1.3.1. Những truyền thuyết lưu truyền ở địa phương về Tứ vị vương tử
Công lao sự nghiệp của Tứ vị vương tử không những được sử sách ghi nhận, cơng lao của các Ngài cịn được phản chiếu trong ký ức, những truyền thuyết dân gian lưu truyền ở các địa phương. Để thấy rõ hơn công lao sự nghiệp
của Tứ vị vương tử chúng tôi đã khảo sát tại hệ thống di tích thuộc ba tỉnh
Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương và đã sưu tầm được nhiều truyền thuyết về các vị vương tử qua lời kể của các cụ cao niên trong các làng xã. Đây là những tư liệu bổ sung về công trạng, nói lên lịng tri ân của nhân dân về Tứ vị vương tử.
* Truyền thuyết về Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn và Hưng Hiến Vương Trần Quốc Uy ở một số địa phương
+ Truyền thuyết về hai vị vương tử tại thôn Phúc Xá, xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương: Theo các cụ cao niên cho biết trong làng
cho biết: “…Hai vị thánh của làng tôi là hai vị vương tử (con cả và con thứ hai) trong số Tứ vị vương tử của Hưng Đạo Đại vương, được phong vương và cử đi cai quản, trấn giữ vùng xứ Hải Đông xưa. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, hai vị về xứ Hải Đông xưa tuyển mộ quân lính, dân phu để lập căn cứ, đắp lũy, dựng vọng gác… Khi giặc Nguyên Mông
tiến đánh đã vấp phải sự kháng cự của quân dân vùng này do hai vị vương tử lãnh đạo. Cuộc chiến đấu thắng lợi, trước khi về triều đình, hai vị vương tử tổ chức khao quân tại các làng đã đặt trại, tuyển quân, trong đó có làng
Cẩm Phúc (nay là Phúc Xá). Để tưởng nhớ đến công lao to lớn của nhị vị
sắc phong và cho phép lập đền thờ phụng và tơn các Ngài là thành hồng của làng”.
+ Truyền thuyết về Đức ông Trần Quốc Nghiễn ở thành phố Hạ Long.
Theo cụ Nguyễn Văn Thanh, 78 tuổi, là người địa phương sinh sống gần khu vực đền thờ này cho biết như sau: “Thánh Đức Ông là con cả của Hưng Đạo
đại vương Trần Quốc Tuấn, ngài kết hôn với công chúa Thiên Thụy. Khi
giặc Nguyên Mông tiến đánh nước ta, Ngài được triều đình giao cho lãnh
binh nghênh địch ở tiền phương. Đến vùng đất này, Ngài đã chiêu mô dân
binh tuyển vào hàng quân, dạy các phép thuật, cách đánh trên sông nước.
Trong cuộc kháng chiến này, Hưng Vũ vương đã đánh đuổi giặc trên sông nước từ Vạn Kiếp lên tới tận Đông Triều rồi đến Lộc Bình và đã giết được Lý Quán ở biên giới. Chiến thắng giặc Ngun Mơng, Ngài về triều đình xin thực ấp tại đây và dạy dân làm nghề biển. Sau khi mất, Ngài được triều đình ban tặng danh hiệu, sắc phong, cho phép nhân dân các nơi được lập đền thờ phụng và nơi này đã xây dựng đền thờ Ngài dưới chân núi Bài Thơ để phụng sự muôn đời”. Khảo sát thực tiễn tại đền thờ Trần Quốc Nghiễn ở thành phố Hạ Long đã thấy rõ vai trị của ơng đối với người dân theo nghề đi biển. Đặc biệt trong dịp lễ hội, thuyền từ khắp vùng kéo về xung quanh núi Bài Thơ để tham dự các nghi lễ tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Nghiễn.
* Truyền thuyết về Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng.
