Di tích thờ Tứ vị vương tử tại tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Hệ thống di tích phụng thờ tứ vị vương tử ở ba tỉnh quảng ninh, hải phòng, hải dương (Trang 57 - 67)

2.1. Các di tích thờ Tứ vị vương tử

2.1.3. Di tích thờ Tứ vị vương tử tại tỉnh Hải Dương

2.1.3.1. Di tích đền Trác Châu

* Lịch sử và quy mô kiến trúc đền Trác Châu

Đền Trác Châu nằm ở địa phận thôn Trác Châu, xã An Châu, thành

phố Hải Dương. Ngôi đền là nơi thờ vọng Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng - Vị vương tử thứ ba của Quốc Công Tiết Chế Trần Hưng Đạo. Tục truyền rằng: “Sau khi chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ hai, Hưng

Đạo vương cử người con trai thứ ba là Trần Quốc Tảng tiếp tục chiêu mộ

binh sĩ, ngày đêm rèn luyện để sẵn sàng chiến đấu. Trần Quốc Tảng đã

chọn Rặng Nhãn là một trong những địa điểm luyện quân. Khi cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba nổ ra, Trần Quốc Tảng đã kéo quân từ Rặng Nhãn đến sông Bạch Đằng, đánh giặc tan tác, cùng với đại quân của ta giành tồn thắng…Chuyện cũ kể rằng, có một ông lão chở bè gỗ,

đến đoạn này thì bè gỗ khựng lại, khơng trơi nữa. Ơng lão chẳng may đánh

người lấy con dao thì lập tức cả bè gỗ chúc một đầu xuống. Ở đầu bè gỗ có một phiến đá và một cái mũ tướng quân cũng bằng đá. Ông lão kinh sợ vội làm lễ tạ. Đêm ấy, ông lão làm mơ thấy tướng quân Trần Quốc Tảng hiện về bảo “xưa ta luyện quân ở đây. Nay hồn ta vẫn thường qua lại, ta để lại một vài kỷ vật để tiện dùng khi lưu lại nghỉ ngơi. Nhân dân làng Trắc Châu

đã lập đền thờ tướng quân Trần Quốc Tảng, hàng năm mở hội tưởng niệm

và tổ chức lễ rước để ghi nhớ công lao của ông và binh sĩ đã từng đóng đại bản doanh và luyện tập nơi đây” [29, tr.52, 53].

Như vậy, sau khi Trần Quốc Tảng mất, nhân dân Trác Châu lập miếu thờ và sau này trở thành đình làng Trác Châu, trước đây đình kiến trúc chữ

Đinh, gồm 5 gian tiền tế, 3 gian hậu cung, trên diện tích khoảng 4000m2,

đình là nơi thờ Trần Quốc Tảng, Trần Quốc Nghiễn, Đệ nhất Long cung, Đệ

nhị Long cung, sập đá. Trải qua thời gian, mưa nắng ngơi đình đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1993, nhân dân Trác Châu trùng tu, xây dựng lại ngôi đền trên nền cũ. Đền Trác Châu hiện nay được dựng trên một khu đất

cao phía trong đê, nhìn về hướng Đơng Nam, phía trước là dịng sơng Thái Bình chảy qua. Theo nhân dân địa phương cho biết: Trước đây, đền ở phía ngồi đê sơng, nhưng do q trình biến đổi, bị sạt lở đất nên người dân đã di chuyển ngôi đền vào vị trí hiện nay. Đền Trác Châu có kiến trúc hình chữ

Đinh () gồm: tiền tế và hậu cung.

