Sự phụng thờ thể hiện ý nghĩa trong việc sáng tạo, hưởng thụ văn hóa,

Một phần của tài liệu Hệ thống di tích phụng thờ tứ vị vương tử ở ba tỉnh quảng ninh, hải phòng, hải dương (Trang 109 - 113)

3.4. Ý nghĩa của sự phụng thờ Tứ vị vương tử trong đời sống cộng đồng

3.4.4. Sự phụng thờ thể hiện ý nghĩa trong việc sáng tạo, hưởng thụ văn hóa,

văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thực tiễn cho thấy, mọi tơn giáo tín ngưỡng đều cần có một khơng

gian thiêng nơi nhất định, đó là nơi thần linh ngự trị, tại không gian thiêng này, các nghi thức, nghi lễ được tiến hành một cách trang trọng và đầy lòng thành kính. Khơng gian linh thiêng ấy theo quan điểm của tác giả Vũ Ngọc Khánh cho rằng, đó là nơi “bộc lộ cái khuynh hướng tâm linh của đại chúng

Việt Nam một cách sâu sắc và độc đáo” [15, tr. 12]. Sự độc đáo ấy được thể

hiện ở chỗ, cùng là một dạng cơ sở thờ tự như đền, miếu chẳng hạn ở mỗi vùng miền, mỗi địa phương lại có sự khác biệt. Người ta khơng thể tìm thấy hai ngơi đền hoặc hai ngơi đình giống hệt nhau, mặc dù nó đều có cùng chung

một đối tượng thờ tự. Cũng chính tại những nơi linh thiêng này, các giá trị văn hóa, nghệ thuật được biểu hiện một cách rõ nét nhất.

Không gian phụng thờ Tứ vị vương tử tại các di tích như: Đền thờ Cửa Ông (Cẩm Phả, Quảng Ninh); Đền thờ Đức ông Trần Quốc Nghiễn (Thành

phố Hạ Long, Quảng Ninh); Đền Kiếp Bạc (Thị xã Chí Linh, Hải Dương);

Đền làng Trác Châu (Thành phố Hải Dương); Đình làng Chung Mỹ (xã Trung

Hà, Thủy Nguyên, Hải Phòng); Đình làng Phúc Xá (xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương). Đó là những di tích cịn lưu giữ lại những giá trị về nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống. Đặc biệt là trong các di tích như đền thờ

Trần Quốc Nghiễn, đền Kiếp Bạc, đình Chung Mỹ. Ở những di tích này, nghệ thuật chạm khắc gỗ được thể hiện khá rõ, nó khơng chỉ đơn thuần đảm nhiệm các chức năng thuần tuý, mà còn làm giảm đi những khoảng thô trên kiến trúc hoặc làm cho các liên kết mảng, khối nhuần nhuyễn và tự nhiên hơn. Đồng thời, chúng còn mang một chức năng khác là chuyển tải các giá trị văn hóa, tín ngưỡng ở bên trong cơng trình thờ tự. Qua các mảng trang trí trên các bộ phận của kiến trúc cho thấy sự tài hoa và sức sáng tạo của những người nghệ nhân dân gian xưa trong kỹ thuật cũng như trong các đề tài trang trí. Như vậy,

ngồi ý nghĩa là khơng gian thiêng thờ Tứ vị vương tử, bản thân các di tích phụng thờ cịn là những cơng trình kiến trúc - tác phẩm nghệ thuật được nhân dân thể hiện và gửi gắm vào đó những khát vọng trong cuộc sống đời thường.