+ Truyền thuyết về Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng ở Cẩm
Phả, Quảng Ninh. Theo lời kể của cụ Trần Bá Huệ, 81 tuổi, thị xã Cẩm Phả (người dân địa phương sinh sống gần đền thờ Cửa Ông) cho biết:
“Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng là con thứ ba của Đức thánh Trần
Hưng Đạo, là người có nhiều cơng lao trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông, Ngài được giao chỉ huy quân đội trấn giữ vùng biển Đông Bắc và đã lập được nhiều chiến công vang dội. Ở vùng đất này, Ngài đã
chiêu mộ dân binh địa phương lên tới hàng nghìn người, trong số đó có
nhiều người giỏi sơng nước. Đức ơng đã chỉ huy nhiều trận đánh có tính chiến lược và giành thắng lợi to lớn. Sau khi đánh tan giặc Ngun Mơng, Ngài được triều đình sai đi dẹp loạn ở vùng Thanh Hóa (giáp Ai Lao). Khi trở về, Ngài lại về trấn thủ vùng biển Đông Bắc. Để tưởng nhớ công lao
to lớn của Đức Thánh, sau khi mất, triều đình đã ban sắc phong là Đơng
Hải Đại vương Thượng đẳng phúc thần, cho 800 quan tiền để người dân
Cẩm Phả lập đền thờ dưới gốc cây cổ thụ, bên Cửa Suốt để ghi nhớ cơng lao của ngài. Ngồi ra cịn có một số nơi khác cùng thờ ngài như: Đền làng Trác Châu (xã Trác Châu, thành phố Hải Dương), Văn Miếu (thôn Linh Khê, xã Thanh Quang, huyện Nam Sách, Hải Dương); Đình làng Phúc Xá, xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương…
Một Truyền thuyết khác về Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng ở Cẩm Phả, Quảng Ninh qua lời kể của cụ thủ từ Phạm Quang Long, 65 tuổi, cho biết: Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng là con trai thứ ba của Hưng
Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ơng có cơng lao rất lớn trong cuộc kháng
chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ 2 và 3. Bên cạnh đó Đức ơng cũng chính là người dạy nhân dân trong vùng làm nghề biển… Sự linh hóa của Ngài cũng thật ly kỳ. Vào một hơm tại Cửa Suốt, tự nhiên trời mưa to gió lớn, sấm sét nổ ầm ầm. Ngay lúc đó, sóng nổi cuồn cuộn, nước dâng lên rất cao. Ngài thấy một phiến đá to tự nổi trên mặt nước, Ngài bèn ngồi lên. Tự nhiên Ngài hóa ở đó (tục truyền là vào ngày 16 tháng 8 năm 1311). Một lúc sau mưa gió tĩnh lặng, dân chúng kéo đến xem, thấy trên phiến đá có một cái mũ đá, mũ đá trôi đi. Ngày 1 tháng 9 năm ấy, mũ đá trôi đến địa giới Hàm Giang, rồi đến bên bờ sông xã Trác Châu, tên tục là Vườn Nhãn. Già trẻ lớn bé trong xã đêm đó mộng thấy một người cân đai áo mũ chỉnh tề,
nơi đóng đồn cũ, giữ n đất nước”. Hơm sau dân chúng ra xem, thấy một phiến đá, lại thấy một mũ đá trên bờ sông. Đo phiến đá được thước 4 tấc, ngang 2 thước 3 tấc, có 5 màu huyền ảo như mây. Dân làm lễ đón mũ đá về lập miếu thờ và làm biểu tâu lên vua. Vua thấy Trần Quốc Tảng là người có cơng, lại linh ứng lên truyền cho lập miếu thờ và phong làm Thượng Đẳng Phúc Thần, cho 800 quan tiền cống hàng năm hai mùa cúng tế.
+ Truyền thuyết về Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng ở Trác
Châu, Hải Dương. Theo lời kể của cụ thủ từ Trần Văn Oánh, 65 tuổi, người
làng Trác Châu cho biết: “Đức Ông Trần Quốc Tảng (còn gọi là Hưng Nhượng vương) là con thứ ba của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Do xác định vùng Hải Đơng là nơi hiểm yếu, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với cả kinh tế lẫn quốc phòng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã cử Ngài ra trấn thủ lưu đồn tại đây. Đức Ông Trần Quốc Tảng là người có cơng lớn trấn ải vùng Cửa Suốt - Hải Đơng và được nhân dân hết lịng ca tụng. Ở làng Trác Châu, Ngài đã tuyển quân lính, xây đắp đồn lũy, dạy dân nghề làm
biển… Đức Thánh ra Cửa Suốt được ba ngày thì trời nổi giơng tố, Ơng qua
đời ở đó, thi hài trơi tới Vườn Nhãn. Đêm hôm ấy, mọi người trong vùng đều
mơ thấy một người cân đai, áo mũ chỉnh tề đứng ở đình làng nói rằng: Ta là tướng nhà Trần, nay số đã hết, lại trở về đồn cũ giữ yên dân nước. Sau khi mất, triều đình ban cấp sắc phong cho Ngài là Đơng Hải Đại vương Thượng
đẳng phúc thần, cấp tiền cho người dân nơi đây xây dựng đền thờ, cúng tế
thánh theo định kỳ vào hai mùa xuân, thu”.