Tiền tế gồm 03 gian được xây theo kiểu tường hồi thu đốc tay ngai. Trên bờ nóc trang trí đơi rồng chầu mặt nhật, hai đầu đốc tạo thành đấu

vng, phía trước là hai trụ biểu nhỏ, thân trụ có đơi câu đối ca ngợi cơng

đức của Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng. Không gian bên trong của đơn nguyên kiến trúc này được làm khá đơn giản, các vì kèo làm theo kiểu

kèo kẻ tỳ lực trực tiếp vào hệ thống tường bao che xung quanh. Gian giữa của đền là nơi dành cho việc thực hành nghi lễ. Hậu cung là đơn nguyên kiến trúc nhỏ gồm 02 gian, kết cấu vì kèo dạng kèo kẻ đơn giản được đặt tỳ lực

lên tường che xung quanh. Ngồi ra, ở vị trí cổng vào cịn có tượng chó đá thời Hậu Lê thế kỷ XVIII và một tấm bia hậu thần có niên đại vào thời

Nguyễn. Đây là hai hiện vật có giá trị lịch sử, góp phần minh chứng cho sự tồn tại của đền Trắc Châu trong quá khứ. Nhìn chung, tuy đền Trắc Châu có quy mơ kiến trúc nhỏ, song ở góc độ tín ngưỡng thì đây là một cơng

trình/điện thờ đã đáp ứng được đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng cư dân của làng Trác Châu ở mọi thời điểm lịch sử.

* Bài trí thờ tự đền Trác Châu

Trước sân là là đơn nguyên kiến trúc hình vng gồm 01 gian là nơi lễ trình của khách, trên bờ nóc có đề dịng chữ “Đền thờ Trần triều Hưng

Nhượng Vương đệ tam Đức ơng”, phía dưới là bốn trụ gạch vng đỡ tồn bộ hệ mái nối liền với kiến trúc tiền tế. Trong khơng gian này có bài trí một long đình chạm khắc đề tài tứ linh, tứ quý và một nhang án nhỏ để tạo ra

không gian hành lễ phía trước cửa đền, trong long đình có đặt bài vị của

Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng, phía ngồi là một bát hương đặt trên nhang án được chạm khắc tinh xảo, sơn son thếp vàng.

Tại tòa Tiền tế có bài trí ban thờ Cơng đồng bách quan ở chính giữa, Hai gian bên là hai ban thờ tùy tướng của Trần Quốc Tảng. Hai pho tượng gỗ này có kiểu dáng, kích thước giống nhau, được tạc ngồi trên bệ đặt trong ngai thờ. Bên cạnh hai pho tượng quan hầu đều có tượng hầu nhỏ đứng hộ

giá, phía ngồi có bát hương, cây đèn… đặt trên nhang án.

Hậu cung bài trí tượng thờ của gia đình Trần Quốc Tảng, thứ tự được sắp xếp như sau: Trên cùng là tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo, bên trái là tượng Hưng Vũ vương, bên phải là tượng Hưng Hiến vương, ở giữa hàng

thứ hai là tượng Hưng Nhượng vương, bên phải và bên trái là tượng hai vị vương cô Quyên Thanh công chúa và Anh Nguyên quận chúa. Các pho tượng

đều được tạc trong tư thế ngồi trên bệ. Qua cách bài trí tượng thờ cho thấy,

của đền thờ với kích thước lớn hơn so với các tượng thờ khác. Tượng tạc bằng chất liệu gỗ, sơn son thếp vàng, đầu đội mũ cánh chuồn trang trí rồng chầu mặt nhật, khuôn mặt trái xoan ửng hồng, lông mày đen và nhỏ, mắt mở nhìn xuống dưới, mũi thẳng, tai lớn, miệng đỏ khép hờ, râu đen dài, cổ cao, mình mặc áo triều phục trang trí rồng chầu mặt nhật, tay phải đặt úp trên đầu gối phải, tay trái đặt ngửa trên đầu gối trái, hai chân đặt trên bệ gỗ. Đây là

pho tượng được tạc lại theo mẫu hình của pho tượng cũ bị hư hỏng vào năm 1990.

