Các lễ hội tưởng niệm Tứ vị vương tử

Một phần của tài liệu Hệ thống di tích phụng thờ tứ vị vương tử ở ba tỉnh quảng ninh, hải phòng, hải dương (Trang 67)

Trong quá khứ cũng như hiện tại, các nghi thức, nghi lễ trong các lễ hội là sự chiêm tưởng, ngưỡng vọng và thể hiện lịng tơn kính của cộng đồng cư dân đối với vị thần, thánh được phụng thờ. Đồng thời, hội làng cũng là

thời điểm nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của người dân sau những ngày lao động mệt nhọc. Trong tâm thức sâu lắng của người dân, lễ hội là những hoạt động không thể thiếu được trong chu trình sản xuất nơng nghiệp của một năm. Lễ hội ở các làng quê trước đây thường diễn ra vào mùa Xuân và mùa Thu, đó là những lễ hội cầu mùa, thời điểm sinh sôi nảy nở, tiết trời dịu mát, cộng đồng cư dân tổ chức hội với mong muốn thỉnh cầu các lực lượng siêu nhiên

trợ giúp cho nơi đây được mưa thuận gió hồ, âm dương tương hợp, cầu cho sức khoẻ an lành, nhân khang vật thịnh, tạ ơn thánh thần, trời đất đã mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng cư dân.

Cùng với các nghi thức, nghi lễ là phần hội. Trong hội làng, các trò chơi dân gian được tổ chức với quy mô to nhỏ khác nhau và tùy thuộc vào

điều kiện cụ thể của từng địa phương. Song quy mô của lễ hội to hay nhỏ,

mọi người đến đây cùng nhau tham gia vào những trò chơi, giao tiếp và tận hưởng những ân đức mà trời đất, thánh thần đã mang lại cho cuộc sống của họ. Các lễ hội của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ cũng như lễ hội ở các di

tích thờ tứ vị Vương tử tại ba tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương nói riêng đều mang những nội dung phong phú và sâu sắc. Chính các lễ hội có tác dụng trong việc cố kết cộng đồng, biểu dương và tán thưởng những giá trị tiêu biểu của đời sống tâm linh, đời sống xã hội và văn hóa nói chung của cộng đồng. Do đó, lễ hội cịn mang trong mình những đặc điểm nổi bật vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính thời đại. Nghiên cứu lễ hội ở các di tích thờ Tứ vị vương tử, một loại hình di sản văn hóa phi vật thể cũng biểu hiện những đặc điểm chung sâu sắc của nền văn hóa dân tộc. Đó chính là dịp tơn vinh và tưởng niệm các anh hùng dân tộc.

2.2.1. Lễ hội tại một số di tích ở tỉnh Quảng Ninh

2.2.1.1. Lễ hội đền Cửa Ông

Lễ hội đền Cửa Ông là một trong những lễ hội tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh có vai trị quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân Cẩm Phả và cả nước. Hàng năm thu hút hàng ngàn du khách tới trẩy hội và vãn cảnh

đền. Theo thơng lệ cứ 2 năm đền Cửa Ơng lại tổ chức lễ hội với quy mô lớn.

Về thời gian diễn ra lễ hội: Hội đền Cửa Ông diễn ra từ ngày mồng 02

đến ngày mồng 04 tháng Hai (â.l). Căn cứ vào truyền thuyết, Trần Quốc Tảng

hóa vào ngày mồng 03 tháng Hai (â.l). Vì vậy, chính hội đền Cửa Ơng nhằm tưởng niệm, tơn vinh cơng lao của Trần Quốc Tảng cũng được diễn ra vào ngày hóa của Trần Quốc Tảng.