Tín ngưỡng nói chung và việc phụng thờ Tứ vị vương tử tại các di tích

ở ba tỉnh Quảng Ninh, Hải Phịng, Hải Dương nói riêng cũng là mơi trường

nảy sinh và tích hợp các hình thức nghệ thuật như: Hát thờ, hát văn và các

động tác múa thơng qua các nghi lễ, trị diễn và diễn xướng, tiêu biểu là trong

lễ hội đền thờ Trần Quốc Nghiễn và đền Trác Châu, có tục hát thờ và hát văn trong nghi lễ hầu đồng. Ngoài ra, việc phụng thờ đó cịn được biểu hiện qua các câu chuyện lịch sử, truyền thuyết và thần tích... Nguồn gốc, hành trạng và những chiến công của Tứ vị vương tử không đâu miêu tả rõ bằng các câu

chuyện truyền thuyết, thần tích lưu giữ tại địa phương. Với tư cách là các hình thức của ngữ văn dân gian, các truyền thuyết, thần tích chứa đựng các giá trị nhất định, góp phần làm giàu thêm kho tàng văn học dân gian của địa phương nói riêng.

Ở một số di tích thờ Tứ vị vương tử vẫn diễn ra nghi lễ Hầu bóng (Hầu đồng), tiêu biểu là đền Cửa Ông, đền Kiếp Bạc, đền Trác Châu, đền thờ Trần

Quốc Nghiễn. Trong nghi lễ Hầu bóng, hát văn giữ vai trị quan trọng. Hát văn thực chất là những bài thánh ca được các cung văn hát trong các buổi hầu bóng các Thánh Mẫu, cùng với âm nhạc, múa, các nghi thức khác tạo nên khơng khí linh thiêng và hồ nhập giữa con người và thế giới thần linh. Các “bài văn chầu” đó ngồi chức năng nghi lễ, bản thân nó biểu đạt những giá trị nghệ thuật nhất định, tiêu biểu là hát văn diễn tả cuộc đời và hành

trạng của Tứ vị vương tử tại đền Cửa Ơng và đền làn Trác Châu. Nhìn chung, mơ típ và cách diễn đạt của các bài văn chầu thuộc phạm trù văn học dân gian. Trong đó, các mơ típ được sử dụng là các mơ típ của truyện dân gian cịn hình thức diễn đạt thì chủ yếu sử dụng thể văn vần lục bát hay song thất lục bát hoặc cao hơn là truyện thơ.

Những lời hát văn ở buổi hầu đồng trong lễ hội của các ngơi đền nêu trên có nội dung chính là ca ngợi tinh thần anh dũng, khí phách và những chiến công của Tứ vị vương tử trong lịch sử hiển hách dưới triều đại nhà Trần. Qua lời hát được các văn đàn thể hiện trong các giá của các vị vương tử, từ đó phần

nào biết được tâm tư, tình cảm của nhân dân đối với những người anh hùng lịch sử, văn hóa. Ngơn từ của văn chầu khơng cao xa khó hiểu mà ngược lại giản dị, gần gũi dễ đi vào lòng người hoà quyện cùng những nét nhạc thuần

dân tộc lại được thể hiện qua những nhạc cụ như đàn nguyệt, trống, phách, thanh la - những nhạc cụ đã khơi gợi những tình cảm tốt đẹp với những giá trị truyền thống trong lòng mỗi người tham dự. Tham dự một buổi hầu đồng, người dân không chỉ được ngưỡng vọng và hưởng thu những giá trị Chân -

Thiện - Mỹ thơng qua hình tượng của vị thần mà cịn được hưởng thụ những giá trị văn hóa thuần khiết, không lai căng pha tạp. Mặt khác, qua các lễ hội, những bài hát văn được trình diễn và theo dịng chảy thời gian lễ hội chính là mơi trường bảo lưu chúng và đó chính là những giá trị văn hóa của dân tộc.

Tiêu biểu là lễ hội đình làng Chung Mỹ cịn là nơi giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc đó được thể hiện thơng qua những tục lệ dâng lễ vật thờ cúng thánh, tiêu biểu đó là tục dâng một “Chiếc thuyền”

bằng giấy, đó là việc tái hiện sự nguyên sơ của lịch sử đã từng diễn ra ở địa phương gắn với việc đức ơng Trần Quốc Hiện đã có cơng dạy người dân

trong làng ra biển đánh cá, đồng thời, việc dâng đồ cúng còn thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với vị thánh. Việc làm đó đó với ước muốn thể hiện của người dân mong cho mùa màng tươi tốt, người dân làm nghề gặp nhiều thuận lợi.

