Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng

Một phần của tài liệu Hệ thống di tích phụng thờ tứ vị vương tử ở ba tỉnh quảng ninh, hải phòng, hải dương (Trang 98 - 99)

3.3. Việc phụng thờ Tứ vị vương tử trong mối quan hệ với các tín

3.3.2. Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng

Thực tiễn cho thấy, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng là một đề tài

nghiên cứu hấp dẫn và thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về văn hóa. Các cơng trình nghiên cứu về nguồn gốc thành hoàng gần như thống nhất ở quan điểm: “Thành hoàng” là tên gốc từ Hán dùng để chỉ vị thần bảo trợ cho các thành trì của người Trung Quốc. Tuy vậy, khi thâm nhập vào đời sống văn hóa người Việt, tục thờ Thành hoàng làng đã mang màu sắc khác với khởi thuỷ của tín ngưỡng này. Tục thờ đã được “Việt hố” mang đậm yếu tố Việt và trở thành hiện tượng tín ngưỡng phổ biến của phần lớn các cộng đồng làng xã người Việt.

Trong tâm thức của người Việt, thành hoàng chứng kiến đời sống của dân làng, ban phúc, độ trì cho những người trung hiếu, hiền lành, giáng hoạ trừng phạt những kẻ vô luân độc ác. Thần còn là lực lượng tiếp sức cho nhân dân trong các cuộc chống ngoại xâm, dập tắt những thiên tai dịch bệnh bằng con đường âm phù. Vì vậy, việc thờ phụng thành hồng giữ vai trị then chốt trong đời sống tâm linh của cộng đồng. Tác giả Ngô Đức Thịnh cho rằng:

Trong số các thành hồng được nhân dân thờ cúng thì số lượng các vị thần là nhân vật lịch sử chiếm số lượng lớn. Việc thờ cúng các anh hùng dân tộc, anh hùng văn hóa như thành hồng làng chứng tỏ tục thờ thành hồng làng có nội dung lịch sử và xã hội sâu sắc. Đó là thứ chủ nghĩa yêu nước đã

được linh thiêng hóa, tâm linh hóa. Điều này cắt nghĩa tại sao, một mặt ý

thức lịch sử lịng u nước là một ý thức, tình cảm sâu đậm trong con người Việt Nam, tâm hồn Việt Nam, mặt khác, các hình thức tín ngưỡng chứa đựng các nội dung lịch sử này cũng tồn tại lâu bền [42].

Trong số các điểm thờ Tứ vị vương tử thuộc ba tỉnh nêu trên đều là

hợp đình làng Chung Mỹ (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phịng), đình làng Phúc Xá (huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Với vai trò này, việc phụng thờ Tứ vị vương tử mang thêm những sắc thái mới. Sắc thái mới này thể hiện qua cơ sở thờ tự và các nghi thức, nghi lễ tiến hành tại các di tích

đó. Tại các di tích phụng thờ, Tứ vị vương tử ln được đặt ở vị trí trung tâm

của thần điện. Cũng giống như các thành hoàng làng khác, hậu cung của đình

làng quanh năm đóng kín cửa chỉ khi có lễ hội mới được mở để thực hiện

các nghi thức trong ngày hội và các ngày lễ trọng khác. Đây là hội tế kỳ phúc cầu cho”nhân khang, vật thịnh”, làng xóm an lành. Các lễ thức được tiến hành theo qui định giống như các lễ tế khác. Điều này chứng tỏ, với vai trị là thành hồng của các làng, Tứ vị vương tử có “trách nhiệm” phù hộ cho cộng đồng cư dân ở các vùng đất này. Như vậy, việc phụng thờ Tứ vị vương tử tại các di tích ở các địa phương kể trên, Tứ vị vương tử chính là các vị thần/thánh/thành hoàng làng - những người bảo trợ cho cộng đồng các làng xã nơi đây.

Một phần của tài liệu Hệ thống di tích phụng thờ tứ vị vương tử ở ba tỉnh quảng ninh, hải phòng, hải dương (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)