Khỏi niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân tỉnh hải dương (Trang 30 - 32)

hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp

luật của ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Pháp chế XHCN trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm là một vấn đề phức tạp cả về lý luận và thực tiễn. Khi đề cập đến khái niệm pháp chế XHCN trong xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh phải đặt trong quan niệm chung về pháp chế XHCN. Hoạt động xây dựng và ban hành văn bản QPPL là giai đoạn đầu tiên của cơ chế điều chỉnh pháp luật, mang tính sáng tạo, phức tạp cao và phản ánh chặt chẽ đời sống chính trị - xã hội. Do vậy, việc xây dựng và ban hành văn bản QPPL phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh về trình tự, thủ tục theo luật định. Hoạt động xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh là sự cụ thể hoá các văn bản QPPL của cơ

quan nhà nớc cấp trên, thể chế hoá các nghị quyết của HĐND cùng cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nớc ở địa phơng. Pháp chế XHCN trong xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh là đòi hỏi trong việc ban hành văn bản QPPL phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, Luật Ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân... Có nghĩa là, văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh ban hành phải hợp hiến, hợp pháp, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, phải bảo đảm tính khả thi và có hiệu quả trong thực tiễn. Để bảo đảm tính pháp chế XHCN trong xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh phải bảo đảm đầy đủ các yếu tố:

- Văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh ban hành theo hình thức quyết định, chỉ thị;

- Văn bản QPPL của UBND tỉnh đợc ban hành theo thủ tục, trình tự của Luật ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân;

- Văn bản QPPL của UBND tỉnh có chứa quy tắc xử sự chung; đợc áp dụng nhiều lần đối với mọi đối tợng hoặc một nhóm đối tợng và có hiệu lực trong phạm vi địa phơng; đợc nhà nớc bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật.

- Ngoài ra, các văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh còn phải phù hợp với Nghị quyết của HĐND cùng cấp. Khi phát hiện văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh trái với Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh và văn bản QPPL của cơ quan nhà nớc cấp trên,

nghị quyết của HĐND cùng cấp thì cơ quan nhà nớc, cá nhân có thẩm quyền phải kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ.

Nh vậy, việc xây dựng và ban hành một văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp chế XHCN.

Trên cơ sở khái niệm chung về pháp chế XHCN và sự phân tích trên có thể rút ra khái niệm pháp chế XHCN trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh nh sau: “Pháp chế XHCN trong hoạt động xây dựng và ban

hành văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh là sự đòi hỏi tất cả các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền và các cá nhân đợc Nhà nớc trao quyền phải chấp hành nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác và tự giác các quy định trong Luật ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân trong quá trình xây dựng, ban hành các quyết định, chỉ thị của UBND để cho các văn bản bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành”

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân tỉnh hải dương (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w