Chương 2 : CƯỚI XIN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở KA LĂNG
3.6. Một số khuyến nghị giải pháp
Trên tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần năm của Ban chấp hành Trung ương Đảng VIII và Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX của Đảng soi đường và nội dung cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa là một nội dung cơ bản của cuộc cách mạng tư tưởng mang tính chất kế thừa, tiếp thu có chọn lọc truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong tỉnh nhằm gìn giữ và xây dựng những thuần phong mỹ tục, cải tạo nếp sống và những tập qn cũ, lạc hậu khơng cịn phù hợp với sự phát triển của thời đại.
Cưới xin là việc lớn của đời người, là hạnh phúc của nhân dân được pháp luật tơn trọng và bảo hộ, do đó việc tổ chức nghi lễ cưới được tổ chức tốt, phù hợp với điều kiện xã hội sẽ hoàn thiện nếp sống phong tục của dân tộc trong thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Trên cơ sở đó, người viết xin nêu lên một số khuyến nghị mang tính giải pháp về bảo tồn và phát huy các giá trị trong đám cưới người Hà Nhì.
Đối với các cấp chính quyền
Cơ quan Quản lý Nhà nước cấp tỉnh và Trung ương cần thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động xây dựng nếp sống mới và gia đình văn hóa. Đồng thời thực hiện đồng bộ các chính sách về đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, hồn thiện hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và những khu vực gặp nhiều khó khăn. Xây dựng các đề án, dự án để nghiên
cứu, điều tra bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Sở dĩ như vậy là vì phong tục tập quán gắn liền với cơ sở vật chất và trình độ phát triển xã hội với trình độ nhận thức về tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ của người Hà Nhì.
Tun truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về hướng bảo tổn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, tuyên truyền việc xây dựng làng bản văn hóa; gia đình văn hóa; nếp sống văn minh; thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội đến với đồng bào người Hà Nhì ở Ka Lăng.
Tiếp tục cơng việc điều tra kho tàng di sản văn hóa truyền thống của cộng đồng người Hà Nhì ở Ka Lăng để có thể góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị tích cực và loại trừ những hủ tục trong hôn nhân cũng như trong đời sống văn hóa của người Hà Nhì.
Bên cạnh biện pháp tuyên truyền, giáo dục thì Đảng và Nhà nước cần đưa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới hơn nhân và gia đình như: Luật Hơn nhân và gia đình; Luật bình đẳng giới; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới xin, việc tang và lễ hội… vào vùng dân tộc thiểu số, cụ thể là với tộc người Hà Nhì ở Ka Lăng. Tuy nhiên, các văn bản trên cần căn cứ vào tình hình cụ thể của người Hà Nhì ở Ka Lăng để có những quy định phù hợp. Hiện nay, đời sống của người Hà Nhì ở Ka Lăng vẫn chịu sự chi phối của những phong tục tập quán như: quan niệm về hôn nhân, tiêu chuẩn chọn vợ chọn chồng, cách phân chia tài sản… Chính vì vậy, để các chính sách đi vào cuộc sống, được người Hà Nhì chấp nhận thì nó cần cụ thể hóa cho phù hợp.
Đối với các cơ quan quản lý địa phương
Chính quyền địa phương có vai trị quan trọng, trực tiếp trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa cổ truyền, phát triển văn hóa dân tộc theo hướng hiện đại và tiến bộ. Bởi họ là những người có tri thức, gần gũi và
gắn bó trực tiếp nhất với người dân địa phương. Chính vì vậy, các đồn thể sẽ là lực lượng trực tiếp bảo tồn các giá trị văn hóa trong phong tục cưới xin.
Ủy ban nhân dân xã và ban Văn hóa xã cần tiếp thu tư tưởng chỉ đạo của cấp trên quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân nói chung và phong tục cưới xin nói riêng như: tích cực tun truyền, vận động bà con thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con xây dựng đời sống văn hóa mới. Tuyên truyền bà con giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của tộc người mình; đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc hậu trong phong tục tập quán để phù hợp với điều kiện mới.