Nội dung lễ hội: gồm có các nghi lễ: lễ mộc dục, lễ rước kiệu từ đền

Thượng đến tượng đài Trần Quốc Tảng, lễ tưởng niệm, lễ tế, tế tạ. Phần hội rất phong phú với hoạt động động văn nghệ và trò chơi dân gian đặc sắc: đấu vật, đua thuyền, chọi gà, đẩy gậy, múa rồng, thi bịt mắt đập niêu, bịt mắt đánh trống, cờ người, thi kéo co nữ, tổ tôm điếm, thi hát dân ca quan họ, thi

têm trầu cánh phượng. Đặc biệt là hội thi dâng soạn lễ với ba nội dung: Thi bắt gà, giết gà, sắp lễ; thi vừa hành quân vừa thổi cơm.

Chuẩn bị lễ hội: Hàng năm, UBND phường Cửa Ông đều xây dựng

kế hoạch, kịch bản chi tiết lễ hội. UBND phường Cửa Ông thành lập Ban tổ chức lễ hội và các tiểu ban giúp việc. Sau ngày rằm tháng Giêng, Ban tổ chức lễ hội họp triển khai nhiệm vụ và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tiểu ban.

* Diễn trình lễ hội

Lễ mộc dục: Một tuần lễ trước khi mở hội, nghi lễ mộc dục (tắm tượng)

được các vị thủ nhang thực hiện. Những người được cử tắm tượng phải được

trần khí khơng xơng tới Thánh cung, mang tội bất kính. Trước khi tiến hành lễ tắm tượng, các vị thủ nhang thắp hương xin phép các vị thần được thờ tại

đền cho phép thực hành nghi lễ. Nước dùng để tắm tượng và bài vị gọi là

nước thơm. Nước thơm được nấu từ các loại thảo dược như hương nhu, lá sả, ngũ vị hương. Trình tự lễ tắm tượng được tiến hành trong 5 bước: trước hết, các vị thủ nhang lau một lần bụi bám trên tượng và bài vị; Sau đó họ lau tiếp lượt hai bằng khăn ướt; Tiếp theo các tượng được bao khô bằng vải mềm; Sau khi tượng và bài vị đã được lau sạch và khô, thủ nhang tiến hành tắm

tượng bằng nước thơm và cuối cùng lau khô lại bằng vải mềm.

Lễ rước: Đức Ông vi hành an ngự. Đám rước khởi đầu từ đền Thượng,

qua dãy phố chính (khoảng hơn 1km) thì đi đến lối rẽ vào trường Tiểu học

Kim Đồng, đi qua khu phố 5B vòng về đến điểm dừng chân tại khu vực

Tượng đài Đức Ơng Trần Quốc Tảng. Đồn rước dừng khoảng một giờ ở đây để cử hành 3 tuần lễ: Múa dâng hoa, múa rồng, múa sư tử, cảnh diễn

thần tích về Đức Ơng Trần Quốc Tảng. Sau khi tiến hành xong các nghi thức sẽ rước Đức Ơng hồn cung về đền Thượng.

Lễ tưởng niệm: được tiến hành trên sân đền Thượng, vào lúc 11h00

ngày 3 tháng Hai (â.l). Thành phần tham dự có lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh, thị xã Cẩm Phả, phường Cửa Ông, nhân dân và du khách thập phương. Tại buổi lễ, đại diện Ban tổ chức đọc diễn văn ơn lại thân thế, sự nghiệp của Đức Ơng Trần Quốc Tảng cũng như nội dung, ý nghĩa của lễ hội

đền Cửa Ông. Kết thúc bài diễn văn, một hồi trống khai hội vang lên, dứt

tiếng trống, các vị đại biểu dâng hương trong tiếng nhạc lễ “Lưu thủy hành văn”. Sau nghi thức dâng hương, vị chủ tế cùng các hộ giá làm lễ rước hòm sắc phong và linh vị (gồm mũ, hia, 2 thanh kiếm) của Đức Ông.

