Quan niệm, nguyên tắc hôn nhân truyền thống

Một phần của tài liệu Phong tục cưới xin của người Hà Nhì ở xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu (Trang 37 - 42)

Chương 2 : CƯỚI XIN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở KA LĂNG

2.1. Quan niệm, nguyên tắc hôn nhân truyền thống

2.1.1. Quan niệm về hôn nhân

Người Kinh quan niệm: “tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” là ba việc lớn trong cuộc đời người đàn ông (tam đại sự). Người Hà Nhì quan niệm: hơn nhân (cưới

xin), làm nhà và làm ma cho bố mẹ là ba việc quan trọng trong đời người đàn

ông. Khi con cái đến tuổi trưởng thành, việc “dựng vợ, gả chồng” được cha mẹ quan tâm hàng đầu. Các bậc cha cho đó là để hồn thiện trách nhiệm với con cái. Con cái lại cho việc đó là để báo hiểu cha mẹ khi họ về già.

Quan niệm về hôn nhân của người Hà Nhì ở Ka Lăng, ơng Chu Mụ Cà

(Phó chủ tịch xã Ka Lăng): hơn nhân của họ ít chịu sự ràng buộc của lễ giáo

phong kiến. Thanh niên được tự do tìm hiểu, lựa chọn người mình cưới. Chính vì vậy, họ lấy vợ, lấy chồng rất sớm, nữ 13 – 15 tuổi, nam 15 – 17 tuổi. Ngồi 20 tuổi mà chưa có vợ, có chồng, sẽ bị coi là ế.

Đặc biệt, tác giả Nguyễn Văn Huy [17, 124 – 125] trong quan niệm hơn nhân người Hà Nhì ở Ka Lăng nói riêng, ở những vùng khác nói chung cho phép thanh niên được quan hệ tình dục trước hơn nhân. Bới theo họ: “có quan

hệ nam nữ thanh niên mới lớn lên được”. Tuy vậy, họ tuyệt đối cấm có thai,

trước khi cưới. Vi phạm sẽ bị cộng đồng lên án, và bị phạt.

Nếu như hôn nhân của người Thái lân cận, chịu ảnh hưởng của mơn đăng hộ đối, thì hơn nhân của người Hà Nhì hồn tồn khơng. Vì vậy đối với họ tuyệt đối khơng có cưỡng hơn. Tuy tuổi lập gia đình của người Hà Nhì khá sớm, xong họ cũng có những kiêng kỵ nhất định, con gái khơng được lập gia đình vào năm 17 tuổi, con trai không được phép kết hôn vào năm 19 tuổi.

Đối với người Hà Nhì ở Ka Lăng, kết hôn không chỉ là để sinh con báo đáp cha mẹ lúc về già, mà cưới vợ cho con trai, còn là để bổ sung lao động

cho gia đình. Theo tập quán của họ, để tiến tới hôn nhân, phải trải qua rất nhiều nghi lễ, mang tính bắt buộc. Và theo họ ma nhà, đã chứng kiến đám cưới, thi khơng thể thay đổi, và vì thế với họ, ly hơn ít khi xảy ra. Theo họ, ly hơn sẽ tổn hại đến tổ tiên, danh dự của hai gia đình.

2.1.2. Những nguyên tắc cơ bản trong hơn nhân của người Hà Nhì

Trong truyền thống người Hà Nhì ở Ka Lăng, trước khi tiến tới hôn nhân, nam nữ thanh niên được tự do tìm hiểu yêu đương ở mức độ nhất định thông qua các hoạt động lao động sản xuất hoặc qua những ngày lễ hội của làng bản. Việc tìm hiểu, làm quen của nam nữ thanh niên thường được diễn ra thông qua các bài hát đối đáp giao duyên. Mở đầu:

“Bẩy tuổi, bố mẹ không phải dạy con ăn nữa Mười tuổi bố mẹ không dạy con lấy vợ

Mười lăm tuổi đơi trai gái bắt đầu tìm hiểu

Mười sáu tuổi đơi trai gái lập gia đình được rồi”

Nam hát trước sẽ hát, nếu nữ hát trước cũng phải mở đầu như vậy:

“Hai chúng ta cùng xây dựng ở một nhà, làm một nương Hai chúng ta mồ côi, cùng nhau xây dựng

Anh với em là một đôi gà cùng ấp trung một ổ Đôi gà con chúng ta cùng ở chung một lồng”

Nữ đáp:

“Hai thể xác của chúng ta là một Hai mái tóc cuộn thành làm một

Thì đơi ta nhất trí xây dựng hạnh phúc”

Đơi bên trai gái cùng nhất trí sẽ hát:

“Chồng đi làm ăn phát đạt được là nhờ ở vợ Nhờ một phần công lao to lớn của vợ

Chồng đi làm ăn, buôn bán xa vợ ở nhà trông nhà giữ cửa Chồng đi lâu ngày cũng khơng phải lo, vì đã có vợ đảm ở nhà Người vợ chăm chỉ, chung thuỷ chờ chồng.”

Những lời hát giao duyên miêu tả tình yêu nam nữ:

“Trai gái yêu nhau như cá vờn lấp lánh Cá một con vờn khơng đẹp

Cá vờn nhau phải có đơi

Có đơi có lứa con rái cá về cùng khơng sợ Người ta bảo cơ ấy khơng đẹp

Mình ngắm cơ ấy đẹp lắm

Người ta nói lưng cơ gái giống như da con cóc Mình xem thì đó là lưng con gái đẹp

Người ta bảo chân cô gái cong như lưỡi cầy Cịn với mình thì đơi chân cơ sao đẹp thế” 2.1.2.1. Ngun tắc ngoại hơn dịng họ

Trước hết, quan hệ hôn nhân ngoại hơn dịng họ chi phối đến mạnh mẽ đến các mối quan hệ hôn nhân. Trong mơi trường cộng đồng dịng họ, các thành viên tuyệt đối khơng được kết hơn với nhau vì có quan hệ họ hàng, họ chỉ được kết hôn với những người họ khác trong cộng đồng làng bản hoặc những người cùng họ khơng có mối quan hệ huyết thống ở các vùng khác.

Trong truyền thống cũng như nhiều tộc người khác, người Hà Nhì ở Ka Lăng khơng cho phép hôn nhân hỗn hợp ngoại tộc, tức là người Hà Nhì khơng được lấy tộc người khác bởi sự khác biệt về mặt ngơn ngữ, văn hóa. Họ quan niệm việc dựng vợ gả chồng là vấn đề quan trọng bậc nhất trong cuộc đời con người. Hơn lễ có ý nghĩa rất lớn là thể hiện sự hòa hợp giữa hai tâm hồn,

nhiệm vụ lưu giữ huyết thống và truyền lại nếp gia phong của gia đình, tổ tiên cho đời sau. Họ cho rằng trong cuộc đời của một con người thì có ba việc lớn đó là làm nhà, cưới xin và báo hiếu cha mẹ. Do đó người ta rất coi trọng việc cưới hỏi vì họ tin rằng đó là cơ sở đầu tiên để có thể tạo nên một gia đình trọn vẹn, khẳng định những bước trưởng thành và hoàn thiện của mỗi con người.

Trong xã hội của người Hà Nhì ở Ka Lăng cũng như ở những vùng khác khơng chấp nhận hình thức hơn nhân chị dâu lấy em chồng, anh rể lấy em vợ (hình thức nối dây hay nối nòi) của một số tộc người khác ở Việt Nam. Hiện nay, do cư trú gần với các nhóm dân tộc khác, do đi làm ăn kinh tế ở nơi khác nên trong cộng đồng người Hà Nhì ở Ka Lăng xuất hiện một số trường hợp kết hơn với người khác dân tộc. Ví như con gái người Hà Nhì lấy con trai người Kinh, hoặc con trai người Kinh lấy con gái Hà Nhì.