Đoàn Thanh niên và Hội phụ nữ xã là những ban ngành có vai trị trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị cưới xin truyền thống của người Hà Nhì. Các ban ngành cần thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao tại địa phương như: tổ chức các buổi hoạt động, giao lưu văn nghệ; tổ chức các cuộc thi có giải thưởng nhằm thúc đẩy đồng bào tìm hiểu về văn hóa tộc người mình… Qua đó để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân; tạo ra mơi trường sinh hoạt văn hóa để đồng bào có thể phát thực hành và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống q báu của tộc người mình như có điều kiện để cất lên những làn điệu dân ca, tiếng sáo; những điệu xòe; đồng bào được dịp kheo sắc bộ trang phục truyền thống duyên dáng; có dịp thể hiện ẩm thực truyền thống; có dịp thực hành ngơn ngữ tộc người... Đây là những việc làm thiết thực để gìn giữ bản sắc văn hóa cho người Hà Nhì. Trong đó, thanh niên là lực lượng tiên phong giúp khơi phục các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc và phụ nữ là những người đưa văn hóa vào cuộc sống cộng đồng.
Các cơ quan quản lí địa phương cần phải tăng cường cơng tác quản lý văn hóa bằng cách giám sát chặt chẽ các đám cưới diễn ra trên địa bàn, để từ đó xây dựng kế hoạch bảo tồn những giá trị trong phong tục cưới xin. Muốn triển khai được kế hoạch một cách có hiệu quả cần sự phối hợp của tất cả các tầng lớp từ lãnh đạo tới nhân dân, đặc biệt là tầng lớp già làng.
Đối với cộng đồng người Hà Nhì ở Ka Lăng
Để nâng cao nhận thức cho người dân trong việc phát huy các giá trị của phong tục cưới xin truyền thống thì những nét văn hóa truyền thống cần được đúc kết và xây dựng các biện pháp tuyên truyền cho cộng đồng. Việc tuyên truyền được thực hiện thông qua các phim ảnh, sách báo, truyền thanh, văn nghệ, thể thao, vận động bài trừ hủ tục, xây dựng nếp sống mới liên quan tới những vấn đề cưới xin truyền thống.
Hiện nay, văn hóa người Kinh đã và đang ngày càng ảnh hưởng tới đời sống nhân dân. Tuy nhiên những ảnh hưởng đó cũng mang lại những tác động tích cực. Chính vì vậy, người Hà Nhì tiếp nhận văn hóa người Kinh nhưng vẫn bảo lưu văn hóa của mình. Chẳng hạn, trong đám cưới cơ dâu mặc váy cưới hiện đại nhưng trong tất cả các nghi thức làm lí họ đều mặc trang phục dân tộc; bên cạnh đó thì cỗ cưới thay đổi, thêm một số món ăn để tăng tính đa dạng cho cỗ cưới…
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi mà đồng tiền hầu như đã chi phối mọi mặt của đời sống thì vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc là thực sự cần thiết và tìm được một giải pháp thích hợp là rất quan trọng. Để khắc phục những quan niệm đã hình thành từ bao đời nay và ăn sâu vào tiềm thức của từng thành viên là điều không dễ dàng.
Tiểu kết Chương 3
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của văn hóa Việt Nam, văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc đã và đang có những bước chuyển mình nhanh chóng cùng thời đại. Tuy sinh sống ở vùng rừng núi hiểm trở, biệt lập nhưng trong phong tục cưới xin của người Hà Nhì ở Ka Lăng ngày nay cũng đang có những biến đổi khơng nằm ngồi sự ảnh hưởng đó.
Đám cưới của người Hà Nhì ở Ka Lăng ngày nay đã có rất nhiều điểm thay đổi, so với một đám cưới truyền thống. Những biến đổi trong đám cưới của họ hiện nay, thường là: Việc đăng kí kết hơn theo quy định của luật pháp, đã được thực hiện khá phổ biến; Ảnh hưởng cưới xin của người Kinh (về cách
tổ chức đám cưới, thuê rạp, thuê nhạc, có thiếp mời mời khách, quay phim, chụp ảnh, cô dâu mặc váy cưới, chú rể mặc âu phục chứ không mặc trang phục truyền thống…); Việc ăn uống nhiều ngày, tảo hơn, thách cưới cao,... ngày càng ít dần;... Tuy vậy, nhìn chung, cưới xin của họ hiện nay vẫn bảo tồn được khá đậm đặc các yếu tố truyền thống.