2.1.3.2. Đình làng Phúc Xá

* Lịch sử và quy mơ kiến trúc đình làng Phúc Xá

Đình làng Phúc Xá là cơng trình mới được xây dựng lại và có quy mơ

nhỏ nằm ở địa phận thôn Phúc Xá , xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng, tỉnh

Hải Dương. Ngơi đình là nơi thờ vọng hai vương tử thứ nhất và thứ hai của

đức thánh Trần Hưng Đạo là Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn và Hưng

Hiến vương Trần Quốc Uy (Úy) và Nguyệt Thai Cơng chúa người có cơng phù giúp hai vị vương tử đánh giặc. Theo cụ Nguyễn Văn Xuân, 83 tuổi,

người thôn Phúc Xá cho biết: “Sở dĩ di tích này phụng thờ hai ơng với tư

cách là thành hồng làng, bởi vì tương truyền đây là vùng đất mà hai ông lập đồn đánh giặc Ngun Mơng. Sau này, hai ơng xin triều đình ban cho trang Nguyễn Xá làm thực ấp để mở mang, dạy dân làm nghề trồng trọt và hai ơng hóa tại đây. Cảm kích trước cơng lao và ân đức của hai vị vương tử, dân làng nơi đây đã lập miếu phụng thờ”. Đình làng được dựng trên một khu

đất rộng rãi, thoáng mát và cao, ngoảnh mặt về hướng Tây Nam, nằm ở phía đầu làng Phúc Xá, phía trước có dịng sơng Đào chảy qua. Theo các cụ cao

niên ở địa phương cho biết trước đây, đình có quy mơ lớn, nhưng đã bị phá hủy trong kháng chiến chống Pháp. Đến năm 2010, dân làng mới xây dựng lại đình làng trên nền đất của đình xưa. Đình làng Phúc Xá có bố cục mặt

bằng tổng thể “Tiền chữ nhất, hậu chữ Đinh” gồm: Tiền tế, trung từ, hậu

cung, phía trước có một giếng nhỏ nằm ở ngay sát bờ sông Đào.

Tiền tế là một đơn nguyên kiến trúc có diện tích lớn nhất trong các đơn ngun kiến trúc của đình làng với tổng diện tích là 100m2. Nền móng

được đổ bê tơng cốt thép vững chắc, phía trên nát gạch đỏ, các bộ vì kèo được làm bằng sắt và đặt tỳ lực lên hệ thống tường gạch bao che xung quanh

di tích, mái Tiền tế được lợp bằng tôn sắt sơn đỏ, ở các đầu mái được tạo

dáng thành các đầu đao cong. Đại đình là một đơn nguyên kiến trúc gồm 03 gian được xây theo kiểu đao mái với diện tích 60m2. Nền móng được làm

bằng bê tơng cốt thép, phía trên lát gạch đỏ và cao hơn nền tiền tế là 20cm; trên bờ nóc trang trí đơi rồng chầu mặt nhật, hai đầu đốc tạo thành đấu vng. Khơng gian bên trong của Đại đình được làm bằng gỗ, các vì kèo làm theo kiểu “Giá chiêng, chồng rường, bẩy hiên”. Gian giữa Đại đình là nơi bài trí các đồ thờ như: nhang án, bát hương, đỉnh đồng, hạc thờ, lọ hoa, bát bửu, tán thờ... Hậu cung là đơn nguyên kiến trúc gồm 02 gian nhỏ khép kín với diện tích 35m2. Nền móng hậu cung được đổ bằng bê tơng cốt thép, phía trên nát gạch đỏ và cao hơn nền Đại đình là 15cm. Kết cấu vì kèo của hậu cung làm theo kiểu “chồng rường, bẩy hiên”, xung quanh có tường gạch bao che.

* Bài trí thờ tự đình làng Phúc Xá

Tiền tế bài trí ban thờ Cơng đồng bách quan tại chính giữa tịa tiền tế. Hậu cung là không gian thâm nghiêm thờ phụng ba vị thành hồng làng. Do vậy, trong khơng gian thờ tự này có trang trí đề tài rồng chầu mặt nhật. Trên ban thờ có bài trí các đồ thờ mang tính chất đăng đối gồm: Ngai thờ, bài vị,

đỉnh hương, bát hương, mâm bồng, đài nước, cây đèn… Điều đặc biệt chú ý

là trên bài vị thờ có ghi rõ tên thành hoàng làng được phụng thờ là “Hưng Quốc công, Quảng Huệ Đại vương thần vị”. Bên trái ban thờ là bát hương của vương tử Minh Quý công Trần Quốc Uy, bên phải ban thờ là bát hương của Nguyệt Thai Cơng chúa.