2.1.2.2. Ngun tắc hơn nhân một vợ một chồng

Người Hà Nhì ở Ka Lăng quan niệm hơn nhân một vợ một chồng đã trở thành hình thái hôn nhân chủ yếu của nhiều dân tộc, trong đó có người Hà Nhì. Gia đình một vợ một chồng là hạt nhân cơ bản của xã hội, hiện tượng ly dị hầu như khơng có, vợ chồng sống với nhau hòa thuận, thương yêu nhau và cùng có trách nhiệm xây dựng gia đình chăm lo con cái, bố mẹ già yếu. Người Hà Nhì chỉ lấy hai vợ trong trường hợp vợ cả không thể có con hoặc khơng có con trai và quá kém cỏi trong cơng việc gia đình, thì người chồng mới được quyền lấy vợ lẽ.

2.1.2.3. Nguyên tắc cư trú hôn nhân

Trong xã hội truyền thống, người Hà Nhì ở Ka Lăng đã từng tồn tại ba hình thức cư trú sau hơn nhân: cư trú bên nhà chồng; cư trú bên nhà vợ; cư trú độc lập.

Cư trú bên nhà chồng là hình thức cư trú phổ biến nhất trong xã hội truyền thống của người Hà Nhì ở Ka Lăng. Sau đám cưới, vợ chồng sẽ ở bên gia đình nhà chồng, cùng lao động sản xuất với gia đình nhà chồng. Sau một thời gian cư trú cùng bố mẹ, vợ chồng sẽ ra ở riêng để tự lập cho cuộc sống của mình. Họ sẽ phải tự chuẩn bị hoặc được bố mẹ hai bên làm cho một ngôi nhà nhỏ cùng với những đồ đạc cần thiết cho cuộc sống riêng.

Ra ở riêng là một bước ngoặt thực sự quan trọng đối với hai vợ chồng. Bắt đầu cuộc sống tự lập, họ phải tự lo liệu cuộc sống của mình, tự tính tốn lao động sản xuất để có được cuộc sống no đủ mà khơng phải phụ thuộc vào bố mẹ và có của để dành để lo cho con cái sau này.

Cư trú bên nhà vợ (ở rể)

Tuy khơng có tục ở rể như người Thái nhưng trong một số trường hợp: gia đình nhà gái khơng có con trai; nhà gái chỉ có một người con hoặc nhà trai khơng có điều kiện về kinh tế để chuẩn bị những lễ vật cho hơn nhân thì việc ở rể sẽ được tính đến. Trước kia đàn ông phải ở rể khoảng 3 năm, sau đó mới được về ở nhà mình. Hiện nay tục ở rể khơng cịn phổ biến hoặc chuyển sang một biến dạng khác, như ngày nay người ta thường dùng tiền để mua thời gian ở rể, đó là một trong số những tiền thách cưới mà nhà trai phải trao cho nhà gái trong ngày cưới. Với người Hà Nhì ở Ka Lăng, sau khi cưới cịn có tục lại mặt, thơng thường thì chàng rể ở nhà gái khoảng ba ngày ba đêm.

Cư trú độc lập

Một số gia đình người Hà Nhì ở Ka Lăng quan niệm: muốn con cái sớm trưởng thành và có thể sớm tự lập cuộc sống của mình, sau khi tổ chức đám cưới bố mẹ chàng trai sẽ cho hai vợ chồng ra ở riêng. Những ngày đầu ra ở riêng, hai vợ chồng nhận được sự giúp đỡ của hai bên gia đình bố mẹ. Họ sẽ phải tự giác lao động sản xuất mà ít lệ thuộc dần vào bố mẹ.

Một phần của tài liệu Phong tục cưới xin của người Hà Nhì ở xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)