KẾT LUẬN
Sinh sống ở xã giáp biên giới Việt – Trung, tuy gặp khơng ít khó khăn về đời sống, đi lại,... nhưng người hà Nhì ở Ka Lăng lại có ưu thế về bảo tồn văn hóa truyền thống tộc người. Cho đến nay, bản sắc văn hóa của họ vẫn được duy trì, bảo tồn khá tốt. Trong dó có phong tục cưới xin. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội nơi đây, chính là cơ sở quan trọng góp phần bảo tồn các phong tục truyền thống, trong đó có phong tục cưới xin.
Khung lý thuyết đươc xác định, trên cơ sở giới thiệu và phân tích các khái niệm cơng cụ liên quan đến luận văn: Tộc người, văn hóa tộc người, hơn
nhân, gia đình, cưới xin, phong tục cưới xin, biến đổi văn hóa,... Phong tục
cưới xin, cũng như văn hóa tộc người, nảy sinh và tồn tại trên cơ sở các đặc điểm kinh tế - xã hội, nơi chủ nhân của nó sinh sống. Quan điểm đó được tuyệt đối chú trọng trong suốt q trình hồn thành nghiên cứu này.
Phong tục cưới xin truyền thống của người Hà Nhì ở Ka Lăng có nhiều điểm khác đặc biệt, và vẫn được bảo lưu khá tốt cho đến tận hiện nay. Hệ thống các nghi thức cưới xin trước, trong và sau đám cưới, được bảo tồn khá nguyên vẹn. So với các dân tộc khác, đang sinh sống ở rẻo biên giới phía Bắc, hơn nhân, cưới xin của người Hà Nhì ở Ka Lăng, cũng cơ bản mang nặng dấu ấn phụ quyền. Điều đó thể hiện ở các nguyên tắc kết hơn (ngoại hơn dịng họ, nội hôn tộc người, sau đám cưới cư trú bên nhà chồng,...),; ở việc gả bán, thách cưới,... ; ở việc cha mẹ mới là người có quyền quyết định các cuộc hơn nhân, nghi thức cưới xin;... Tính ngun vẹn thể hiện ở sự nhất mực tuân thủ các chuẩn mực, mà cộng đồng đã thừa nhận, ở hầu hết các cuộc cưới xin trong cộng đồng. Tính ngun vẹn cịn thể hiện ở sự thống nhất, giữa Hà Nhì ở Ka Lăng, với Hà Nhì ở các xã khác, các địa phương khác, kể cả ở Bát Xát, Lào Cai (Ảnh hưởng niềm tin vào tuổi, số mệnh; cô dâu hát xin của cải mang về nhà chồng; Cô dâu phải tránh mặt, trốn trước khi được đón đưa về nhà chồng; Phù dâu ngủ lại với cô dâu, vài ngày sau cưới; Việc cưới xin là việc của cả bản, cả dòng họ,... và cả bản, cả dọng họ, có khi cả một vùng tham
gia;... Hôn nhân chỉ được thừa nhận, khi nó được thực hiện theo đúng hệ thống chuẩn mực đã được tục lệ cộng đồng quy định; …). Về mặt văn hóa tộc người, các nghi thức cưới xin của họ, là sinh hoạt văn hóa mang tính tổng hợp cao, thu hút được mọi người, mọi tầng lớp trong cộng đồng tham gia. Các thành tố của văn nghệ dân gian hòa quyện vào nhau, tạo nên bản sắc Hà Nhì riêng biệt. Lễ cưới của người Hà Nhì phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan đặc trưng của đồng bào vùng cao, giàu giá trị lích sử, và là các dữ liệu quý nghiên cứu về nguồn gốc và quá trình tộc người của cộng đồng Hà Nhì.