* Truyền thuyết về Hưng Trí vương Trần Quốc Hiện ở Chung Mỹ (xã Trung Hà, huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng). Theo lời kể của cụ
Nguyễn Văn Sinh, 85 tuổi, người làng cho biết: Ngài là con thứ 4 của Đức thánh Trần Hưng Đạo, là người có mưu lược, dũng cảm nên được vua Trần và cha tin tưởng, giao cho nhiều trọng trách lớn về mặt quân sự. Cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông nổ ra, Ngài được triều đình và cha cử ra trấn
ải một vùng xứ Hải Đông (khu vực Thủy Nguyên, Hải Phòng). Ngài lấy trang
Chung Mỹ làm đại bản doanh tiền phương, xây dựng lũy cao, tạo đường tiến và lui quân quanh trang Chung Mỹ, tuyển dụng được 100 lính địa phương có tài sơng nước. Ở làng vẫn còn lưu giữ những địa danh gắn liền với cuộc
kháng chiến như: đồng mả Quan, đường Tiên phong, lối Đi lùi... Đại quân của Đức Thánh được người dân trong các trang xung quanh ủng hộ lương thảo và sức người để đánh giặc. Sau khi kháng chiến thắng lợi, Ngài cùng
cha trở lại trang Chung Mỹ dạy dân làm nghề biển, đưa dân về mở rộng trang
ấp… Sau khi mất, Ngài được triều đình ban cấp tặng sắc và cho tiền của để
người dân dựng đền thờ tưởng nhớ công ơn mn đời”.
Có thể nói, các truyền thuyết lưu truyền trong dân gian chủ yếu dựa theo trí nhớ của các cao niên tại các địa phương tồn tại ở cả ba tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương là những nơi có đền thờ Tứ vị vương tử. Đây là những truyền thuyết dân gian phản chiếu những sự kiện lịch sử. Những truyền thuyết này có phần chưa rõ, đơi khi chưa được chi tiết, có thể là những mảnh vụn trong thần tích, với lời kể mộc mạc, nội dung có phần sơ lược hóa đi nhiều so với bản thần tích đã được dịch. Điều này chúng ta hồn tồn có thể lý giải
được, bởi lẽ thời gian và tuổi tác đã khiến họ khơng cịn nhớ một cách chi tiết, đầy đủ và chính xác những sự kiện lịch sử diễn ra theo trình tự khơng gian và
thời gian như trong thần tích đã ghi chép. Mặt khác do trong q trình lưu
truyền đã xảy ra hiện tượng “tam sao thất bản”, khiến giữa các câu chuyện truyền thuyết có những chi tiết có thể khác nhau. Nhưng một điều dễ nhận
thấy là ở những truyền thuyết này các sự kiện lịch sử thường nhiều hơn những yếu tố thần kỳ, cuộc đời và hành trạng của Tứ vị vương tử gắn liền với địa
danh của các địa phương. Vì vậy, các vị thánh này rất gần gũi và gắn bó với những người dân ở các địa phương. Điều này chứng tỏ rằng trong tâm trí của người dân ở các làng thuộc ba tỉnh trên, luôn lưu giữ hình ảnh tốt đẹp về Tứ vị vương tử. Các vị vương tử đã trở thành biểu tượng lịch sử, văn hóa của q hương gắn với cơng lao chống giặc ngoại xâm, là thần biển bảo trợ cho cộng
đồng cư dân. Trong đó nổi lên là cơng lao to lớn trong kháng chiến chống giặc
ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi, giữ vững nền độc lập. Một công lao lớn mà người dân vùng biển ở các vùng có liên quan đến các vị vương tử là dạy dân làm
nghề biển một nét văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của người dân ven biển. Cùng với nghề biển các vương tử còn dạy dân trồng trọt, khai phá đất hoang, làm nhà để ở… Quả thực công lao mà bốn vị để lại cho dân không hề nhỏ. Tứ vị vương tử là những người có tài có đức “sinh thần kỳ, chết thần kỳ” có khả năng sai khiến được quỷ thần để phù trợ cho người dân các nơi phụng thờ. Với tình cảm kính trọng, ngưỡng vọng những người anh hùng trong lịch sử, nhân dân đã lưu truyền những câu chuyện gắn với lịch sử của địa phương,
khiến cho các vị vương tử trở thành một hình tượng đẹp, trong lịng dân chúng, bất tử với non sông đất nước. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nhận xét: Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và miệng, chắp đơi cánh của trí tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con người ưa
thích.