Ở đền Cửa Ơng cịn có tục dâng cúng thánh Trần Quốc Tảng các sản

vật từ biển vào ngày lễ hội. Qua khảo sát, họ cho rằng việc dâng cúng lễ vật này là để cầu mong cho thánh bảo trợ cuộc sống của người dân đi biển từ việc đánh bắt thủy sản cho đến kinh doanh buốn bán trên biển khơi. Anh

Trương Văn Bền, 45 tuổi, chủ tàu đánh bắt cá xa khơi cho biết: Hàng năm,

vào ngày lễ hội tại đền thờ Cửa Ơng, tơi cùng gia đình và các thuyền viên chuẩn bị một số đồ lễ đánh bắt được từ biển để dâng cúng Đức ông như: Cá, tơm, mục, sị… Và tơi được cha mình cho biết rằng, thánh chính là Đơng Hải Đại vương - Vị thần chủ cai quản vùng biển Quảng Ninh. Cho

nên đối với người đi biển thì vào ngày lễ hội và các ngày Rằm, mồng Một

đều về lễ tại đền thờ Đức ơng.

Nhìn chung, những người dân ở một số làng phụng thờ Tứ vị vương tử quan niệm rằng, việc thực hành tục lệ này thì mới phát triển, cư dân làm

ăn sung túc, hội tổ chức càng to, năm đó địa phương sẽ thu được nhiều thành

quả như: người dân khỏe mạnh, nghề nghiệp phát triển... Nên chúng tôi cho rằng, ngồi ý nghĩa là tái hiện một niềm tin tín ngưỡng, có thể việc làm này cịn thể hiện sức mạnh, trí tuệ và khát vọng của người dân trước những khó khăn thử thách mà thiên nhiên gây ra cho con người ở thời kỳ khai phá vùng

đất mới. Qua đó, chúng ta cũng biết được phần nào khung cảnh của các vùng đất này, đó là lúc con người cịn ít và phải tổ chức cuộc sống mưu sinh trên

sông nước, biển khơi. Đó là ý chí, khát vọng chinh phục thiên nhiên của

người dân các vùng cùng thờ phụng Tứ vị vương tử nhà Trần.

Có thể nói, các hội làng vốn dĩ là một hiện tượng lịch sử xã hội, lễ hội là nơi bảo tồn, tích tụ văn hóa của nhiều thời kỳ lịch sử, dồn nén lại cho

đương thời. Có thể nói, hội lễ trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, lưu chuyển theo

thời gian. Lễ hội tiếp nhận tâm lý, tư tưởng văn hóa nghệ thuật của các thời

đại và giữ chúng lại, tạo nên các lớp lịch sử ngay trong hội. Bên cạnh những

nét chung, các lễ hội ở những ngơi đền, đình làng có những nét đặc thù riêng, vốn là nghi lễ cung đình chứa đựng nhiều giá trị lịch sử xã hội, tri thức văn hóa dân gian đặc sắc. Đồng thời cũng là nơi trao truyền các giá trị văn hóa của cộng đồng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các lễ hội đó ngày nay mang

ý nghĩa tái hiện lịch sử nên thấm đẫm chất dân gian nhưng cũng có những

yếu tố mang tính thời đại, phù hợp với cuộc sống ngày nay. Chính sự hồ hợp đó đã tạo ra cho nhiều thế hệ người tham gia hội khả năng đồng sáng tạo và phù hợp với việc hưởng thụ văn hóa của từng cá nhân trong cộng đồng cư dân cùng phụng thờ Tứ vị vương tử tại ba tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương ở hiện tại cũng như trong tương lai.

Một phần của tài liệu Hệ thống di tích phụng thờ tứ vị vương tử ở ba tỉnh quảng ninh, hải phòng, hải dương (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)