Về mặt xã hội, cưới xin của Người Hà Nhì ở Ka Lăng hiện nay cũng có những hạn chế: việc thách cưới, việc tổ chức ăn uống linh đình kéo dài gây tốn kém cho gia đình, vẫn cịn nhiều đám cưới tảo hơn,… Những hạn chế này, cần có thời gian để điều chỉnh khác phục, tạo điều kiện hồn thành thắng lợi cơng cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa mới hiện nay ở địa phương.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hóa xã hội, phong tục cưới xin Hà Nhì ở Ka Lăng cũng đang thay đổi. Sự thay đổi đó thể hiện ở nhận thức về hơn nhân, xây dựng gia đình; Ở ngun tắc kết hơn, tiêu chuẩn chọn bạn đời, chọn dâu rể; Ở việc đăng ký kết hơn trước khi tổ chức cưới; Ở việc đã có khá nhiều người kết hơn với người ngoại tộc; Ở việc sử dụng các thiết bị hiện đại trong đám cưới, mặc trang phục hiện đại; sử dụng đồ ăn uống công nghiệp trong cỗ cưới; Ở việc hát các bài hát cách mạng, những bài hát tình ca của thanh niên thời nay trong đám cưới;... Có những biến đổi đó là do trình đó dân trí được nâng cao; Các chính sách xã hội đã thâm nhập vào đời sống; Luật hơn nhân và gia đình đã được người dân thức nhận; giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa người Hà Nhì với các tộc người ngày càng mạnh mẽ; Và cuối cùng là do tác động rất mạnh mẽ từ hịa nhập, từ hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa, và kinh tế thị trường;...
Với cá nhân tác giả, khi thực hiện đề tài này đã gặp nhiều khó khăn nhất định. Đó là hạn chế trong việc tiếp cận cộng đồng, do Ka Lăng (Mường Tè, Lai Châu) cách nơi ở và làm việc của tác giả quá xa, khó tiếp cận; Đó là
rào cản ngôn ngữ giữa người nghiên cứu và đổi tượng nghiên cứu; Đó là việc rất hiếm dám cưới điễn ra trong quá trình nghiên cứu ở thực địa, nên buộc phải điều tra hồi cố;... Do vậy, để tìm hiểu về phong tục cưới xin truyền thống của người Hà Nhì, tác giả phải sử dụng các nguồn tư liệu thu thập qua những câu chuyện với nhân dân địa phương, kết hợp với nguồn tư liệu từ sách, báo và truyền thơng. Những khó khăn trên ít nhiều cũng ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu của đề tài này.
Không sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Tây Bắc song với sự ham muốn học hỏi và tìm hiểu, trải nghiệm về đất và người Tây Bắc đã thôi thúc tác giả thực hiện đề tài này. Phong tục cưới xin của người Hà Nhì chỉ là một khía cạnh nhỏ trong tổng thể chỉnh thể văn hóa hơn hai mươi dân tộc ở Tây Bắc. Sau khi hồn thành chương trinh Thạc sĩ, nếu có điều kiện được tiếp tục học tập, tôi luôn dành cho việc nghiên cứu sâu văn hóa của người Hà Nhì nói riêng và văn hóa vùng Tây Bắc nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vi Văn An (1996), “Về hơn nhân gia đình của người Thái ở miền tây Nghệ An”, Tạp chí Dân tộc học, số 2, tr. 33-36.
2. Vũ Thị Kim Anh (2011), Tục lệ cưới xin của người Mường ở xã Tân Mỹ,
huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Đại
học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
3. Lò Ngọc Biên, Bùi Quốc Khánh (đồng chủ biên) (2008), Tập quán quản lý và
khai thác rừng, đất rừng, nguồn nước của dân tộc Hà Nhì ở Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội.
4. Trần Bình (1988), “Một số vấn đề về quan hệ hôn nhân Xinh Mun – Thái”, Tạp chí Dân tộc học, số 4.
5. Trần Bình (2001), Tập quán hoạt động kinh tế của một số dân tộc ở Tây Bắc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
6. Trần Bình (2005), “Một số vấn đề về thủ cơng gia đình của người Hà Nhì”,