Chương 2 : CƯỚI XIN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở KA LĂNG
3.2. Biến đổi cưới xin của người Hà Nhì ở Ka Lăng
3.2.3. Biến đổi trang phục cưới
Trong thời đại hiện nay, trước tình hình mở cửa và hội nhập quốc tế sâu rộng đã làm cho kinh tế phát triển nhanh chóng và đời sống của người dân được cải thiện rõ ràng. Trên phương diện nào đó sự hội nhập, đổi mới đang mang đến cho Việt Nam một diện mạo mới. Chúng ta không thể phủ nhận những thành quả mà việc hội nhập mang lại như những cơng trình điện, đường, trường, trạm…những cơng trình khai phá vùng đất mới, phát triển kinh tế vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, đem đến nguồn sáng văn minh tiên tiến hơn cho con người.
Đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi ngày nay đang hịa nhập nhanh chóng cùng với sự phát triển của đất nước. Hà Nhì là một dân tộc sinh sống trong một địa hình khá khép kín, biệt lập nhưng đến nay do tốc độ phát triển kinh tế và hội nhập nhanh chóng đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc giữ gìn
bản sắc văn hóa truyền thống. Người Hà Nhì giờ đây đã cởi mở hơn và giao tiếp rộng rãi với thế giới bên ngoài. Họ đã biết đi xe đạp, xe máy, biết sử dụng cả điện thoại, xem ti vi và những phương tiện thông tin đại chúng khác. Cùng với sự biến đổi như vậy thì những bộ trang phục trong đám cưới của người Hà Nhì cũng có những thay đổi theo cho phù hợp. Người Hà Nhì hiện nay đặc biệt là thanh niên nam nữ đã mặc quần vải may, quần jean như người Kinh và mặc áo cánh. Trang phục dân tộc hầu như chỉ còn những người lớn tuổi mặc. Trong quan niệm của đồng bào hiện nay việc khốc lên mình những bộ trang phục truyền thống là điều rất cầu kì, phức tạp, và không thuận tiện cho việc đi làm nương cùng những công việc lao động khác. Họ tự cảm thấy ăn mặc theo lối hiện đại là phù hợp hơn, mới mẻ hơn để có thể thuận tiện cho mọi cơng việc và một lí do quan trọng là khơng để bản thân mình trở nên quá tụt hậu, lạc lõng trước những luồng văn hóa mới đang du nhập nhanh chóng vào bản, làng của họ.
Trang phục cơ dâu người Hà Nhì trong ngày cưới hiện nay cũng có nhiều biến đổi theo xu thế mới. Đám cưới ở Ka Lăng đã có một số cơ dâu mặc quần áo hoặc váy cưới giống trang phục người Việt hiện đại. Hoặc có những đơi cơ dâu chú rể không mặc cùng một loại trang phục dân tộc, cô dâu mặc trang phục truyền thống và vẫn dùng khăn che mặt nhưng chú rể lại mặc áo comle hoặc trang phục như ngày thường. Ngày nay cô dâu, chú rể cũng đã đi dày dép bình thường, khơng phải đi chân đất như trước. Hiện nay cô dâu khi đi lấy chồng cũng không cần phải tự tay dệt đủ cho mình 10 bộ quần áo để làm quà ra mắt gia đình chồng nữa, họ vẫn có quà khi về nhà chồng, nhưng có thể thay thế bằng những vật dụng mua sẵn có, dễ dàng chuẩn bị, dễ tìm kiếm hơn (Xem ảnh 7, phụ lục 1).
Theo anh Mạ Lý Phạ: “Hiện nay các cơ dâu, chú rể Hà Nhì chỉ mặc trang phục truyền thống trong những nghi lễ bắt buộc như: làm lí thờ cúng tổ tiên, khi bước vào cửa nhà chồng”.
Cô dâu, chú rể trong đám cưới ngày nay được tự do khẳng định mình hơn, họ được tự do chọn những bộ trang phục như ý mà không cần quá coi trọng việc mặc trang phục truyền thống (Xem ảnh 10, phụ lục 1). Ở Ka Lăng hiện nay để tìm một đám cưới theo hình thức cổ truyền nhất của dân tộc là rất khó, vì hầu như tất cả đã được biến đổi theo một xu hướng mới, chính bản thân những người Hà Nhì cũng khơng thể hiểu hết hoặc không được biết đến những nét văn hóa cổ xưa, truyền thống của dân tộc mình. Vấn đề này mang lại mặt tích cực là tạo ra sự hịa nhập những nền văn hóa khác nhau, tuy nhiên lại đặt ra vơ vàn khó khăn, thử thách cho việc duy trì, bảo lưu văn hóa dân tộc.