Chương 2 : CƯỚI XIN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở KA LĂNG
3.2. Biến đổi cưới xin của người Hà Nhì ở Ka Lăng
3.2.5. Một số biến đổi khác
Âm nhạc, vũ điệu dân gian ngày càng ít dần
Theo anh Chu Phí Po: Hiện nay, những thể loại âm nhạc hiện đại đang được sử dụng phổ biến hơn cả, có dấu hiệu lấn át âm nhạc truyền thống trong đám cưới của người Hà Nhì ở xã Ka Lăng.
Nguyên nhân dẫn đến biến đổi của âm nhạc trong cộng đồng người Hà Nhì ở xã Ka Lăng: người Hà Nhì có nhiều điều kiện để tiếp xúc với âm nhạc và các thể loại âm nhạc hiện đại, trong khi việc truyền bá âm nhạc truyền thống trong cộng đồng làng bản không được phổ biến. Với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại: loa đài, âm thanh, ánh sáng nên việc tiếp cận với âm nhạc hiện đại của người Hà Nhì càng trở nên dễ dàng hơn.
Tiếp xúc nhiều thành quen, không sử dụng lâu ngày sẽ quên đã dẫn đến tình trạng người Hà Nhì thích nhạc hiện đại nhiều hơn là dân ca của dân tộc. Thế hệ trẻ hiện nay sử dụng âm nhạc nhiều và đã dần lãng quên đi thể loại âm nhạc của dân tộc. Đây là cảnh báo đối với việc duy trì, giữ gìn và sử dụng thể loại âm nhạc dân gian của người Hà Nhì trong xã hội tương lai.
Phương tiện vận chuyển, liên lạc ngày càng hiện đại
Hiện nay, đi lại trở nên thuận tiện hơn trước rất nhiều. Người ta sử dụng ô tô, xe máy để đi đón dâu, đưa dâu, vận chuyển sính lễ, lại mặt thay cho đi bộ như trong xã hội truyền thống. Phương tiện đi lại xuất hiện ngày càng nhiều đã có tác động đến hôn nhân của người Hà Nhì ở xã Ka Lăng. Nhờ có những phương tiện giao thông nên tỷ lệ người Hà Nhì kết hơn với người dân tộc khác ở những địa bàn khác cũng có xu hướng gia tăng.
Nhờ có những phương tiện giao tiếp hiện đại, những nghi lễ trong đám cưới được thực hiện dễ dàng và thuận tiện hơn. Việc sử sụng điện thoại để liên hệ giữa hai gia đình trong đám cưới về thời gian thực hiện các nghi lễ, thời gian đón dâu, thời đưa dâu…trở nên thuận tiện hơn. Sau đám cưới, hai gia đình có thể sử dụng điện thoại để trao đổi về thời gian lại mặt và thăm hỏi nhau, không cần gặp nhau để thống nhất.
Chụp ảnh cưới đã thành nhu cầu thiết yếu
Chụp ảnh cưới trước khi lễ cưới diễn ra đã trở thành việc làm phổ biến đối với các cặp vợ chồng người Hà Nhì ở xã Ka Lăng. Có thể thấy, người Hà Nhì đã học của người Kinh về chụp ảnh cưới. Cô dâu chú rể chụp ảnh cưới với trang phục dân tộc, ảnh cưới với trang phục hiện đại và chụp ảnh cưới khi thực hiện các nghi lễ. Trong ngày cưới, ảnh cưới của cô dâu chú rể được treo trên phơng màn trang trí đám cưới và trong phịng cưới. Người Hà Nhì có suy nghĩ: chụp ảnh cưới là để lưu lại những giây phút quan trọng trong cuộc đời. Dịch vụ chụp ảnh cưới hiện nay ngày càng phát triển và tác động trực tiếp đến đời sống của người Hà Nhì là nguyên nhân dẫn đến việc chụp ảnh trong đám cưới ngày càng trở nên phổ biến.
Nhu cầu làm đẹp trở thành thiết yếu đối với các cô dâu
Trong xã hội truyền thống, trang trí cho đám cưới là việc làm hồn tồn thủ cơng. Những vật dụng dùng để trang trí được lấy trong tự nhiên. Trang trí cho đám cưới được các thành viên trong gia đình hay bạn dè của cô dâu chú rể thực hiện. Hiện nay, việc trang trí cho đám cưới được người Hà Nhì ở xã Ka Lăng được thực hiện bởi những người làm dịch vụ đám cưới. Những vật dụng tự nhiên trong truyền thống được thay thế bằng phông rèm đủ màu sắc.
Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi trong trang trí khn viên đám cưới và các vật dụng dùng trong đám cưới có sự thay đổi do: dịch vụ phục vụ cho đám cưới ngày càng được phát triển, tác động đến người Hà Nhì ở Ka Lăng; người Hà Nhì cảm nhận được sự tiện dụng của các dịch vụ này.
Có thể thấy, những giá trị văn hóa truyền thống đang dần biến đổi cùng với nhịp độ của cuộc sống công nghiệp. Những giá trị văn hóa truyền thống của người Hà Nhì: quan niệm hơn nhân, nguyên tắc hôn nhân, tiêu chuẩn trong việc chọn vợ chọn chồng, trang phục, ẩm thực…đang dần biến đổi trong xã hội hiện nay.
Những biến đổi đang làm mất đi một số giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Những điểm khơng tích cực từ chính biến đổi trong hơn nhân của người Hà Nhì ở xã Ka Lăng đang làm phai mờ những nhận thức của người Hà Nhì về những giá trị văn hóa truyền thống. Tiếp xúc với các mới lâu ngày sẽ trở thành quen và có cảm giác xa lạ, quay lưng lại với những giá trị văn hóa truyền thống là thực trạng chung đang diễn ra ở nhiều tộc người trên đất nước ta.
Những ảnh hưởng này dễ dàng nhận thấy: Âm nhạc dân tộc lâu ngày không sử dụng sẽ quên đi giai điệu và cách thức để hát. Mặc trang phục hiện đại nhiều sẽ có cảm giác thoải mái hơn so với khi mặc trang phục dân tộc, tỷ lệ người kết hôn dân tộc khác ngày càng nhiều để giảm thiểu những sính lễ trong hôn nhân sẽ làm mất đi những nghi lễ truyền thống…Một số ví dụ và so sánh trên cho chúng ta thấy, những tác động của nhịp độ sống công nghiệp và thay đổi trong nhận thức của con người đang làm mất dần đi những giá trí văn hóa tốt đẹp trong hơn nhân của người Hà Nhì ở xã Ka Lăng hiện nay.
Tuy nhiên, chúng ta khơng thể phủ nhận đi những tích cực mà những biến đổi mang lại. Những biến đổi trong hôn nhân của người Hà Nhì hiện nay góp phần khơng nhỏ vào việc làm giảm thiểu đi một số hủ tục lạc hậu trong hôn nhân truyền thống: quan niệm về sính lễ và quà tặng. Những biến đổi trong hôn nhân đã làm xuất hiện những giá trị văn hóa mới tích cực và phù hợp để xây dựng xã hội văn hóa văn minh: sính lễ gọn nhẹ hơn, quy mơ đám cưới được thu hẹp, thời gian tổ chức đám cưới được rút ngắn lại (trong trường hợp kết hôn với người khác dân tộc).