2.1.3.3. Di tích đền Kiếp Bạc

* Lịch sử và quy mô kiến trúc đền Kiếp Bạc

Đền Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo và gia thất của Ngài, thuộc xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Kiếp Bạc là vùng có hình sơng, thế

núi hiểm yếu, đắc địa về phong thuỷ, có tứ linh quần tụ, chung đúc khí thiêng,

thế kỷ XIII, với nhãn quan quân sự thiên tài, Trần Hưng Đạo đã chọn nơi đây lập đại bản doanh trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Tháng

2 năm 1285, sau trận giao chiến quyết liệt với quân Nguyên ở ải Nội Bàng

(Bắc Giang), Trần Hưng Đạo lui về Vạn Kiếp. Tại đây, ông đã tập trung một binh lực rất lớn. Ông điều thêm quân dân lộ Hải Đông và quân các vương hầu. Riêng các con trai của Trần Quốc Tuấn là “Hưng Vũ Vương Nghiễn,

Hưng Hiến Vương Uy, Hưng Nhượng Vương Tảng, Hưng Trí Vương Hiện

đốc suất 20 vạn quân các xứ Bàng Hà, Na Sầm, Trà Hương, Yên Sinh, Long

Nhãn đến hội ở Vạn Kiếp, theo quyền điều khiển của Hưng Đạo Vương để chống quân Nguyên” [18, tr. 71].

Năm 1300, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mất tại phủ đệ Vạn

Kiếp, vua Trần ra sắc chỉ cho nhân dân địa phương lập đền thờ Người tại

Vạn Kiếp. Trải qua 700 năm tồn tại và phát triển, đền Kiếp Bạc đã trở thành tôn miếu linh thiêng bậc nhất của đất nước. Đền Kiếp Bạc là nơi thờ Hưng

Đạo Đại vương và gia thất trong đó có Tứ vị vương tử là Hưng Vũ vương

Trần Quốc Nghiễn, Hung Hiến vương Trần Quốc Uy, Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng, Hưng Trí vương Trần Quốc Hiện.

Đền Kiếp Bạc kết cấu kiến trúc kiểu tiền nhất hậu đinh, gồm 3 toà:

Tiền tế, Trung từ, Hậu cung.

- Toà Tiền tế: Quy mô 5 gian 2 chái, mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Theo dòng chữ ghi trên thượng lương toà tiền tế: “Hoàng Triều Thiệu Trị thất niên tuế tại Đinh Mùi, ngũ nguyệt, cát nhật, Canh Thìn thụ trụ

thượng lương đại cát” Nghĩa là: Đặt thượng lương vào giờ Canh Thìn, ngày tốt, tháng 5, năm Đinh Mùi, niên hiệu Hoàng Triều Thiệu Trị thất niên (năm 1847). Như vậy tồ tiền tế được tơn tạo, xây dựng năm 1847. Năm 2013, tòa tiền tế được tơn tạo lại. Tồ tiền tế kích thước cao 6,03m, dài 21,75m, rộng 11,43m. Lịng gian chính điện rộng 3,75m; hai gian bên rộng 3,45m. Hai

gian cạnh ngồi lịng rộng 3,3m. Hai gian chái rộng 1,43m. Cấu trúc mặt bằng các gian đối xứng hai bên qua gian chính điện. Kết cấu mái theo lối “thượng ngũ, hạ ngũ”, lợp ngói vẩy rồng. Đỉnh bờ nóc, bờ dải trang trí lưỡng long chầu nhật. Khúc nguỷnh đắp con xô (lân) ngoảnh vào giữa mái. Đao

mái tứ linh, trên là “Long, phượng giao duyên”, dưới “Ly, Quy tường trình”. Hai đầu dĩ đắp vẽ trang trí đồ án “hổ phù ngậm chữ thọ”- hình tượng văn hố phồn thực cầu no đủ, hạnh phúc của cư dân nơng nghiệp trồng lúa nước. Mặt trước tồ tiền tế là bộ cửa “Thượng song hạ bản” chạm tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng), tứ quý (Tùng, Cúc, Trúc, Mai). Tả hữu dĩ xây tường mở ô chữ thọ, trang trí hoa lá hố thành ngũ phúc “Phú - Quý - Thọ - Khang - Ninh”.