Lễ tế Hưng Nhượng Đại vương và các nhân thần được thờ tại đền:

Thực hiện nghi thức tế có hai đồn tế chính là: Đồn tế nam và đồn tế nữ phường Cửa Ơng. Đồn tế nam tế lễ từ 13h00 đến 14h30 ngày mồng 3 tháng

2 tại Đền Thượng; Đoàn tế nữ phường Cửa Ông tế lễ ngày mồng 4 tháng 2 tại Đền Thượng. Đội tế nam thực hiện lễ tế theo nghi thức cổ truyền, đội tế nữ chủ yếu tế dâng lễ vật, hương hoa, trà quả.

Phần hội: được diễn ra náo nhiệt với nhiều hoạt động liên tiếp trong

hai ngày mồng 3 và mồng 4 tháng Hai (â.l). Ngày mồng 3 tháng Hai, sau khi các nghi lễ kết thúc, phần hội diễn ra náo nhiệt từ 13h đến 17h chiều. Các trò chơi được phân bố đều ở các vị trí của khu vực di tích. Tại sân Tượng đài Đức Ông Trần Quốc Tảng diễn ra hoạt động thi đấu cờ người, khu Lăng Đức

Ơng có hội thi bịt mắt đập niêu và bịt mắt đánh trống, khu vực bờ biển có

biểu diễn múa rồng, hát dân ca quan họ và hội thi đua thuyền, sân trước cửa chùa diễn ra hội thi chọi gà. Buổi sáng ngày mồng 4 tháng Hai (â.l), từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa, các trò chơi được diễn ra cùng lúc tại các khu vực khác nhau của di tích. Trong sân tượng đài Đức Ơng có thi đấu cờ bỏi. Khu nhà

khách đền Thượng khá rộng nên được Ban tổ chức chọn là nơi diễn ra hội

thi dâng soạn lễ với ba nội dung là: thi bắt gà, sắp lễ; thi vừa hành quân vừa thổi cơm; thi têm trầu cánh phượng. Tại sân lăng Đức Ơng có trị thi đẩy gậy, khu nhà bia tưởng niệm có múa rồng và thi kéo co nam. Các trò chơi này

được điễn ra đến hết buổi sáng. Buổi chiều từ 13h - 16h30, tại sân tượng đài Đức Ơng có thi đấu cờ bỏi, sân bia tưởng niệm có múa rồng, thi kéo co nữ,

sân đền Hạ có hội thi tổ tơm điếm. Buổi tối ngày mồng 03 tháng Hai (â.l) tổ chức các vấn hầu khoảng 3 tiếng đồng hồ, trong đó có giá hầu quan đệ tam Trần Quốc Tảng.

Nhìn chung, Ban tổ chức hội đã sắp xếp chương trình một cách chặt chẽ, tất cả các nghi thức tế lễ, các trị chơi có các qui định rất cụ thể về thể lệ cũng như phần thưởng cho người chiến thắng trong mỗi phần chơi và đều biến thành các cuộc thi như: Thi giữa các đội soạn lễ, thi thổi cơm, thi chọi gà, đẩy gậy, kéo co… Trong một số trị chơi có mang tính biểu trưng cho

chiến chống quân Nguyên Mông. Các cuộc thi đặc sắc trong hội có thể kể là thi soạn dâng lễ vật, thi têm trầu, thi vừa hành quân vừa thổi cơm…

2.2.1.2. Lễ hội đền thờ Trần Quốc Nghiễn

* Thời gian diễn ra lễ hội: Lễ hội đền thờ Trần Quốc Nghiễn hàng

năm diễn ra từ ngày 27 đến ngày 29 tháng Tư (â.l). Hội đền diễn ra nhằm tưởng niệm ngày hóa của Trần Quốc Nghiễn.

* Nội dung lễ hội: Lễ mở cửa đền, lễ rước nước; mộc dục, lễ rước

thánh, lễ nhập tịch, khai mạc lễ hội, lễ tế, hầu đồng, lễ tạ thánh đóng cửa đền.