1.3.2. Thần tích về Tứ vị vương tử
Trong quá trình điền dã tại các địa phương, chúng tôi đã sưu tầm được 05 bản thần tích được lưu giữ tại đền Cửa Ông; đền Đức Ông Trần Quốc
Nghiễn (Hạ Long, Quảng Ninh); đình làng Chung Mỹ (Thủy Ngun, Hải Phịng); đền Trác Châu (Hải Dương); đình làng Phúc Xá (Cẩm Giàng, Hải Dương). Sau khi nghiên cứu nội dung của 05 bản thần tích, chúng tơi thấy rằng, phần nội dung chính nói về Tứ vị vương tử tương đối thống nhất với tư liệu lịch sử. Để thấy rõ hơn công trạng của Tứ vị vương tử được ghi chép
ở các thần tích khác nhau tại các địa phương bổ sung cho phần chính sử ghi
chép về các Ngài, luận văn xin trích lược nội dung của các bản thần tích về Tứ vị vương tử tại 05 di tích ở các địa phương.
* Bản thần tích của làng Phúc Xá: “Quốc Nghiễn, Quốc Uy (Úy) Đại
vương là hai người con thứ nhất và thứ hai của Đức thánh Trần Hưng Đạo, là các cháu nội của An Sinh vương Trần Liễu. Lớn lên lúc cảnh chiến tranh, cha con năm người xả thân cứu nước, nhị vị đại vương được vua Trần phong tước vương, ban cho cờ lệnh, mũ áo, cân đai thống lãnh thủy quân về trấn
giữ vùng Hải Đông cùng người em thứ ba là Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng. Về trấn giữ vùng đất này, hai ngài đã cầu đảo bách thần âm phù trợ giúp cho việc đánh giặc, hô hào nhân dân bản xứ ủng hộ nhà Trần không tiếc công của. Hai ngài cùng đại quân hợp nhất với quân của cha và các em đánh cho qn Ngun Mơng nhiều trận bạt vía kinh hồn. Đất nước thống nhất,
các vương trở về triều để luận cơng ban thưởng. Sau đó, hai ngài đã xin triều
đình ban cho thực ấp là các địa phương trước đây đã có cơng phụng sự, giúp đỡ các vị. Riêng với Phúc Xá trang, nhị vị trở lại dạy dân làm nghề đánh cá,
trồng lúa, khai phá đất hoang, làm nhà dựng cửa… Sau đó một thời gian, nhị vị vương tử rời làng đi đến các trang ấp khác để giúp dân phát triển. Để tưởng nhớ công lao của hai đức thánh, sau khi mất, dân làng đã xin triều đình ban sắc phong và lập đền thờ phụng muôn đời”.
* Bản thần tích của đền thờ Trần Quốc Nghiễn tại thành phố Hạ Long:
“Quốc Nghiễn là con cả của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, cháu đích tơn của Yên Sinh vương Trần Liễu, ngược gia phả họ Trần, Trần Liễu
là cháu đích tơn của Nguyên tổ Trần Lý. Trần Lý là con trưởng của Cung Vương Trần Hấp, Trần Hấp là con trưởng của Y Vương Trần Kinh. Trần Quốc Nghiễn là dòng trưởng của họ Trần, là cháu gọi vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) là chú ruột. Ông sinh ngày 24 tháng 4 âm lịch, năm 1282 ông kết hôn với công chúa Thiên Thụy. Lúc này ơng đã có cơng lao trong việc
chống giặc Ngun Mơng, đó là việc ơng đuổi giặc từ Vạn Kiếp đến Tư Minh
giết được tướng Lý Quán. Kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần 3,
Ngài cùng cha và các em, Yết Kiêu, Dã Tượng đánh trận quyết chiến trên
hai (sau cha mình) là Khai quốc công thần, Trần Quốc Tảng được gia phong là Tiết độ sứ. Sau đó khơng lâu, Ngài trở lại căn cứ xưa, ban thưởng cho
người dân và rồi trong một đêm nọ Ngài hóa tại đây. Người dân địa phương tưởng nhớ đến ân đức của thánh nên đã xin với triều đình ban cấp sắc phong, lập đền thờ phụng sự mn đời”.
* Thần tích về Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng tại đền thờ Cửa Ông: “Trần Quốc Tảng là con thứ 03 của Đức thánh Trần Hưng Đạo, song
lịch sử viết về ngài khá rõ. Ngay từ nhỏ ngài đã có tính trừ bọn bạo loạn. Lớn