Tiền tế có cấu trúc bộ vì kiểu “chồng rường biến thể giá chiêng”, “vì kèo cột ván”. Hệ thống chịu lực của đền gồm 48 cột “Thượng thu hạ thách”,

định vị trên chân tảng đá kiểu chái dành, (miệng tròn đế vng) thể hiện sự

hồ hợp âm dương. Liên kết các vì nóc bằng 3 xà dọc bào soi vỏ măng. Bộ khung kiến trúc có 2 kiểu vì nách: kiểu “Chồng rường” và kiểu “Cốn mê”.

- Toà Trung từ:

Theo văn bia “Trùng tu tiểu ký”, niên hiệu Thành Thái Ất Mùi (1895) ghi chép việc trùng tu đền Kiếp Bạc có ghi việc trùng tu tồ trung từ như sau:

“Ba gian nội tẩm ở bên trong, kèo, cột, tuy nhiều nhưng đã bị cũ mọt lại thơ sơ, khơng cịn vẻ trang nghiêm tơn kính liền sai thợ thay mới” [11, tr.500].

1916 đến năm 1920: “Trùng tu cung điện trong đền, vẽ cột, rèm châu huy

hoàng rực rỡ, trang hoàng đồ thờ…lầu gác tráng lệ…”. [11, tr.513]. Toà

trung từ cũ của đền nay khơng cịn. Trong kháng chiến chống Pháp, năm

1948 thực dân Pháp về lập bốt đóng quân tại đền Kiếp Bạc chúng lấy toàn bộ đồ tế tự, cổ vật, đồ thờ quý giá của đền Kiếp Bạc; chúng phá dỡ toà trung từ để lấy nguyên liệu xây bốt.

Năm 1979, Ty văn hố Hải Hưng chuyển ngơi đình làng Ha Xá - xã

Cẩm Đông - Cẩm Giàng - Hải Dương dựng lại toà trung từ trên nền cũ.

Nhưng do bộ khung gỗ ngơi đình q to, phải cắt bỏ 1 gian tồ Hậu cung để dựng toà trung từ. Năm 2013, Ban quản lý di tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc đã trùng tu lại tòa trung từ. Hiện nay, tòa trung từ hai tầng bốn mái, gồm 03 gian, dài 18,4m, rộng 9,6m. Bờ nóc đắp rồng chầu. Bộ khung kiến trúc gồm 4 hàng cột, 06 bộ vì kiểu “giá chiêng biến thể chồng rường”, “vì kèo cột ván”; khố đầu các bộ vì là hệ thống câu đầu bào soi vỏ măng, mập, khoẻ. Các bộ vì được liên kết bằng 2 xà dọc (xà thượng xà hạ), định vị trên 24 cột gỗ lim đứng trên chân tảng đá trịn. Bộ khung kiến trúc có 2 kiểu vì nách: cốn mê, kẻ bẩy..

- Toà Hậu cung:

Tồ hậu cung là cơng trình kiến trúc thời Nguyễn, theo dòng chữ khắc trên câu đầu: “Thành Thái thất niên tuế thứ Ất Mùi tứ nguyệt thập cửu nhật Canh Thìn thượng lương”, nghĩa là: Đặt thượng lương vào giờ Thìn, ngày

19 tháng 4 năm Ất Mùi, niên hiệu Thành Thái thứ 7 (1895). Như vậy toà hậu cung được tơn tạo vào năm 1895. Hiện nay tồ hậu cung gồm 04 gian, kiểu tường hồi bít đốc, dài 16,15m, rộng 10,48m. Mặt trước mở 02 cửa bức bàn thơng với trung từ. Cơng trình kết cấu 04 bộ vì kiểu “chồng rường biến thể

Một phần của tài liệu Hệ thống di tích phụng thờ tứ vị vương tử ở ba tỉnh quảng ninh, hải phòng, hải dương (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)