* Công việc chuẩn bị tổ chức lễ hội

Về thành phần Ban tổ chức lễ hội: Theo các cụ cao niên ở địa phương cho biết, trước cách mạng tháng Tám, Ban tổ chức lễ hội là các chức dịch trong làng như Lý trưởng, Chánh tổng, Tiên chỉ có trách nhiệm tổ chức họp bàn để phân cơng nhiệm vụ cụ thể để triển khai lễ hội làng. Nhưng hiện nay, nếu là hội lệ hàng năm, trước ngày hội khoảng nửa tháng (trung tuần giữa tháng Ba âm lịch), tại đền thờ diễn ra cuộc họp gồm: Ban quản lý di tích đền,

đại diện chính quyền địa phương cùng các ban ngành, đoàn thể xã hội như:

Hội Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cùng gặp mặt để bàn về chương trình tổ chức lễ hội, đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tập thể, cá nhân. Trong cuộc họp này sẽ bầu ra Ban tổ chức lễ hội và các bộ phận giúp việc.

Về đồ thờ phục vụ lễ hội: Chiều ngày 26 tháng Tư (â.l), những người phục vụ trong hội tiến hành chuyển các đồ thờ có liên quan đến lễ rước như: Kiệu, tàn, lọng, bát bửu, ngựa, chiêng trống… ra sân đền lau chùi, trang trí. Chuẩn bị cho lễ tế: Theo cụ Nguyễn Văn Ba, 81 tuổi thành viên Ban khánh tiết tại đền cho biết: “Trước năm 1945, việc chọn chủ tế thường nhằm

vào người có chức sắc trong làng như các bậc tiên chỉ, thứ chỉ, kỳ mục. Trước khi mở hội, lý trưởng, phó lý và các giáp họp do cụ tiên chỉ chủ trì

bàn việc về nghi lễ rước, nghi lễ tế thánh, chọn người trong đội tế. Người

được chọn làm chủ tế phải là người có chữ nghĩa, đức độ, vợ chồng song

tồn, con cái đơng đúc đủ nếp đủ tẻ, nhà khơng có bụi...”. Người được chọn

vào đội tế hiện nay thường từ 55 đến 70 tuổi, nhà khơng có bụi, ngoại hình khơng có khuyết tật, khơng có bệnh, sinh ra trong một gia đình có nề nếp, văn hố, đạo đức và có uy tín trong làng, được mọi người quý mến.

Về trang phục cho các thành viên tham gia, ngày cử lễ, ban tế nam gồm: 23 người, chủ tế có trách nhiệm lễ thần, mặc lễ phục chỉnh tề: khăn áo, hia màu đỏ, quần trắng và có thêu kim tuyến. Bốn người bồi tế đứng sau chủ tế, hành lễ theo chủ tế, lễ phục: khăn, áo, hia màu tím nhạt, quần màu trắng.

Đơng xướng và Tây xướng phụ trách xướng nghi thức trong lúc tế, đứng đối

diện nhau bên cạnh hương án, lễ phục: khăn áo, hia tím nhạt, quần màu trắng. 16 người tiến tước, là những người đứng hai bên phụ trách việc dâng hương, dâng rượu, chuyển và đọc chúc. Tiến tước mặc lễ phục: Áo, khăn, hia màu vàng, quần màu trắng. Thủ từ đứng trong cung có trách nhiệm đặt lễ vật nhận từ các chấp sự, lễ phục: Khăn, áo màu đen, quần trắng.

Chuẩn bị lễ rước: Cụ Ba cho biết: “Trước đây, các Giáp đều phải tham

gia vào việc tổ chức hội, phân công đội hình rước, trong đó có các nam

thanh, nữ tú tay cầm cờ, quạt, lọng, chấp kích, bát bửu, đồng thời chịu trách nhiệm chính trong việc biện lễ và phục vụ lễ trong năm. Theo quy định của làng, người đi rước kiệu thánh phải kén những nam thanh nữ tú với nhiều tiêu chuẩn như: độ tuổi từ 16 đến 25 tuổi, con nhà tử tế… để rước kiệu thánh Trần Quốc Nghiễn, số lượng là 16 người”.

