Biến đổi quan niệm về hôn nhân

Một phần của tài liệu Phong tục cưới xin của người Hà Nhì ở xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu (Trang 78 - 80)

Chương 2 : CƯỚI XIN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở KA LĂNG

3.2. Biến đổi cưới xin của người Hà Nhì ở Ka Lăng

3.2.1. Biến đổi quan niệm về hôn nhân

Như đã trình bày ở chương hai, về quan niệm hơn nhân của dân tộc Hà Nhì hầu như ít chịu sự ảnh hưởng của những lễ giáo phong kiến. Từ thời xa xưa đồng bào vẫn quan niệm yêu đương là chuyện tự do của nam nữ thanh niên. Tuy nhiên hiện nay trong cộng đồng dân tộc Hà Nhì cũng đã và đang xuất hiện nhiều mâu thuẫn trong vấn đề tiên tiến hay bảo tồn nền văn hóa dân tộc, sự mâu thuẫn ấy có thể diễn ra giữa các thế hệ, giữa tầng lớp tri thức cũ và tầng lớp tri thức trẻ có trình độ học vấn cao đang chịu ảnh hưởng nặng nề của những tiến bộ khoa học kĩ thuật.

Cùng với những mâu thuẫn nảy sinh trên thì quan niệm về truyền thống nói chung và phong tục truyền thống trong đám cưới nói riêng đều chịu ảnh hưởng. Trong văn hóa truyền thống của người Hà Nhì tuy nam nữ được tự do yêu đương tìm hiểu nhau nhưng vẫn phải nằm trong khuôn khổ là hôn nhân nội tộc. Nam nữ yêu nhau phải cùng là người Hà Nhì, cùng chung văn hóa, ngơn ngữ. Hiện nay người Hà Nhì đã cho phép hơn nhân hỗn hợp ngoại tộc, tức là người Hà Nhì có thể lấy người dân tộc khác mà khơng quan trọng sự khác nhau về mặt ngơn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán. Xu hướng chung là các dân tộc càng xích lại gần nhau, sự chênh lệch về kinh tế văn hóa càng thu hẹp thì quan hệ hôn nhân hỗn hợp càng mở rộng. Người Hà Nhì ở Ka Lăng nói riêng và người Hà Nhì ở vùng khác nói chung có hiện tượng hơn nhân qua biên giới khá phổ biến. Đặc biệt ngày nay khi điều kiện phát triển hơn, giao thơng thuận tiện hơn thì hiện tượng này khá phổ biến. Riêng ở Ka Lăng trung bình mỗi năm có trên mười trường hợp hôn nhân với người qua biên giới. Tuy vậy, nhưng đa phần các cặp là kết hôn trái pháp luật, khơng được sự đồng ý của gia đình. Chính vì vậy nó gây nhiều hậu quả đáng tiếc.

Anh Mạ Lý Phạ (Trưởng ban Văn hóa xã Ka Lăng) cho biết: “Hiện tượng kết hôn qua biên giới mấy năm gần đây càng phổ biến, em vợ anh cũng là một trong những trường hợp như vậy. Mặc dù gia đình, họ hàng ngăn cản nhưng em vẫn bỏ trốn sang bên kia. Năm 2013 em trở về thăm người nhà, muốn trở về quê hương, nhưng gia đình bên Trung Hoa đã sang đưa em trở lại, từ đấy chưa thấy em trở về nữa”.

Trong quan niệm truyền thống người Hà Nhì lấy vợ, lấy chồng khá sớm, trai gái 15, 16 tuổi đã tính đến chuyện kết hơn, đặc biệt là có thể được phép quan hệ trước hơn nhân. Họ cho rằng “có quan hệ nam nữ thanh niên mới lớn lên được”. Đây là tư tưởng ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tâm lí và hơn nhân gia đình. Hiện nay quan niệm này đã được đồng bào đổi mới, tuổi kết hơn trung bình cũng là 18 đến 20 tuổi. Thanh thiếu niên đều được vận

động đến lớp, đến trường để học văn hóa nên chuyện kết hơn sớm cũng được hạn chế.

Trong truyền thống những tàn dư của hình thái cư trú bên nhà vợ, được thể hiện ở tục ở rể trước ngày cưới và tục lại mặt sau khi cưới. Trước kia đàn ông phải ở rể khoảng ba năm, sau đó mới được về ở nhà mình. Hiện nay tục ở rể khơng cịn phổ biến hoặc chuyển sang một hình thức khác, như ngày nay người ta thường dùng tiền để mua thời gian ở rể, đó là một trong số những tiền thách cưới mà nhà trai phải trao cho nhà gái trong ngày cưới. Thực chất hình thức ở rể giờ đây đã được biểu hiện dưới dạng vật chất, tục thách cưới cũng trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn rất nhiều.

Một phần của tài liệu Phong tục cưới xin của người Hà Nhì ở xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)