ Tứ vị vương tử trong dịng văn hóa/nền cảnh của văn hóa tín ngưỡng phụng thờ người anh hùng dân tộc để định ra những ý nghĩa, giá trị của nó.

Thực ra, vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến từ rất lâu nhưng mới chỉ là những nét phác thảo ban đầu hoặc nhìn nhận nó trong tổng thể thờ nhân thần nói chung, song chưa đi sâu đánh giá và phân tích. Từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây, văn hóa phụng thờ người anh hùng đã được nhìn nhận khá tồn vẹn từ cơ sở hình thành, quá trình phát triển, đặc điểm… và được định danh rõ ràng với tên gọi Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc.

Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc được hình thành trên cơ sở lịch sử giữ nước và dựng nước, truyền thống yêu nước, đạo lý “uống nước nhớ

nguồn” của dân tộc ta. Tín ngưỡng này có sức thu hút mạnh mẽ đối với mọi người Việt Nam trên mọi miền đất nước. Hình tượng các anh hùng dân tộc

đã được thần linh hóa trở thành các vị thần, vị thành hồng làng được tôn thờ

trong cộng đồng làng xã và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

đã trở thành phổ biến. Cùng với thời gian nó là nguồn ni dưỡng những

truyền thống tốt đẹp, góp phần giáo dục thế hệ trẻ và là sợi dây cố kết cộng

đồng các dân tộc Việt Nam trong mọi thời điểm.

Nằm trong dịng văn hóa phụng thờ người anh hùng của người Việt, việc phụng thờ Tứ vị vương tử - những người con của Trần Hưng Đạo đã có

cơng đánh giặc cứu nước dưới thời đại nhà Trần. Các vị vương tử đã được

cộng đồng cư dân các làng xã thể hiện niềm tơn kính, ngưỡng vọng. Đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta với các vị anh hùng đã xả

thân vì dân tộc chống giặc cứu nước, đồng thời biểu hiện nhu cầu, khát vọng tâm linh và nguyện vọng được tiếp thêm sức mạnh, niềm tin của quá khứ để vươn lên trong cuộc sống hiện tại còn nhiều gian truân, vất vả. Nhân dân ở ba tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương đã xây dựng đình, đền, miếu thờ cúng và tổ chức lễ hội hàng năm để tưởng niệm và ghi nhớ cơng ơn của bốn vị vương tử. Hình tượng Tứ vị vương tử đã được huyền thoại hóa trở nên

linh thiêng và thần thánh, được nhân dân tôn thờ, ngưỡng vọng. Có thể nói, cảm hứng ngợi ca là mạch nguồn xuyên suốt trong quá trình xây dựng hình tượng này. Nhân dân đã dành cho các vị vương tử những tình cảm đặc biệt nhưng cao hơn cả là tấm lịng biết ơn vơ hạn, ghi nhớ sâu sắc công lao của Tứ vị vương tử đối với quốc gia/dân tộc. Tham dự các lễ hội làng như đã

giới thiệu ở phần trên, chúng ta không mấy khó khăn khi nhận ra tính chất tưởng niệm bao trùm lên không gian của lễ hội. Điều này thể hiện ở tiến trình của lễ hội, các nghi thức nghi lễ, các hoạt động hội tưởng nhớ đến các vị anh hùng… Đây cũng là tính chất chung của các lễ hội tưởng niệm người anh

hùng dân tộc.

Việc phụng thờ Tứ vị vương tử ở các địa điểm nêu trên đã tiếp tục

mạch nguồn thấm đẫm đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống yêu

nước, truyền thống văn hóa tốt đẹp từ bao đời nay của dân tộc ta. Cũng có thể nhìn nhận ở đây tinh thần tự hào dân tộc thông qua sự tưởng nhớ và kính trọng các anh hùng lịch sử, văn hóa của dân tộc.

Tín ngưỡng phụng thờ các anh hùng dân tộc nói chung và phụng thờ Tứ vị vương tử nói riêng đã trở thành một nét đẹp văn hóa, truyền thống lâu

đời của ơng cha ta. Ở đây, ngồi ý nghĩa góp phần tạo nên sự cố kết cộng đồng, hướng về cội nguồn, giúp cân bằng đời sống tâm linh… nó cịn hàm

chứa trong đó nhiều giá trị văn hóa truyền thống mà nổi bật là giá trị giáo

dục đạo đức, giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ trẻ.

Từ thực tế hiện nay, khi cộng đồng cư dân (nhất là các bạn trẻ) đang đứng trước nhiều luồng văn hóa Đơng, Tây xâm nhập thì việc nêu cao những

tấm gương anh hùng, giáo dục truyền thống yêu nước là hành trang đạo đức

mang tính định hướng, giáo dục cho các thế hệ trong quá trình tiếp cận với cái mới để làm sao “gạn đục khơi trong”, lựa chọn, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại và bài trừ văn hóa khơng phù hợp dưới mọi hình thức khác nhau. Từ

đó góp phần hình thành và hồn thiện nhân cách của mỗi con người hôm nay.

Một phần của tài liệu Hệ thống di tích phụng thờ tứ vị vương tử ở ba tỉnh quảng ninh, hải phòng, hải dương (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)