Mọi người dân trong làng đến dự hội từ già đến trẻ đều ăn mặc trang trọng để đi dự hội, quét dọn đường phố, đền được trang hoàng lộng lẫy bằng cờ và các phướn, các gia đình quanh di tích phải treo cờ đỏ sao vàng.

Về lễ vật cúng thánh: Hiện nay, việc tổ chức lễ hội do Ban tổ chức

điều hành, lễ vật cúng thần được chuẩn bị khá đầy đủ. Đồ cúng gồm: xôi gà,

khảo oản, hoa quả, rượu, trà, hương, đèn… được đặt trên bàn lễ ở cung. Điều đặc biệt quan trọng ở đây là lễ vật dâng cúng bằng các loại cá được kho, song

người dân nơi đây kiêng không làm thịt cá chép để dâng cúng thánh. Bởi

theo người dân, cá chép là loài cá thiêng xuất phát từ câu chuyện “cá chép vượt vũ mơn hóa rồng” cho nên không được chọn cá chép làm lễ vật dâng cúng. Sở dĩ việc dâng các loại cá kho làm lễ vật lên đền vào ngày hội, bởi lẽ

đây là món ăn mà thánh Trần Quốc Nghiễn chỉ đạo dân binh và quân lính

làm thức ăn trong khi xây dựng phòng tuyến chống giặc. Theo cụ Ba cho biết: “Từ xưa đến nay, đại diện người dân được làng cử ra đi chọn cá thu,

cá kiếm để kho tộ. Các loại cá này đều là sản vật được đánh bắt từ biển”.

Hiện nay, tục lễ dâng cúng cá kho vẫn được người dân nơi đây duy trì trong ngày tổ chức lễ hội. Ngồi việc dâng cúng cá kho, vào ngày lễ hội, Ban quản lý đền và người dân còn dâng cúng cá sống vào ban thờ thánh trong đền

Thượng. Cá sống được chọn là cá thu, cá chỉ thả trong chậu, rồi đem dâng

cúng vào đền từ ngày 27 đến ngày 29 tháng Tư (â.l), sau đó đem thả ra vịnh Hạ Long. Theo người dân địa phương cho biết, việc dâng cá sống là biểu

hiện của cộng đồng cư dân nơi đây nhớ đến tổ tiên của Đức thánh Nghiễn

làm nghề chài lưới trên sơng, trên biển. Ngồi ra, hiện nay dân làng còn dâng lễ vật cúng thánh là lợn quay vàng nguyên con có trọng lượng khoảng 20kg.

Tài chính chuẩn bị lễ hội: Trước đây, kinh phí tổ chức lễ hội được

chính quyền phong kiến cấp một phần, nguồn thu từ việc hưng công của các chủ tàu từ biển vào, từ quỹ chung của làng và phần cịn lại thì do người dân trong làng đóng góp. Nhưng hiện nay, tài chính tổ chức lễ hội được lấy ra từ nguồn thu của đền (kinh phí cơng đức, kinh phí thu được từ lễ hội năm trước) để tổ chức lễ hội.

* Quy mô lễ hội hiện nay: Với nhiều nguyên nhân khác nhau, hội đền

thờ Trần Quốc Nghiễn được diễn ra trong quy mô lớn của thành phố Hạ

Long. Từ sau đổi mới đến nay, nhân dân Hạ Long đã tiến hành tổ chức nhiều lần nghi thức rước thánh đi quanh các phố và gần đây nhất là lễ rước vào

năm 2013. Bên cạnh phần lễ, phần hội ở đây cũng được diễn ra khá sơi động, các trị chơi và diễn xướng dân gian gồm có: Đẩy gậy, cờ tướng, đua

Một phần của tài liệu Hệ thống di tích phụng thờ tứ vị vương tử ở ba tỉnh quảng ninh, hải phòng, hải dương (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)